Tạp chí Air & Space của Mỹ đã đăng tải câu chuyện về một phi công Ukraine điều khiển máy bay chiến đấu Su-27, người đã có cơ hội bắn hạ máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga vào năm 2014.Sau khi Liên Xô tan rã, không quân Ukraine được kế thừa nhiều máy bay chiến đấu Su-27, loại tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng này vẫn bảo vệ không phận của đất nước.Trong những năm độc lập, 5 chiếc Su-27 của Ukraine bị tai nạn mất tích, bên cạnh đó 9 chiếc khác được bán ra nước ngoài, bao gồm cả xuất khẩu sang Mỹ phục vụ huấn luyện đối kháng.Ngoài ra trong số những máy bay chiến đấu còn trong danh sách, như các nhà báo Mỹ viết, đã xảy ra tình trạng "ăn thịt đồng loại" - khi máy bay cũ trở thành nguồn cung cấp phụ tùng thay thế.Vào năm 2014, khi một cuộc xung đột vũ trang bắt đầu ở Đông Nam Ukraine, không quân nước này chỉ có vỏn vẹn 19 chiếc tiêm kích Su-27 còn khả năng hoạt động.Mới đây cựu chỉ huy của lữ đoàn hàng không Galich 831 - Đại tá nghỉ hưu Dmitry Fisher đã chia sẻ với truyền thông Mỹ câu chuyện về việc năm 2014 ông đã đánh chặn một máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga ở phía nam Donetsk như thế nào.“Tôi không đến gần anh ấy, nhưng giữ ở khoảng cách trong tầm nhìn. Theo hệ thống trên máy bay của tôi, phi công lái chiếc Il-20 đã xâm phạm không phận của chúng tôi"."Tôi đã khóa mục tiêu vào chiếc máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga và có thể bắn tên lửa, nhưng nhận được lệnh nghiêm ngặt là tuyệt đối không được sử dụng vũ khí"."Việc làm trên là không đáng và cần phải cố né tránh, bởi sau tất cả, người Nga có thể sử dụng điều này như một cái cớ để phát động cuộc chiến tranh toàn diện", Đại tá Fischer nói thêm.Ngoài ra đây không phải là trường hợp đe dọa duy nhất, ông Fischer nói. Một số lần quân đội Ukraine đã theo dõi các máy bay chiến đấu của Nga ngay trên lãnh thổ Liên bang Nga, cựu phi công lưu ý.Vị chỉ huy không quân Ukraine tin rằng sự hiện diện của các máy bay chiến đấu Su-27 của họ đã kìm hãm các hành động từ phía Nga ở một mức độ nào đó, không quá nhiều nhưng đủ để Moskva phải cân nhắc thật kỹ trước khi hành động.Theo Defense Express, Su-27 vẫn là chiến đấu cơ chủ lực của không quân Ukraine. Với việc bổ sung các công nghệ phương Tây, nó sẽ phục vụ đất nước của họ trong một thời gian dài, các tác giả của ấn phẩm tin tưởng.Tuy vậy hiện tại ở Ukraine đã xuất hiện tiếng nói cho rằng cần phải nhanh chóng loại bỏ các chiến đấu cơ cũ kỹ có từ thời Liên Xô để chuyển sang sử dụng tiêm kích theo tiêu chuẩn phương Tây, nhất là khi thời hạn sử dụng của những chiếc Su-27 đã sắp hết.Nhưng vấn đề nan giải nhất đối với không quân Ukraine chính là kinh phí, khi các ứng viên thay thế như JAS 39 Gripen của Thụy Điển hay F-16 Block 70/72 do Mỹ sản xuất có giá thành quá cao, trong khi ngân sách quốc phòng Ukraine hiện rất hạn hẹp.
Tạp chí Air & Space của Mỹ đã đăng tải câu chuyện về một phi công Ukraine điều khiển máy bay chiến đấu Su-27, người đã có cơ hội bắn hạ máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga vào năm 2014.
Sau khi Liên Xô tan rã, không quân Ukraine được kế thừa nhiều máy bay chiến đấu Su-27, loại tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng này vẫn bảo vệ không phận của đất nước.
Trong những năm độc lập, 5 chiếc Su-27 của Ukraine bị tai nạn mất tích, bên cạnh đó 9 chiếc khác được bán ra nước ngoài, bao gồm cả xuất khẩu sang Mỹ phục vụ huấn luyện đối kháng.
Ngoài ra trong số những máy bay chiến đấu còn trong danh sách, như các nhà báo Mỹ viết, đã xảy ra tình trạng "ăn thịt đồng loại" - khi máy bay cũ trở thành nguồn cung cấp phụ tùng thay thế.
Vào năm 2014, khi một cuộc xung đột vũ trang bắt đầu ở Đông Nam Ukraine, không quân nước này chỉ có vỏn vẹn 19 chiếc tiêm kích Su-27 còn khả năng hoạt động.
Mới đây cựu chỉ huy của lữ đoàn hàng không Galich 831 - Đại tá nghỉ hưu Dmitry Fisher đã chia sẻ với truyền thông Mỹ câu chuyện về việc năm 2014 ông đã đánh chặn một máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga ở phía nam Donetsk như thế nào.
“Tôi không đến gần anh ấy, nhưng giữ ở khoảng cách trong tầm nhìn. Theo hệ thống trên máy bay của tôi, phi công lái chiếc Il-20 đã xâm phạm không phận của chúng tôi".
"Tôi đã khóa mục tiêu vào chiếc máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga và có thể bắn tên lửa, nhưng nhận được lệnh nghiêm ngặt là tuyệt đối không được sử dụng vũ khí".
"Việc làm trên là không đáng và cần phải cố né tránh, bởi sau tất cả, người Nga có thể sử dụng điều này như một cái cớ để phát động cuộc chiến tranh toàn diện", Đại tá Fischer nói thêm.
Ngoài ra đây không phải là trường hợp đe dọa duy nhất, ông Fischer nói. Một số lần quân đội Ukraine đã theo dõi các máy bay chiến đấu của Nga ngay trên lãnh thổ Liên bang Nga, cựu phi công lưu ý.
Vị chỉ huy không quân Ukraine tin rằng sự hiện diện của các máy bay chiến đấu Su-27 của họ đã kìm hãm các hành động từ phía Nga ở một mức độ nào đó, không quá nhiều nhưng đủ để Moskva phải cân nhắc thật kỹ trước khi hành động.
Theo Defense Express, Su-27 vẫn là chiến đấu cơ chủ lực của không quân Ukraine. Với việc bổ sung các công nghệ phương Tây, nó sẽ phục vụ đất nước của họ trong một thời gian dài, các tác giả của ấn phẩm tin tưởng.
Tuy vậy hiện tại ở Ukraine đã xuất hiện tiếng nói cho rằng cần phải nhanh chóng loại bỏ các chiến đấu cơ cũ kỹ có từ thời Liên Xô để chuyển sang sử dụng tiêm kích theo tiêu chuẩn phương Tây, nhất là khi thời hạn sử dụng của những chiếc Su-27 đã sắp hết.
Nhưng vấn đề nan giải nhất đối với không quân Ukraine chính là kinh phí, khi các ứng viên thay thế như JAS 39 Gripen của Thụy Điển hay F-16 Block 70/72 do Mỹ sản xuất có giá thành quá cao, trong khi ngân sách quốc phòng Ukraine hiện rất hạn hẹp.