Ngày 2/7 vừa qua, Lầu Năm góc chính thức thông báo cho Công ty Boeing về hợp đồng mua hàng trị giá 101,4 triệu USD, để mua một lô động cơ F110-GE-129 lắp cho máy bay chiến đấu F-15EX; số máy bay này sẽ chính thức được đưa vào biên chế của Không quân Mỹ vào ngày 30/11/2022. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.Việc Boeing nâng cấp toàn diện F-15 lên phiên bản F-15EX không chỉ nhằm trang bị cho không quân Mỹ, mà còn hướng tới thị trường Ấn Độ; ngay từ năm 2019, người phụ trách Boeing đã nói trong một cuộc họp báo rằng, Boeing đã cân nhắc việc bán F-15EX cho Ấn Độ. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.Đồng thời người phụ trách Boeing cũng tiết lộ rằng, nếu điều kiện cho phép, Boeing có thể chuyển giao công nghệ và vật liệu liên quan cho Ấn Độ, để Ấn Độ sản xuất; giống như trực thăng vũ trang AH-64D trước đây, với số lượng lên tới 114 chiếc F-15EX. Ảnh: Trực thăng AH-64D của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Hiện nay Không quân Mỹ đã quyết định trang bị thêm 144 tiêm kích F-15EX, để bù đắp việc thiếu hỏa lực, do không đủ số lượng máy bay chiến đấu F-22A, đã ngừng sản xuất từ năm 2011. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.Sẽ có khoảng 250 đơn đặt hàng để sản xuất máy bay chiến đấu hạng nặng F-15EX, đủ để lấp "khoảng trống" trong khi chờ máy bay thế hệ thứ sáu đưa vào biên chế (ước chừng 40 năm nữa); đồng thời tạo thế cân bằng với hãng Lockheed Martin. Hơn nữa, để tạo đà giúp Boeing giành được thị trường Ấn Độ, Mỹ cũng đã tiêu tốn rất nhiều "công sức", để "vận động hành lang" với Chính phủ Ấn Độ. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.Để "động viên" Ấn Độ mua chiến đấu cơ hạng nặng F-15EX, Mỹ đã đưa ra mức giá "hấp dẫn", chỉ 56 triệu USD một chiếc; mức giá này gần bằng giá mua F-15EX của Không quân Mỹ. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.Mặc dù sản xuất máy bay chiến đấu, nhưng Boeing không chế tạo động cơ cho loại máy bay này và Ấn Độ có thể lựa chọn một trong hai loại động cơ nổi tiếng của Mỹ; nếu Ấn Độ không muốn lắp động cơ F110-GE-129, thì có thể chọn động cơ F100-PW-229 của Pratt & Whitney và Boeing đều sẵn sàng đáp ứng. Ảnh: Động cơ F100-PW-229 - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên, nếu Ấn Độ chọn động cơ của Pratt & Whitney lắp trên F-15EX, thì Ấn Độ phải trả tiền bằng kinh phí riêng của mình. Boeing cho biết, việc thử nghiệm F-15EX có thể được tiến hành "đồng thời" với sản xuất. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.Tổng số tiền mà Lầu Năm góc đã trao cho hợp đồng mua chiến đấu cơ F-15EX là 6,8 tỷ USD, bao gồm máy bay và một số lượng vũ khí và phụ tùng nhất định; có thể nói đây là giá khá tốt cho một loại chiến đấu cơ hạng nặng, đã được khẳng định chất lượng qua thời gian. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.Rõ ràng việc Mỹ "dỗ" Ấn Độ mua 114 máy bay chiến đấu F-15EX, để trả đũa vụ bị Dassault của Pháp loại khỏi gói thầu mua máy bay chiến đấu đa nhiệm tầm trung của chính phủ Ấn Độ năm 2011. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.Trong gói thầu năm 2011, Ấn Độ đã chi 7,8 tỷ euro để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale và giá mua một chiếc Rafale đạt 250 triệu USD, đắt hơn 5 lần so với việc mua máy bay chiến đấu Su-30MKI từ Nga (chỉ 50 triệu USD). Ảnh: Rafale trong một buổi trình diễn; Nguồn: Defense Update.So Rafale và Su-30MKI, hiệu suất chiến đấu tổng thể của máy bay chiến đấu F-15EX vượt trội so với cả hai loại chiến đấu cơ trên. Cho dù đó là hệ thống điện tử hàng không, hệ thống vũ khí và động cơ, F-15EX vượt trội rất nhiều. Ảnh: Rafale thực hành phóng tên lửa; Nguồn: defense.gouv.fr.