Theo trang Avia-pro, đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi Iran triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Bavar-373 của mình ở Syria. Kể từ đó, các máy bay chiến đấu của Israel chưa tấn công thêm bất cứ mục tiêu nào.Bất chấp hệ thống phòng không Iran thua kém rất nhiều so với S-400 Triumf của Nga (cho dù tại Tehran chúng được gọi là sở hữu tính năng tương tự), cho đến nay Bavar-373 đã chứng tỏ hiệu quả cao hơn nhiều so với Triumf.Các chuyên gia chú ý đến một số yếu tố quan trọng đó là cho đến nay khả năng của các hệ thống phòng không Iran vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, điều này đòi hỏi Israel phải phát triển một khái niệm mới để chống lại vũ khí trên.Hơn nữa nếu trước đó Nga đã ký thỏa thuận với Israel ở một mức độ nào đó, đơn giản là không can thiệp vào các cuộc không kích trên đất Syria, thì Iran sẽ không đứng yên quan sát và sẽ tấn công máy bay Israel ngay cả khi chúng ở ngoài không phận Syria.Yếu tố quyết định theo nhận xét là không giống như radar S-300 của Syria, radar của Bavar-373 không do Quân đội Nga kiểm soát, điều này cho phép Tehran theo dõi các mục tiêu đang tiếp cận một cách độc lập.Thậm chí còn có rất nhiều nhận xét cho rằng vì có thỏa thuận tránh xâm phạm lẫn nhau ký với Israel mà các hệ thống phòng không Nga sẽ “làm ngơ” cho tiêm kích Israel hoạt động, miễn là không gây hại cho họ.Chưa dừng lại đó, giới phân tích còn cho rằng Moskva đã cung cấp cho Tel Aviv mã nguồn các tổ hợp phòng không S-300 xuất khẩu để đổi lấy công nghệ máy bay không người lái, từ đó Israel dễ dàng qua mặt S-300 của cả Syria lẫn Iran.Điều này đã được chứng minh thông qua việc đại diện Bộ Quốc phòng Syria từng tuyên bố có ý định mua tổ hợp HQ-9 của Trung Quốc vì “mất niềm tin” vào S-300.Các nhà phân tích cho rằng Israel chắc chắn sẽ thực hiện một cuộc tấn công trong tương lai, tuy nhiên họ sẽ phải thực hiện rất cẩn thận và có thể là từ khoảng cách ngoài tầm với của hệ thống phòng không của Iran.Mặc dù vậy, trong trường hợp này tổ hợp Bavar-373 vẫn đủ sức tấn công tiêm kích F-16 Israel trên đường tới căn cứ của họ, tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cao cho đối phương.Ngoài ra cần lưu ý thêm, trong suốt thời gian từ khi ra đời đến nay đã hơn 40 năm nhưng S-300 (và cả hậu duệ của nó là S-400 Triumf) chưa từng lập chiến công nào trong thực chiến.Các mục tiêu mà S-300/400 bắn hạ đầu là đối tượng mô phỏng do chính Nga chế tạo có tính năng kỹ chiến thuật đã được biết trước, còn khi đối đầu vũ khí thực sự lại là chuyện khác.Bên cạnh đó tư duy thiết kế của S-300 đã lạc hậu, nó không có khả năng tấn công mục tiêu bay thấp lợi dụng địa hình địa vật như cách mà tiêm kích Israel vẫn thực hiện.Nếu S-300 phát sóng thì khả năng cao nó sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức bởi máy bay không người lái cảm tử Harpy hoặc Harop tương tự như tổ hợp S-300PS của Armenia gần đây.
Theo trang Avia-pro, đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi Iran triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Bavar-373 của mình ở Syria. Kể từ đó, các máy bay chiến đấu của Israel chưa tấn công thêm bất cứ mục tiêu nào.
Bất chấp hệ thống phòng không Iran thua kém rất nhiều so với S-400 Triumf của Nga (cho dù tại Tehran chúng được gọi là sở hữu tính năng tương tự), cho đến nay Bavar-373 đã chứng tỏ hiệu quả cao hơn nhiều so với Triumf.
Các chuyên gia chú ý đến một số yếu tố quan trọng đó là cho đến nay khả năng của các hệ thống phòng không Iran vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, điều này đòi hỏi Israel phải phát triển một khái niệm mới để chống lại vũ khí trên.
Hơn nữa nếu trước đó Nga đã ký thỏa thuận với Israel ở một mức độ nào đó, đơn giản là không can thiệp vào các cuộc không kích trên đất Syria, thì Iran sẽ không đứng yên quan sát và sẽ tấn công máy bay Israel ngay cả khi chúng ở ngoài không phận Syria.
Yếu tố quyết định theo nhận xét là không giống như radar S-300 của Syria, radar của Bavar-373 không do Quân đội Nga kiểm soát, điều này cho phép Tehran theo dõi các mục tiêu đang tiếp cận một cách độc lập.
Thậm chí còn có rất nhiều nhận xét cho rằng vì có thỏa thuận tránh xâm phạm lẫn nhau ký với Israel mà các hệ thống phòng không Nga sẽ “làm ngơ” cho tiêm kích Israel hoạt động, miễn là không gây hại cho họ.
Chưa dừng lại đó, giới phân tích còn cho rằng Moskva đã cung cấp cho Tel Aviv mã nguồn các tổ hợp phòng không S-300 xuất khẩu để đổi lấy công nghệ máy bay không người lái, từ đó Israel dễ dàng qua mặt S-300 của cả Syria lẫn Iran.
Điều này đã được chứng minh thông qua việc đại diện Bộ Quốc phòng Syria từng tuyên bố có ý định mua tổ hợp HQ-9 của Trung Quốc vì “mất niềm tin” vào S-300.
Các nhà phân tích cho rằng Israel chắc chắn sẽ thực hiện một cuộc tấn công trong tương lai, tuy nhiên họ sẽ phải thực hiện rất cẩn thận và có thể là từ khoảng cách ngoài tầm với của hệ thống phòng không của Iran.
Mặc dù vậy, trong trường hợp này tổ hợp Bavar-373 vẫn đủ sức tấn công tiêm kích F-16 Israel trên đường tới căn cứ của họ, tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cao cho đối phương.
Ngoài ra cần lưu ý thêm, trong suốt thời gian từ khi ra đời đến nay đã hơn 40 năm nhưng S-300 (và cả hậu duệ của nó là S-400 Triumf) chưa từng lập chiến công nào trong thực chiến.
Các mục tiêu mà S-300/400 bắn hạ đầu là đối tượng mô phỏng do chính Nga chế tạo có tính năng kỹ chiến thuật đã được biết trước, còn khi đối đầu vũ khí thực sự lại là chuyện khác.
Bên cạnh đó tư duy thiết kế của S-300 đã lạc hậu, nó không có khả năng tấn công mục tiêu bay thấp lợi dụng địa hình địa vật như cách mà tiêm kích Israel vẫn thực hiện.
Nếu S-300 phát sóng thì khả năng cao nó sẽ bị tiêu diệt ngay lập tức bởi máy bay không người lái cảm tử Harpy hoặc Harop tương tự như tổ hợp S-300PS của Armenia gần đây.