Năm 2018, Việt Nam tiếp nhận tàu hộ vệ săn ngầm Pohang Flight III từ Hàn Quốc. Con tàu sau đó được đại tu nâng cấp tại nhà máy X46 hải quân và biên chế vào biên chế lữ đoàn 171 Vùng 2 hải quân tại Vũng Tàu. Ảnh: Tàu 18 đậu bên cạnh một tàu DN-2000 của cảnh sát biển Việt Nam - Nguồn: VOV.Có một điều đặc biệt là khác với tàu 20 cũng được Hàn Quốc chuyển giao cho hải quân ta không lâu sau đó được giữ lại vũ khí như nguyên gốc, thì tàu 18 đã bị tháo gỡ 1 pháo hạm Otto Melara 76mm ở đuôi tàu và thay thế pháo hạm Nobong 40mm ở phía trước carbin tàu bằng pháo Gatling 6 nòng Sea Vulcan 20mm do Hàn Quốc chế tạo. Ảnh: Cận cảnh mũi tàu 18 với pháo hạm Otto Melara 76mm và pháo Sea Vulcan 20mm.Pháo Gatling 6 nòng Sea Vulcan này cũng là khẩu pháo độc nhất vô nhị, chỉ duy nhất tàu 18 sở hữu trong biên chế hải quân Việt Nam. Ảnh: Cận cảnh pháo Otto Melara 76mm và pháo Sea Vulcan 20mm của tàu 18.Sea Vulcan là phiên bản pháo hải quân được Hàn Quốc phát triển dựa trên pháo phòng không tầm thấp M163 (VADS) của Mỹ để gắn lên các tàu chiến với một chút sửa đổi để phù hợp với môi trường tác chiến trên biển. Ảnh: Cận cảnh tháp pháo Sea Vulcan của Hàn Quốc.Tuy nhiên Sea Vulcan không có radar điều khiển hỏa lực mà phải ngắm bằng mắt thường và xạ thủ phải tác xạ súng theo cách thủ công được tích hợp cò điện. Tháp pháo cũng không có khả năng chống đạn mà chỉ có thể che mưa và bảo vệ thiết bị điện tử bên trong trước nước và gió biển.Pháo Sea Vulcan sử dụng một pháo 6 nòng xoay M-61 Vulcan do Mỹ chế tạo sử dụng cỡ đạn 20mm, việc sử dụng cơ cấu nòng xoay cũng giúp pháo có tốc độ bắn rất cao lên đến 6000 phát/phút, sơ tốc đầu đạn đạt 1050m/s. Ảnh: Binh sĩ ngắm bắn pháo Sea Vulcan.Mặc dù có tốc độ bắn nhanh và mật độ hỏa lực lớn tuy nhiên do hạn chế về tầm bắn cũng như phải vận hành thủ công nên hải quân Hàn Quốc đã không còn sử dụng Sea Vulcan trên các tàu chiến mới nữa. Ảnh: Một binh sĩ điều khiển pháo Sea Vulcan liên lạc với chỉ huyThay vào đó, loại pháo Sea Vulcan này được chuyển sang trang bị cho các tàu tuần tra của lực lượng tuần duyên Hàn Quốc (KCG) do nó vẫn có sức răn đe rất lớn đối với các loại tàu dân sự cũng như tàu chấp pháp đối phương.Tuy nhiên Hàn Quốc cũng đã ngừng sản xuất loại pháo hạm này, buộc lực lượng tuần duyên Hàn Quốc (KCG) phải tìm kiếm những khẩu pháo Sea Vulcan đã qua sử dụng trên các tàu chiến đã nghỉ hưu của hải quân Hàn Quốc để trang bị cho các tàu chấp pháp.Ảnh: Binh sĩ Hàn Quốc nạp dây đạn 20mm cho pháo Sea Vulcan.Mặc dù có hỏa lực mạnh, tốc độ bắn nhanh tuy nhiên pháo Sea Vulcan trên tàu 18 lại không hề tương thích với các loại pháo bắn nhanh trong biên chế hải quân Việt Nam vốn dĩ thường sử dụng loại đạn 25mm hay 30mm... do đó sẽ rất khó khăn cho việc bảo đảm công tác hậu cần cũng như đạn dược. Thiết nghĩ sau một thời gian sử dụng, Việt Nam sẽ tự nâng cấp thay thế loại pháo này trên tàu 18 bằng một loại pháo phù hợp hơn. Video Sức mạnh diệt ngầm của tàu Pohang Việt Nam tự nâng cấp
Năm 2018, Việt Nam tiếp nhận tàu hộ vệ săn ngầm Pohang Flight III từ Hàn Quốc. Con tàu sau đó được đại tu nâng cấp tại nhà máy X46 hải quân và biên chế vào biên chế lữ đoàn 171 Vùng 2 hải quân tại Vũng Tàu. Ảnh: Tàu 18 đậu bên cạnh một tàu DN-2000 của cảnh sát biển Việt Nam - Nguồn: VOV.