Điều quan trọng nhất là F-15EX có thể mang 22 tên lửa không đối không ở chế độ đầy tải và có thể liên kết dữ liệu với máy bay chiến đấu F-35A và F-22A theo thời gian thực. Đây là tính năng không phải loại máy bay chiến đấu nào của Mỹ cũng có được. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX và số vũ khí có thể sử dụng - Nguồn: Boeing.Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia quân sự ở Ấn Độ, không có khả năng Ấn Độ sẽ mua máy bay chiến đấu F-15EX; mặc dù hiệu suất chiến đấu của máy bay chiến đấu này rất tốt, nhưng Không quân Ấn Độ chú trọng hơn đến hệ thống vũ khí mà máy bay chiến đấu có thể mang theo. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.Lý do tại sao Ấn Độ sẽ chi rất nhiều tiền để mua máy bay chiến đấu Dassault của Pháp, vì Nga và Mỹ đều không tiết lộ mã nguồn của máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, để nâng cấp máy bay trong tương lai. Chỉ có Pháp mới đồng ý cung cấp dữ liệu mã nguồn của máy bay và tên lửa, và đây là điểm hấp dẫn nhất đối với Ấn Độ. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh trong lễ bàn giao chiếc Rafale đầu tiên vào tháng 10/2019 - Nguồn: AFP.Nhưng theo giới quân sự, chính khả năng liên quan đến tên lửa ASMP-A và khả năng tấn công hạt nhân của dòng chiến đấu cơ này mới là nguyên nhân khiến Ấn Độ chấp nhận mua Rafale với số tiền đắt gấp 3 lần tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Rafale chính là hiện thực hóa giấc mơ của Ấn Độ, về khả năng tiến công hạt nhân tầm xa; do vậy F-15EX có tính năng vượt trội, nhưng Mỹ khó có thể "dụ" được Ấn Độ mua loại chiến đấu cơ tối tân này. Ảnh: Tên lửa hành trình tiến công mặt đất ASMP-A lắp trên máy bay Rafale - Nguồn: Sina. Video Sức mạnh máy bay tiêm kích F-15 Eagle - Nguồn: QPVN
Ngày 2/7 vừa qua, Lầu Năm góc chính thức thông báo cho Công ty Boeing về hợp đồng mua hàng trị giá 101,4 triệu USD, để mua một lô động cơ F110-GE-129 lắp cho máy bay chiến đấu F-15EX; số máy bay này sẽ chính thức được đưa vào biên chế của Không quân Mỹ vào ngày 30/11/2022. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.
Việc Boeing nâng cấp toàn diện F-15 lên phiên bản F-15EX không chỉ nhằm trang bị cho không quân Mỹ, mà còn hướng tới thị trường Ấn Độ; ngay từ năm 2019, người phụ trách Boeing đã nói trong một cuộc họp báo rằng, Boeing đã cân nhắc việc bán F-15EX cho Ấn Độ. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.
Đồng thời người phụ trách Boeing cũng tiết lộ rằng, nếu điều kiện cho phép, Boeing có thể chuyển giao công nghệ và vật liệu liên quan cho Ấn Độ, để Ấn Độ sản xuất; giống như trực thăng vũ trang AH-64D trước đây, với số lượng lên tới 114 chiếc F-15EX. Ảnh: Trực thăng AH-64D của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay Không quân Mỹ đã quyết định trang bị thêm 144 tiêm kích F-15EX, để bù đắp việc thiếu hỏa lực, do không đủ số lượng máy bay chiến đấu F-22A, đã ngừng sản xuất từ năm 2011. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.
Sẽ có khoảng 250 đơn đặt hàng để sản xuất máy bay chiến đấu hạng nặng F-15EX, đủ để lấp "khoảng trống" trong khi chờ máy bay thế hệ thứ sáu đưa vào biên chế (ước chừng 40 năm nữa); đồng thời tạo thế cân bằng với hãng Lockheed Martin. Hơn nữa, để tạo đà giúp Boeing giành được thị trường Ấn Độ, Mỹ cũng đã tiêu tốn rất nhiều "công sức", để "vận động hành lang" với Chính phủ Ấn Độ. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.
Để "động viên" Ấn Độ mua chiến đấu cơ hạng nặng F-15EX, Mỹ đã đưa ra mức giá "hấp dẫn", chỉ 56 triệu USD một chiếc; mức giá này gần bằng giá mua F-15EX của Không quân Mỹ. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.
