Kể từ khi được đưa vào chiến trường Ukraine vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái, hơn 150 khẩu pháo siêu nhẹ M777 do Mỹ sản xuất đã bị phá hủy, thông tin này được Oryx chứng minh bằng hình ảnh và video bị phá hủy của từng khẩu.Theo số liệu công khai từ Châu Âu và Mỹ, khoảng 220 khẩu M777 đã được hỗ trợ và hơn 2/3 đã bị phá hủy. Theo một số nguồn tin thì tất cả số pháo M777 mà Ukraine nhận được qua các kênh khác nhau tới 350 khẩu và hơn 40% đã bị phá hủy.Pháo “siêu nhẹ” M777 là loại pháo xe kéo, có thể bắn được nhiều loại đạn, trong đó có đạn pháo dẫn đường với tầm bắn tối đa tới 45 km, có khả năng cơ động cao trên nhiều địa hình đất yếu, do pháo có trọng lượng rất nhẹ. Ngay sau khi đưa vào chiến trường Ukraine, pháo M777 đã là mục tiêu săn lùng gắt gao của quân đội Nga và nó bị thiệt hại ngay trong những trận đánh đầu tiên. Thậm chí khi đó, quân đội Nga còn sử dụng tên lửa chiến thuật đạn đạo Iskander, để tiêu diệt một trung đội pháo M777 của Ukraine đang trú quân trong khu rừng cách xa chiến tuyến.Sau khi Nga đưa UAV tự sát Lancet sử dụng rộng rãi trên chiến trường, thì pháo M777 là mục tiêu đi săn đầu tiên của UAV tự sát “Cây thương (Biệt danh của Lancet)” trên chiến trường. Tuy nhiên trong lần tấn công một trung đội pháo M777 đầu tiên, một UAV Lancet đánh trúng khẩu M777, mà khẩu pháo không hề bị hư hại gì.Với việc ra mắt phiên bản Lancet cải tiến, khả năng chống nhiễu cũng như sự công phá của đầu đạn Lancet đã được cải thiện và bộ ba UAV Lancet, Red Earth và đạn pháo dẫn đường của Nga, đã trở thành “sát thủ” phá hủy nhiều khẩu M777 nhất. Trong đó UAV Lancet “có uy tín nhất”, khi “tàn sát” tới 92 khẩu M777.Mẫu pháo M777 cũng “xấu số”, lúc đầu được hy vọng là “vũ khí thay đổi tình hình chiến trường”, nhưng sau này châu Âu và Mỹ hỗ trợ pháo tự hành, loại vũ khí có tính cơ động cao này trở thành vũ khí hỏa lực có lợi thế hơn. Hiện pháo M777 không được Quân đội Ukraine ưu tiên sử dụng.Các chuyên gia quân sự độc lập cho rằng, trong phần lớn các trường hợp, việc quân đội Ukraine để mất pháo M777 là do không giữ được bí mật những trận địa pháo của họ, trước khả năng trinh sát của Quân đội Nga.Quân đội Ukraine mặc dù thiếu vũ khí hỏa lực, nhưng họ thậm chí còn không muốn trang bị thêm pháo M777. Mặc dù loại pháo siêu nhẹ này, được cho là có tính cơ động cao, nhưng cũng chỉ được bố trí ở các trận địa tuyến đầu, để bắn đạn pháo thông thường; thao tác không khác gì pháo xe kéo D20 hay D30 của Liên Xô.Do hết đạn tăng tầm và chỉ còn sử dụng đạn pháo thông thường có tầm bắn gần hơn, nên pháo M777 của Ukraine phải chịu tổn thất nhiều hơn; nên thỉnh thoảng loại pháo này chỉ có thể bắn lén vài viên, sau đó cơ động thật nhanh, để tránh phản pháo và những UAV tự sát của Nga tìm tới.Tuy nhiên việc sử dụng pháo M777 hoàn toàn “thủ công”, nên thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại khá dài; cùng với đó lại phải sử dụng nhiều pháo thủ, nên M777 dễ biến thành mục tiêu “ưa thích” của UAV Lancet.Pháo M777 là pháo xe kéo, sử dụng cỡ nòng 155 mm, được quân đội Mỹ, Australia, Canada, Ấn Độ và Saudi Arabia sử dụng. Mỹ, Úc và Canada đã viện trợ pháo M777 cùng với đạn dược sang Ukraine. Pháo xe kéo M777 có trọng lượng 5 tấn (ở thế hành quân), được phát triển dựa trên một thiết kế của người Anh, có thể bắn đạn thông thường xa tới 20 km và bắn đạn tăng tầm sử dụng động cơ rocket xa tới 30 km.Với các loại đạn dẫn đường chính xác sử dụng động cơ tăng tầm như M982 Excalibur, pháo M777 có thể bắn xa tới 45 km. Hãng BAE Systems, đơn vị sản xuất M777, đang xem xét khởi động lại việc sản xuất loại vũ khí này, do sự hao hụt quá nhanh của loại pháo này trên chiến trường Ukraine.Hai khẩu pháo M777 của Ukraine bị UAV Lancet phá hủy tại chiến trường Donbass. Nguồn Sputnik
Kể từ khi được đưa vào chiến trường Ukraine vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái, hơn 150 khẩu pháo siêu nhẹ M777 do Mỹ sản xuất đã bị phá hủy, thông tin này được Oryx chứng minh bằng hình ảnh và video bị phá hủy của từng khẩu.