Có một điều đặc biệt là khác với tàu 20 cũng được Hàn Quốc chuyển giao cho hải quân ta không lâu sau đó được giữ lại vũ khí như nguyên gốc, thì tàu 18 đã bị tháo gỡ 1 pháo hạm Otto Melara 76mm ở đuôi tàu và thay thế pháo hạm Nobong 40mm ở phía trước carbin tàu bằng pháo Gatling 6 nòng Sea Vulcan 20mm do Hàn Quốc chế tạo. Ảnh: Cận cảnh mũi tàu 18 với pháo hạm Otto Melara 76mm và pháo Sea Vulcan 20mm.
Pháo Gatling 6 nòng Sea Vulcan này cũng là khẩu pháo độc nhất vô nhị, chỉ duy nhất tàu 18 sở hữu trong biên chế hải quân Việt Nam. Ảnh: Cận cảnh pháo Otto Melara 76mm và pháo Sea Vulcan 20mm của tàu 18.
Sea Vulcan là phiên bản pháo hải quân được Hàn Quốc phát triển dựa trên pháo phòng không tầm thấp M163 (VADS) của Mỹ để gắn lên các tàu chiến với một chút sửa đổi để phù hợp với môi trường tác chiến trên biển. Ảnh: Cận cảnh tháp pháo Sea Vulcan của Hàn Quốc.
Tuy nhiên Sea Vulcan không có radar điều khiển hỏa lực mà phải ngắm bằng mắt thường và xạ thủ phải tác xạ súng theo cách thủ công được tích hợp cò điện. Tháp pháo cũng không có khả năng chống đạn mà chỉ có thể che mưa và bảo vệ thiết bị điện tử bên trong trước nước và gió biển.
Pháo Sea Vulcan sử dụng một pháo 6 nòng xoay M-61 Vulcan do Mỹ chế tạo sử dụng cỡ đạn 20mm, việc sử dụng cơ cấu nòng xoay cũng giúp pháo có tốc độ bắn rất cao lên đến 6000 phát/phút, sơ tốc đầu đạn đạt 1050m/s. Ảnh: Binh sĩ ngắm bắn pháo Sea Vulcan.
Mặc dù có tốc độ bắn nhanh và mật độ hỏa lực lớn tuy nhiên do hạn chế về tầm bắn cũng như phải vận hành thủ công nên hải quân Hàn Quốc đã không còn sử dụng Sea Vulcan trên các tàu chiến mới nữa. Ảnh: Một binh sĩ điều khiển pháo Sea Vulcan liên lạc với chỉ huy
Thay vào đó, loại pháo Sea Vulcan này được chuyển sang trang bị cho các tàu tuần tra của lực lượng tuần duyên Hàn Quốc (KCG) do nó vẫn có sức răn đe rất lớn đối với các loại tàu dân sự cũng như tàu chấp pháp đối phương.
Tuy nhiên Hàn Quốc cũng đã ngừng sản xuất loại pháo hạm này, buộc lực lượng tuần duyên Hàn Quốc (KCG) phải tìm kiếm những khẩu pháo Sea Vulcan đã qua sử dụng trên các tàu chiến đã nghỉ hưu của hải quân Hàn Quốc để trang bị cho các tàu chấp pháp.
Ảnh: Binh sĩ Hàn Quốc nạp dây đạn 20mm cho pháo Sea Vulcan.
Mặc dù có hỏa lực mạnh, tốc độ bắn nhanh tuy nhiên pháo Sea Vulcan trên tàu 18 lại không hề tương thích với các loại pháo bắn nhanh trong biên chế hải quân Việt Nam vốn dĩ thường sử dụng loại đạn 25mm hay 30mm... do đó sẽ rất khó khăn cho việc bảo đảm công tác hậu cần cũng như đạn dược. Thiết nghĩ sau một thời gian sử dụng, Việt Nam sẽ tự nâng cấp thay thế loại pháo này trên tàu 18 bằng một loại pháo phù hợp hơn.
Video Sức mạnh diệt ngầm của tàu Pohang Việt Nam tự nâng cấp