Một trong những khẩu pháo phòng không khá phổ biến trong tay lực lượng dân quân tự vệ, phòng không của của ta trong Chiến tranh Việt Nam đó là khẩu pháo 2cm FlaK 30/38 do Đức sản xuất từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Dân quân tự vệ ở Việt Nam sử dụng pháo FlaK 30/38 của Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.Ra đời từ năm 1930, khẩu pháo 2cm FlaK 30/38 được Đức sử dụng đầu tiên trên các tàu chiến của lực lượng hải quân. Về sau, khẩu pháo này đã dần được cải biên để có thể được biên chế vào lực lượng lục quân. Nguồn ảnh: Warhistory.Đây được coi là một trong những khẩu pháo có độ tin cậy tốt nhất thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu từ trên không, trên bờ hay thậm chí là trên mặt nước. Nguồn ảnh: Warhistory.Tốc độ bắn lý thuyết của pháo phòng không 2cm FlaK 30/38 lên tới 280 viên/phút, thực tế sử dụng khẩu pháo này có khả năng bắn với tốc độ 120 viên/phút - quá đủ để đối phó với các loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.Giống như nhiều loại vũ khí khác của người Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khẩu pháo phòng không 2cm FlaK 30/38 cũng có rất nhiều phiên bản, được "độ" lại theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với từng loại mục tiêu, từng kiểu tác chiến khác nhau. Nguồn ảnh: Warhistory.Sau khi Đức thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, rất nhiều khẩu pháo phòng không 2cm FlaK 30/38 cũng như nhiều loại vũ khí khác được Đức sử dụng trong thời gian này đã bị Liên Xô - phe thắng trận - tịch thu, trở thành chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: Warhistory.Tuy nhiên Liên Xô cũng có khá nhiều loại vũ khí tương tự với độ hiệu quả gần như tương đương nên gần như những khẩu pháo phòng không Đức này đã bị "bỏ xó" trong thời gian dài. Tới khi chiến tranh giành độc lập của Trung Quốc nổ ra, Moscow đã viện trợ cho đội quân của Mao Trạch Đông rất nhiều vũ khí của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó có khẩu 2cm FlaK 30/38. Nguồn ảnh: Warhistory.Sau khi Trung Quốc giành được độc lập, Bắc Kinh lại viện trợ cho chúng ta một loạt các loại vũ khí Đức từ Chiến tranh Thế giới thứ hai - trong đó có khẩu pháo phòng không 2cm FlaK 30/38 huyền thoại này. Nguồn ảnh: Warhistory.Tính tới thời điểm chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc nước ta nổ ra, những khẩu pháo 2cm FlaK 30/38 đã ra đời được khoảng 35 năm nhưng uy lực và độ tin cậy của chúng vẫn không hề giảm. Về mặt lý thuyết, chỉ cần trúng một viên đạn từ khẩu pháo này, mọi máy bay tiêm kích của Không quân Mỹ đều có thể rơi ngay lập tức. Nguồn ảnh: Warhistory.Ngoài ra, khẩu pháo 2cm FlaK 30/38 cũng rất nhẹ với trọng lượng chỉ 405 kg. Trên chiến trường, kíp chiến đấu có thể di chuyển pháo một cách dễ dàng chỉ bằng sức người. Ngoài ra, pháo cũng vẫn có khả năng hạ nòng để bắn phá mục tiêu mặt đất ở cự ly tối đa 2000 mét. Nguồn ảnh: Warhistory.Tới thế kỷ 21, gần như mọi khẩu pháo phòng không 2cm FlaK 30/38 trên khắp thế giới đã bị rã sắt vụn hoặc không còn khả năng tiếp tục sử dụng được nữa do đã quá cũ, các linh kiện thay thế cũng không còn được sản xuất từ lâu. Nguồn ảnh: Warhistory.Tuy nhiên, hiếm có loại vũ khí nào ra đời sau này có thành tích đáng nể như 2cm FlaK 30/38. Khẩu pháo này đã từng chiến đấu từ Chiến tranh Thế giới thứ hai rồi tới cuộc chiến tranh giành độc lập ở Trung Quốc, tiếp tục tham chiến ở Triều Tiên, góp mặt ở Chiến tranh Việt Nam và nhiều cuộc chiến khác trên khắp thế giới trong những năm thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Warhistory. Máy bay ném bom chiến lược của Mỹ rải thảm trong Chiến tranh Việt Nam.
