Cách đây khoảng 1 tuần, quan hệ Nga – Mỹ một lần nữa leo thang căng thẳng khi lần đầu tiên “pháo đài bay” B-52 tiến vào bầu trời Ukraine, nhằm thẳng hướng biên giới Ukraine – Nga, việc này khiến KQ Nga báo động chiến đấu, 8 máy bay Su-27/30 xuất kích. Đáng chú ý, trong suốt hành trình bay, các tiêm kích MiG-29 và Su-27 của Ukraine đã bay hộ tống bảo vệ B-52.Dẫu vậy, mới đây, một số trang mạng Nga tiết lộ điều đặc biệt ít người biết sau phi vụ này. Đó là việc, các phi công B-52 của Mỹ không khỏi “ức chế” với cách hộ tống của đồng nghiệp Ukraine.Trong đoạn video được công bố sau phi vụ không lâu, máy bay Su-27 của Ukraine đã bay quá gần, ở mức nguy hiểm so với các máy bay B-52. Hành động này dường như không có sự cho phép từ phía phi hành đoàn Mỹ.Theo các nguồn tin không chính thức, thậm chí các máy bay Su-27 dường như còn cố gắng ẩn mình khỏi radar trước khi tiếp cận các máy bay B-52 một cách bất ngờ nhất. Đoạn video cho thấy, các máy bay Su-27 xuất hiện ngay phía sau các máy bay B-52 một cách bất ngờ nhất, cự ly được cho là chỉ cách khoảng vài mét, hết sức nguy hiểm!Mà rõ ràng là các phi công Mỹ không thích thú gì chuyện này bởi họ thường xuyên phải đối mặt với màn chào hỏi khá gắt từ Không quân Nga mỗi khi áp sát không phận của quốc gia to nhất châu Âu. Thậm chí, sau mỗi “sự cố”, hai bên đã có phản ứng ở cấp chính phủ.Cho nên, việc các đồng nghiệp Ukraine thực hiện cách tiếp cận tương tự như máy bay Nga không được phía Mỹ ưng ý cho lắm. Xem ra, sau sự cố này phía Ukraine phải xem xét lại cách “hộ tống” người Mỹ.Bên cạnh đó, việc Ukraine sử dụng dòng máy bay nổi tiếng của Liên Xô và Nga, Sukhoi Su-27 chắc là cũng khiến phi công Mỹ khó chịu. Bởi dù sơn cờ hiệu gì thì đó vẫn là tiêm kích Su-27 đặc biệt nguy hiểm.Tuy nhiên, rất khó trách Không quân Ukraine khi mà hiện tại họ không có khả năng thay thế toàn bộ hơn 50 chiếc MiG-29 và Su-27 với nền kinh tề èo uột, nợ đầm đìa, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, xung đột nội bộ giữa miền đông và miền tây. Còn phía Mỹ và NATO thì chỉ giúp đỡ cách thức nhỏ giọt, quan trọng là “bạn phải có tiền”.Tính đến tháng 3/2019, Không quân Ukraine còn trong biên chế khoảng 34 máy bay tiêm kích đa năng Su-27. Ngoài ra còn 33 chiếc MiG-29, 12 Su-24 và 13 Su-25, đó là tất cả vốn liếng của Không quân Ukraine thời kỳ mới.Lưu ý, trong số 34 chiếc Su-27, Ukraine có 4 phiên bản khác nhau gồm: Su-27P1M (hiện đại hóa từ Su-27P); Su-27S1M (hiện đại hóa từ Su-27S); Su-27UB1M (hiện đại hóa từ Su-27UB) và Su-27UP1M (hiện đại hóa từ Su-27UP). Tất cả các máy bay đều được Ukraine tự hiện đại hóa.Dẫu vậy, với nền tảng kỹ thuật hiểu biết về Sukhoi hạn chế (do phần lớn các hệ thống nhà máy Sukhoi đều ở Liên bang Nga), cho nên nhìn chung các Su-27 nâng cấp của Ukraine không khác mấy so với số Su-27S/P nguyên bản, có chăng người ta cố gắng tăng hạn sử dụng chúng, tăng hệ số an toàn và một màu sơn mới. Video máy bay Su-27 Ukraine tiếp cận "thiếu chuyên nghiệp" B-52.