Mặc dù sản xuất máy bay chiến đấu, nhưng Boeing không chế tạo động cơ cho loại máy bay này và Ấn Độ có thể lựa chọn một trong hai loại động cơ nổi tiếng của Mỹ; nếu Ấn Độ không muốn lắp động cơ F110-GE-129, thì có thể chọn động cơ F100-PW-229 của Pratt & Whitney và Boeing đều sẵn sàng đáp ứng. Ảnh: Động cơ F100-PW-229 - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên, nếu Ấn Độ chọn động cơ của Pratt & Whitney lắp trên F-15EX, thì Ấn Độ phải trả tiền bằng kinh phí riêng của mình. Boeing cho biết, việc thử nghiệm F-15EX có thể được tiến hành "đồng thời" với sản xuất. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.
Tổng số tiền mà Lầu Năm góc đã trao cho hợp đồng mua chiến đấu cơ F-15EX là 6,8 tỷ USD, bao gồm máy bay và một số lượng vũ khí và phụ tùng nhất định; có thể nói đây là giá khá tốt cho một loại chiến đấu cơ hạng nặng, đã được khẳng định chất lượng qua thời gian. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.
Rõ ràng việc Mỹ "dỗ" Ấn Độ mua 114 máy bay chiến đấu F-15EX, để trả đũa vụ bị Dassault của Pháp loại khỏi gói thầu mua máy bay chiến đấu đa nhiệm tầm trung của chính phủ Ấn Độ năm 2011. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.
Trong gói thầu năm 2011, Ấn Độ đã chi 7,8 tỷ euro để mua 36 máy bay chiến đấu Rafale và giá mua một chiếc Rafale đạt 250 triệu USD, đắt hơn 5 lần so với việc mua máy bay chiến đấu Su-30MKI từ Nga (chỉ 50 triệu USD). Ảnh: Rafale trong một buổi trình diễn; Nguồn: Defense Update.
So Rafale và Su-30MKI, hiệu suất chiến đấu tổng thể của máy bay chiến đấu F-15EX vượt trội so với cả hai loại chiến đấu cơ trên. Cho dù đó là hệ thống điện tử hàng không, hệ thống vũ khí và động cơ, F-15EX vượt trội rất nhiều. Ảnh: Rafale thực hành phóng tên lửa; Nguồn: defense.gouv.fr.
Điều quan trọng nhất là F-15EX có thể mang 22 tên lửa không đối không ở chế độ đầy tải và có thể liên kết dữ liệu với máy bay chiến đấu F-35A và F-22A theo thời gian thực. Đây là tính năng không phải loại máy bay chiến đấu nào của Mỹ cũng có được. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX và số vũ khí có thể sử dụng - Nguồn: Boeing.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia quân sự ở Ấn Độ, không có khả năng Ấn Độ sẽ mua máy bay chiến đấu F-15EX; mặc dù hiệu suất chiến đấu của máy bay chiến đấu này rất tốt, nhưng Không quân Ấn Độ chú trọng hơn đến hệ thống vũ khí mà máy bay chiến đấu có thể mang theo. Ảnh: Đồ họa máy bay F-15EX - Nguồn: Boeing.
Lý do tại sao Ấn Độ sẽ chi rất nhiều tiền để mua máy bay chiến đấu Dassault của Pháp, vì Nga và Mỹ đều không tiết lộ mã nguồn của máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, để nâng cấp máy bay trong tương lai. Chỉ có Pháp mới đồng ý cung cấp dữ liệu mã nguồn của máy bay và tên lửa, và đây là điểm hấp dẫn nhất đối với Ấn Độ. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh trong lễ bàn giao chiếc Rafale đầu tiên vào tháng 10/2019 - Nguồn: AFP.
Nhưng theo giới quân sự, chính khả năng liên quan đến tên lửa ASMP-A và khả năng tấn công hạt nhân của dòng chiến đấu cơ này mới là nguyên nhân khiến Ấn Độ chấp nhận mua Rafale với số tiền đắt gấp 3 lần tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Rafale chính là hiện thực hóa giấc mơ của Ấn Độ, về khả năng tiến công hạt nhân tầm xa; do vậy F-15EX có tính năng vượt trội, nhưng Mỹ khó có thể "dụ" được Ấn Độ mua loại chiến đấu cơ tối tân này. Ảnh: Tên lửa hành trình tiến công mặt đất ASMP-A lắp trên máy bay Rafale - Nguồn: Sina.
Video Sức mạnh máy bay tiêm kích F-15 Eagle - Nguồn: QPVN