Một trong những khẩu pháo phòng không khá phổ biến trong tay lực lượng dân quân tự vệ, phòng không của của ta trong Chiến tranh Việt Nam đó là khẩu pháo 2cm FlaK 30/38 do Đức sản xuất từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Dân quân tự vệ ở Việt Nam sử dụng pháo FlaK 30/38 của Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ra đời từ năm 1930, khẩu pháo 2cm FlaK 30/38 được Đức sử dụng đầu tiên trên các tàu chiến của lực lượng hải quân. Về sau, khẩu pháo này đã dần được cải biên để có thể được biên chế vào lực lượng lục quân. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây được coi là một trong những khẩu pháo có độ tin cậy tốt nhất thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu từ trên không, trên bờ hay thậm chí là trên mặt nước. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tốc độ bắn lý thuyết của pháo phòng không 2cm FlaK 30/38 lên tới 280 viên/phút, thực tế sử dụng khẩu pháo này có khả năng bắn với tốc độ 120 viên/phút - quá đủ để đối phó với các loại máy bay sử dụng động cơ cánh quạt thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Giống như nhiều loại vũ khí khác của người Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khẩu pháo phòng không 2cm FlaK 30/38 cũng có rất nhiều phiên bản, được "độ" lại theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với từng loại mục tiêu, từng kiểu tác chiến khác nhau. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sau khi Đức thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, rất nhiều khẩu pháo phòng không 2cm FlaK 30/38 cũng như nhiều loại vũ khí khác được Đức sử dụng trong thời gian này đã bị Liên Xô - phe thắng trận - tịch thu, trở thành chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên Liên Xô cũng có khá nhiều loại vũ khí tương tự với độ hiệu quả gần như tương đương nên gần như những khẩu pháo phòng không Đức này đã bị "bỏ xó" trong thời gian dài. Tới khi chiến tranh giành độc lập của Trung Quốc nổ ra, Moscow đã viện trợ cho đội quân của Mao Trạch Đông rất nhiều vũ khí của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó có khẩu 2cm FlaK 30/38. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sau khi Trung Quốc giành được độc lập, Bắc Kinh lại viện trợ cho chúng ta một loạt các loại vũ khí Đức từ Chiến tranh Thế giới thứ hai - trong đó có khẩu pháo phòng không 2cm FlaK 30/38 huyền thoại này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tính tới thời điểm chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ trên bầu trời miền Bắc nước ta nổ ra, những khẩu pháo 2cm FlaK 30/38 đã ra đời được khoảng 35 năm nhưng uy lực và độ tin cậy của chúng vẫn không hề giảm. Về mặt lý thuyết, chỉ cần trúng một viên đạn từ khẩu pháo này, mọi máy bay tiêm kích của Không quân Mỹ đều có thể rơi ngay lập tức. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngoài ra, khẩu pháo 2cm FlaK 30/38 cũng rất nhẹ với trọng lượng chỉ 405 kg. Trên chiến trường, kíp chiến đấu có thể di chuyển pháo một cách dễ dàng chỉ bằng sức người. Ngoài ra, pháo cũng vẫn có khả năng hạ nòng để bắn phá mục tiêu mặt đất ở cự ly tối đa 2000 mét. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới thế kỷ 21, gần như mọi khẩu pháo phòng không 2cm FlaK 30/38 trên khắp thế giới đã bị rã sắt vụn hoặc không còn khả năng tiếp tục sử dụng được nữa do đã quá cũ, các linh kiện thay thế cũng không còn được sản xuất từ lâu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên, hiếm có loại vũ khí nào ra đời sau này có thành tích đáng nể như 2cm FlaK 30/38. Khẩu pháo này đã từng chiến đấu từ Chiến tranh Thế giới thứ hai rồi tới cuộc chiến tranh giành độc lập ở Trung Quốc, tiếp tục tham chiến ở Triều Tiên, góp mặt ở Chiến tranh Việt Nam và nhiều cuộc chiến khác trên khắp thế giới trong những năm thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Warhistory.
Máy bay ném bom chiến lược của Mỹ rải thảm trong Chiến tranh Việt Nam.