Cách đây khoảng 1 tuần, quan hệ Nga – Mỹ một lần nữa leo thang căng thẳng khi lần đầu tiên “pháo đài bay” B-52 tiến vào bầu trời Ukraine, nhằm thẳng hướng biên giới Ukraine – Nga, việc này khiến KQ Nga báo động chiến đấu, 8 máy bay Su-27/30 xuất kích. Đáng chú ý, trong suốt hành trình bay, các tiêm kích MiG-29 và Su-27 của Ukraine đã bay hộ tống bảo vệ B-52.
Dẫu vậy, mới đây, một số trang mạng Nga tiết lộ điều đặc biệt ít người biết sau phi vụ này. Đó là việc, các phi công B-52 của Mỹ không khỏi “ức chế” với cách hộ tống của đồng nghiệp Ukraine.
Trong đoạn video được công bố sau phi vụ không lâu, máy bay Su-27 của Ukraine đã bay quá gần, ở mức nguy hiểm so với các máy bay B-52. Hành động này dường như không có sự cho phép từ phía phi hành đoàn Mỹ.
Theo các nguồn tin không chính thức, thậm chí các máy bay Su-27 dường như còn cố gắng ẩn mình khỏi radar trước khi tiếp cận các máy bay B-52 một cách bất ngờ nhất. Đoạn video cho thấy, các máy bay Su-27 xuất hiện ngay phía sau các máy bay B-52 một cách bất ngờ nhất, cự ly được cho là chỉ cách khoảng vài mét, hết sức nguy hiểm!
Mà rõ ràng là các phi công Mỹ không thích thú gì chuyện này bởi họ thường xuyên phải đối mặt với màn chào hỏi khá gắt từ Không quân Nga mỗi khi áp sát không phận của quốc gia to nhất châu Âu. Thậm chí, sau mỗi “sự cố”, hai bên đã có phản ứng ở cấp chính phủ.
Cho nên, việc các đồng nghiệp Ukraine thực hiện cách tiếp cận tương tự như máy bay Nga không được phía Mỹ ưng ý cho lắm. Xem ra, sau sự cố này phía Ukraine phải xem xét lại cách “hộ tống” người Mỹ.
Bên cạnh đó, việc Ukraine sử dụng dòng máy bay nổi tiếng của Liên Xô và Nga, Sukhoi Su-27 chắc là cũng khiến phi công Mỹ khó chịu. Bởi dù sơn cờ hiệu gì thì đó vẫn là tiêm kích Su-27 đặc biệt nguy hiểm.
Tuy nhiên, rất khó trách Không quân Ukraine khi mà hiện tại họ không có khả năng thay thế toàn bộ hơn 50 chiếc MiG-29 và Su-27 với nền kinh tề èo uột, nợ đầm đìa, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, xung đột nội bộ giữa miền đông và miền tây. Còn phía Mỹ và NATO thì chỉ giúp đỡ cách thức nhỏ giọt, quan trọng là “bạn phải có tiền”.
Tính đến tháng 3/2019, Không quân Ukraine còn trong biên chế khoảng 34 máy bay tiêm kích đa năng Su-27. Ngoài ra còn 33 chiếc MiG-29, 12 Su-24 và 13 Su-25, đó là tất cả vốn liếng của Không quân Ukraine thời kỳ mới.
Lưu ý, trong số 34 chiếc Su-27, Ukraine có 4 phiên bản khác nhau gồm: Su-27P1M (hiện đại hóa từ Su-27P); Su-27S1M (hiện đại hóa từ Su-27S); Su-27UB1M (hiện đại hóa từ Su-27UB) và Su-27UP1M (hiện đại hóa từ Su-27UP). Tất cả các máy bay đều được Ukraine tự hiện đại hóa.
Dẫu vậy, với nền tảng kỹ thuật hiểu biết về Sukhoi hạn chế (do phần lớn các hệ thống nhà máy Sukhoi đều ở Liên bang Nga), cho nên nhìn chung các Su-27 nâng cấp của Ukraine không khác mấy so với số Su-27S/P nguyên bản, có chăng người ta cố gắng tăng hạn sử dụng chúng, tăng hệ số an toàn và một màu sơn mới.
Video máy bay Su-27 Ukraine tiếp cận "thiếu chuyên nghiệp" B-52.