Theo thông tin mới nhất được Janes đăng tải, Philippines đang tính tới chuyện mua thêm các máy bay trinh sát - cường kích hạng nhẹ OV-10 Brocon để tăng cường cho khả năng tác chiến chống du kích của nước này trong tương lai. Nguồn ảnh: Janes.Không rõ học thuyết chống chiến tranh du kích của Philippines có gì đặc biệt, tuy nhiên việc sử dụng các loại máy bay cường kích hạng nhẹ vốn đã ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước là điều khá kỳ lạ và khiến nhiều chuyên gia phải đặt ra dấu hỏi lớn. Nguồn ảnh: Janes.Trong cuộc chiến chống khủng bố vừa diễn ra ở Marawi cách đây ít lâu, các máy bay OV-10 của Philippines thậm chí còn đánh bom nhầm vào vị trí của quân mình. Tuy nhiên, trong lần mua sắm vũ khí tăng cường lần này, OV-10 vẫn tiếp tục được quân đội Philippines tin dùng. Nguồn ảnh: Siubeme.Đây là loại máy bay hai chỗ ngồi, sử dụng 2 động cơ cánh quạt loại Garrett T76-G-10/12. Máy bay có chiều dài 12,67 mét, sải cánh cộng 12,19 mét, diện tích mặt cánh đạt 27,03 mét và có trọng lượng rỗng chỉ là 3,1 tấn. Nguồn ảnh: Flycost.Trọng lượng cất cánh tối đa của cường kích OV-10 vào khoảng 6,5 tấn. Máy bay có thể bay với tốc độ tối đa chỉ khoảng 452 km/h, tầm hoạt động tối đa 927 km tương đương với khoảng 2 tiếng vận hành và có trần bay 7300 mét. Nguồn ảnh: Visualmedia.OV-10 được trang bị 4 khẩu súng máy loại M60C cỡ nòng 7,62x51mm và 7 giá treo cứng tổng cộng. Tối đa, OV-10 có thể mang được 7 hoặc 19 ống phóng pháo phản lực hoặc tên lửa AIM-9 hoặc bom nặng tới 500 lb (227 kg). Nguồn ảnh: Samuel.Hiện tại trên thế giới chỉ còn đúng hai quốc gia sử dụng loại máy bay này vào nhiệm vụ cường kích và tuần thám trên không đó là Mỹ và Philippines. Tổng cộng từ năm 1991 tới nay, Philippines đã nhận 24 chiếc OV-10 từ phía Mỹ và 8 chiếc khác từ phía Thái Lan. Nguồn ảnh: Airforce.Trước đó, trong quá khứ không quân Thái Lan, Indonesia, Colombia, Venezuela, Ma-rốc,... cũng từng sử dụng loại cường kích tuần thám này trong biên chế của mình nhưng tất cả đều đã được cho về hưu. Nguồn ảnh: Strix.Hiện tại, đây là một trong số ít những loại máy bay cánh quạt còn làm nhiệm vụ tham chiến trong Không quân Mỹ cũng như trên thế giới. Nguồn ảnh: Study. Mời độc giả xem Video: Cường kích cơ cổ lỗ sĩ Cessna A37.
Theo thông tin mới nhất được Janes đăng tải, Philippines đang tính tới chuyện mua thêm các máy bay trinh sát - cường kích hạng nhẹ OV-10 Brocon để tăng cường cho khả năng tác chiến chống du kích của nước này trong tương lai. Nguồn ảnh: Janes.
Không rõ học thuyết chống chiến tranh du kích của Philippines có gì đặc biệt, tuy nhiên việc sử dụng các loại máy bay cường kích hạng nhẹ vốn đã ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước là điều khá kỳ lạ và khiến nhiều chuyên gia phải đặt ra dấu hỏi lớn. Nguồn ảnh: Janes.
Trong cuộc chiến chống khủng bố vừa diễn ra ở Marawi cách đây ít lâu, các máy bay OV-10 của Philippines thậm chí còn đánh bom nhầm vào vị trí của quân mình. Tuy nhiên, trong lần mua sắm vũ khí tăng cường lần này, OV-10 vẫn tiếp tục được quân đội Philippines tin dùng. Nguồn ảnh: Siubeme.
Đây là loại máy bay hai chỗ ngồi, sử dụng 2 động cơ cánh quạt loại Garrett T76-G-10/12. Máy bay có chiều dài 12,67 mét, sải cánh cộng 12,19 mét, diện tích mặt cánh đạt 27,03 mét và có trọng lượng rỗng chỉ là 3,1 tấn. Nguồn ảnh: Flycost.
Trọng lượng cất cánh tối đa của cường kích OV-10 vào khoảng 6,5 tấn. Máy bay có thể bay với tốc độ tối đa chỉ khoảng 452 km/h, tầm hoạt động tối đa 927 km tương đương với khoảng 2 tiếng vận hành và có trần bay 7300 mét. Nguồn ảnh: Visualmedia.
OV-10 được trang bị 4 khẩu súng máy loại M60C cỡ nòng 7,62x51mm và 7 giá treo cứng tổng cộng. Tối đa, OV-10 có thể mang được 7 hoặc 19 ống phóng pháo phản lực hoặc tên lửa AIM-9 hoặc bom nặng tới 500 lb (227 kg). Nguồn ảnh: Samuel.
Hiện tại trên thế giới chỉ còn đúng hai quốc gia sử dụng loại máy bay này vào nhiệm vụ cường kích và tuần thám trên không đó là Mỹ và Philippines. Tổng cộng từ năm 1991 tới nay, Philippines đã nhận 24 chiếc OV-10 từ phía Mỹ và 8 chiếc khác từ phía Thái Lan. Nguồn ảnh: Airforce.
Trước đó, trong quá khứ không quân Thái Lan, Indonesia, Colombia, Venezuela, Ma-rốc,... cũng từng sử dụng loại cường kích tuần thám này trong biên chế của mình nhưng tất cả đều đã được cho về hưu. Nguồn ảnh: Strix.
Hiện tại, đây là một trong số ít những loại máy bay cánh quạt còn làm nhiệm vụ tham chiến trong Không quân Mỹ cũng như trên thế giới. Nguồn ảnh: Study.
Mời độc giả xem Video: Cường kích cơ cổ lỗ sĩ Cessna A37.