Vào cuối tháng 12/2019 đã xuất hiện thông tin cho biết Iran vừa bí mật triển khai một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa nội địa Bavar 373 tới căn cứ không quân T4 trên đất Syria.Sân bay quân sự trên chính là đại bản doanh của lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đóng trên đất Syria, vì vậy địa điểm này thường xuyên hứng chịu đòn tấn công từ máy bay chiến đấu của Israel.Thực tế trên khiến Iran cảm thấy không yên tâm khi phó mặc số phận binh lính nước mình cho các hệ thống Pantsir-S1 của Syria vốn rất nhiều lần bị tiêm kích Israel qua mặt.Bên cạnh đó, phía Iran cho rằng các hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga cũng như S-300PMU-2 Favorit của Syria vẫn bị Nga khống chế để không gây hại cho tiêm kích Israel.Về tính năng của tổ hợp Bavar 373, Iran tiết lộ vũ khí này là bản lai ghép giữa S-300 và S-400 của Nga, có kết hợp với một số công nghệ tham khảo từ Patriot của Mỹ.Iran khẳng định rằng tên lửa Bavar 373 thậm chí còn có nhiều tính năng ưu việt hơn S-400 khi được tối ưu hóa cho việc đánh chặn mục tiêu tàng hình, sẽ là vũ khí tốt nhất để đánh chặn F-35I Adir.Tuy nhiên bất chấp những lời tuyên bố rất "đao to búa lớn" từ phía Iran, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa này chưa một lần thể hiện được năng lực như quảng cáo.Thất bại đầu tiên của Bavar 373 là khi tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle của Mỹ tiến hành loạt vụ tấn công trả đũa vào các căn cứ Iran trên đất Syria và gây thiệt hại tương đối nặng nề.Khi đó Iran lên tiếng bào chữa rằng hệ thống Bavar 373 của họ chưa được lắp đặt hoàn chỉnh và kíp trắc thủ chưa bước vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu.Nhưng diễn biến mới đã tới vào đêm 14-1, khi không quân Israel điều động 2 tiêm kích F-16I Sufa thực hiện cuộc tấn công vào thẳng sân bay quân sự T4.Theo báo cáo, tên lửa được phóng đi từ những chiếc F-16I này đã đánh trúng một số mục tiêu mặt đất và gây thiệt hại, phòng không Syria đã thất bại trong việc ngăn chặn chúng.Nhưng chi tiết đáng quan tâm hơn đó là hệ thống phòng không Bavar 373 của Iran một lần nữa lại bất động, lần này chưa rõ Tehran sẽ bào chữa ra sao cho vũ khí của mình.Việc hệ thống phòng không đình đám Bavar 373 của Iran liên tục "mất hút" khi tiêm kích đối phương tấn công khiến nó bị nhận xét rằng "vô dụng chẳng khác gì S-400".Điều này thực chất cũng không có gì ngạc nhiên khi Iran có truyền thống "nói quá" về tính năng vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự do mình chế tạo.Trước màn thể hiện gây thất vọng của hệ thống phòng không Bavar 373, có lẽ Tehran sẽ cần phải nhanh chóng hoàn tất thương vụ mua tổ hợp S-400 Triumf của Nga để triển khai bảo vệ những mục tiêu trọng yếu.
Vào cuối tháng 12/2019 đã xuất hiện thông tin cho biết Iran vừa bí mật triển khai một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa nội địa Bavar 373 tới căn cứ không quân T4 trên đất Syria.
Sân bay quân sự trên chính là đại bản doanh của lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đóng trên đất Syria, vì vậy địa điểm này thường xuyên hứng chịu đòn tấn công từ máy bay chiến đấu của Israel.
Thực tế trên khiến Iran cảm thấy không yên tâm khi phó mặc số phận binh lính nước mình cho các hệ thống Pantsir-S1 của Syria vốn rất nhiều lần bị tiêm kích Israel qua mặt.
Bên cạnh đó, phía Iran cho rằng các hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf của Nga cũng như S-300PMU-2 Favorit của Syria vẫn bị Nga khống chế để không gây hại cho tiêm kích Israel.
Về tính năng của tổ hợp Bavar 373, Iran tiết lộ vũ khí này là bản lai ghép giữa S-300 và S-400 của Nga, có kết hợp với một số công nghệ tham khảo từ Patriot của Mỹ.
Iran khẳng định rằng tên lửa Bavar 373 thậm chí còn có nhiều tính năng ưu việt hơn S-400 khi được tối ưu hóa cho việc đánh chặn mục tiêu tàng hình, sẽ là vũ khí tốt nhất để đánh chặn F-35I Adir.
Tuy nhiên bất chấp những lời tuyên bố rất "đao to búa lớn" từ phía Iran, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa này chưa một lần thể hiện được năng lực như quảng cáo.
Thất bại đầu tiên của Bavar 373 là khi tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle của Mỹ tiến hành loạt vụ tấn công trả đũa vào các căn cứ Iran trên đất Syria và gây thiệt hại tương đối nặng nề.
Khi đó Iran lên tiếng bào chữa rằng hệ thống Bavar 373 của họ chưa được lắp đặt hoàn chỉnh và kíp trắc thủ chưa bước vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Nhưng diễn biến mới đã tới vào đêm 14-1, khi không quân Israel điều động 2 tiêm kích F-16I Sufa thực hiện cuộc tấn công vào thẳng sân bay quân sự T4.
Theo báo cáo, tên lửa được phóng đi từ những chiếc F-16I này đã đánh trúng một số mục tiêu mặt đất và gây thiệt hại, phòng không Syria đã thất bại trong việc ngăn chặn chúng.
Nhưng chi tiết đáng quan tâm hơn đó là hệ thống phòng không Bavar 373 của Iran một lần nữa lại bất động, lần này chưa rõ Tehran sẽ bào chữa ra sao cho vũ khí của mình.
Việc hệ thống phòng không đình đám Bavar 373 của Iran liên tục "mất hút" khi tiêm kích đối phương tấn công khiến nó bị nhận xét rằng "vô dụng chẳng khác gì S-400".
Điều này thực chất cũng không có gì ngạc nhiên khi Iran có truyền thống "nói quá" về tính năng vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự do mình chế tạo.
Trước màn thể hiện gây thất vọng của hệ thống phòng không Bavar 373, có lẽ Tehran sẽ cần phải nhanh chóng hoàn tất thương vụ mua tổ hợp S-400 Triumf của Nga để triển khai bảo vệ những mục tiêu trọng yếu.