Theo số liệu công khai từ Châu Âu và Mỹ, khoảng 220 khẩu M777 đã được hỗ trợ và hơn 2/3 đã bị phá hủy. Theo một số nguồn tin thì tất cả số pháo M777 mà Ukraine nhận được qua các kênh khác nhau tới 350 khẩu và hơn 40% đã bị phá hủy.
Pháo “siêu nhẹ” M777 là loại pháo xe kéo, có thể bắn được nhiều loại đạn, trong đó có đạn pháo dẫn đường với tầm bắn tối đa tới 45 km, có khả năng cơ động cao trên nhiều địa hình đất yếu, do pháo có trọng lượng rất nhẹ.
Ngay sau khi đưa vào chiến trường Ukraine, pháo M777 đã là mục tiêu săn lùng gắt gao của quân đội Nga và nó bị thiệt hại ngay trong những trận đánh đầu tiên. Thậm chí khi đó, quân đội Nga còn sử dụng tên lửa chiến thuật đạn đạo Iskander, để tiêu diệt một trung đội pháo M777 của Ukraine đang trú quân trong khu rừng cách xa chiến tuyến.
Sau khi Nga đưa UAV tự sát Lancet sử dụng rộng rãi trên chiến trường, thì pháo M777 là mục tiêu đi săn đầu tiên của UAV tự sát “Cây thương (Biệt danh của Lancet)” trên chiến trường. Tuy nhiên trong lần tấn công một trung đội pháo M777 đầu tiên, một UAV Lancet đánh trúng khẩu M777, mà khẩu pháo không hề bị hư hại gì.
Với việc ra mắt phiên bản Lancet cải tiến, khả năng chống nhiễu cũng như sự công phá của đầu đạn Lancet đã được cải thiện và bộ ba UAV Lancet, Red Earth và đạn pháo dẫn đường của Nga, đã trở thành “sát thủ” phá hủy nhiều khẩu M777 nhất. Trong đó UAV Lancet “có uy tín nhất”, khi “tàn sát” tới 92 khẩu M777.
Mẫu pháo M777 cũng “xấu số”, lúc đầu được hy vọng là “vũ khí thay đổi tình hình chiến trường”, nhưng sau này châu Âu và Mỹ hỗ trợ pháo tự hành, loại vũ khí có tính cơ động cao này trở thành vũ khí hỏa lực có lợi thế hơn. Hiện pháo M777 không được Quân đội Ukraine ưu tiên sử dụng.
Các chuyên gia quân sự độc lập cho rằng, trong phần lớn các trường hợp, việc quân đội Ukraine để mất pháo M777 là do không giữ được bí mật những trận địa pháo của họ, trước khả năng trinh sát của Quân đội Nga.
Quân đội Ukraine mặc dù thiếu vũ khí hỏa lực, nhưng họ thậm chí còn không muốn trang bị thêm pháo M777. Mặc dù loại pháo siêu nhẹ này, được cho là có tính cơ động cao, nhưng cũng chỉ được bố trí ở các trận địa tuyến đầu, để bắn đạn pháo thông thường; thao tác không khác gì pháo xe kéo D20 hay D30 của Liên Xô.
Do hết đạn tăng tầm và chỉ còn sử dụng đạn pháo thông thường có tầm bắn gần hơn, nên pháo M777 của Ukraine phải chịu tổn thất nhiều hơn; nên thỉnh thoảng loại pháo này chỉ có thể bắn lén vài viên, sau đó cơ động thật nhanh, để tránh phản pháo và những UAV tự sát của Nga tìm tới.
Tuy nhiên việc sử dụng pháo M777 hoàn toàn “thủ công”, nên thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại khá dài; cùng với đó lại phải sử dụng nhiều pháo thủ, nên M777 dễ biến thành mục tiêu “ưa thích” của UAV Lancet.
Pháo M777 là pháo xe kéo, sử dụng cỡ nòng 155 mm, được quân đội Mỹ, Australia, Canada, Ấn Độ và Saudi Arabia sử dụng. Mỹ, Úc và Canada đã viện trợ pháo M777 cùng với đạn dược sang Ukraine.
Pháo xe kéo M777 có trọng lượng 5 tấn (ở thế hành quân), được phát triển dựa trên một thiết kế của người Anh, có thể bắn đạn thông thường xa tới 20 km và bắn đạn tăng tầm sử dụng động cơ rocket xa tới 30 km.
Với các loại đạn dẫn đường chính xác sử dụng động cơ tăng tầm như M982 Excalibur, pháo M777 có thể bắn xa tới 45 km. Hãng BAE Systems, đơn vị sản xuất M777, đang xem xét khởi động lại việc sản xuất loại vũ khí này, do sự hao hụt quá nhanh của loại pháo này trên chiến trường Ukraine.
Hai khẩu pháo M777 của Ukraine bị UAV Lancet phá hủy tại chiến trường Donbass. Nguồn Sputnik