Raytheon vừa được công ty Boeing lựa chọn cung cấp hệ thống radar cho chương trình hiện đại hóa radar máy bay ném bom B-52. Dựa trên hợp đồng, Raytheon sẽ thiết kế, phát triển và sản xuất hệ thống rada có anten mạng pha chủ động cho toàn bộ các máy bay B-52 còn lại. Nguồn ảnh: Airliners.netHệ thống radar nâng cấp sẽ đảm bảo cho "pháo đài bay" B-52 sẵn sàng cho mọi nhiệm vụ tính tới năm 2050 và thậm chí lâu hơn nữa. Việc sản xuất giai đoạn đầu sẽ bắt đầu vào năm 2024. Nguồn ảnh: RaytheonVới radar mạng pha chủ động, B-52 sẽ được cải tiện khả năng định vị hỗ trợ cho nhiệm vụ tác chiến thông thường và tấn công hạt nhân. Theo một số nguồn tin, radar mới của B-52 được phát triển dựa trên các công nghệ của dòng radar AN/APG-79 và APG-82 trang bị cho tiêm kích thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35. Nguồn ảnh: WikipediaCùng với những cải tiến giúp phi hành đoàn có phạm vi tác chiến được cải thiện và chính xác hơn, radar mạng pha AESA của Raytheon cung cấp độ tin cậy cao hơn các hệ thống hiện tại khi nó không có hệ thống vẽ map cũng như phần mềm tiên tiến... Nguồn ảnh: WikipediaCũng với radar mới, B-52 sẽ đảm bảo khả năng tấn công chính xác khi kết hợp với hệ thống tên lửa hành trình AGM-186 và có thể là các loại vũ khí khác nữa. Nguồn ảnh: WikipediaSau chiến tranh vùng Vịnh 1991, “pháo đài bay” B-52 gần như đã dừng hẳn các phi vụ ném bom rải thảm truyền thống, thay vào đó nó được triển khai với vai trò tấn công tầm xa bằng tên lửa hành trình. Lý do là với diện tích phản xạ sóng radar (RCS) quá “khủng”, B-52 gần như khó lòng đối phó với hệ thống phòng không thế hệ mới do Nga sản xuất như S-300, Buk. Nguồn ảnh: WikipediaHiện nay, theo thiết kế B-52 ngoài khả năng mang tên lửa hành trình chiến lược AGM-186, nó còn có thể mang các tên lửa hành trình AGM-158 JASSM, bom lượn AGM-154 thậm chí là cả bom GBU-31 JDAM. Nguồn ảnh: Airliners.netÍt nhất 100 chiếc B-52H vẫn còn hoạt động trong Không quân Mỹ, ngoài ra một cơ số B-52 nằm trong kho lưu trữ lâu dài và có thể khôi phục sử dụng bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Airliners.netVideo B-52 phóng tên lửa hành trình AGM-86B. Nguồn: Youtube
Raytheon vừa được công ty Boeing lựa chọn cung cấp hệ thống radar cho chương trình hiện đại hóa radar máy bay ném bom B-52. Dựa trên hợp đồng, Raytheon sẽ thiết kế, phát triển và sản xuất hệ thống rada có anten mạng pha chủ động cho toàn bộ các máy bay B-52 còn lại. Nguồn ảnh: Airliners.net
Hệ thống radar nâng cấp sẽ đảm bảo cho "pháo đài bay" B-52 sẵn sàng cho mọi nhiệm vụ tính tới năm 2050 và thậm chí lâu hơn nữa. Việc sản xuất giai đoạn đầu sẽ bắt đầu vào năm 2024. Nguồn ảnh: Raytheon
Với radar mạng pha chủ động, B-52 sẽ được cải tiện khả năng định vị hỗ trợ cho nhiệm vụ tác chiến thông thường và tấn công hạt nhân. Theo một số nguồn tin, radar mới của B-52 được phát triển dựa trên các công nghệ của dòng radar AN/APG-79 và APG-82 trang bị cho tiêm kích thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cùng với những cải tiến giúp phi hành đoàn có phạm vi tác chiến được cải thiện và chính xác hơn, radar mạng pha AESA của Raytheon cung cấp độ tin cậy cao hơn các hệ thống hiện tại khi nó không có hệ thống vẽ map cũng như phần mềm tiên tiến... Nguồn ảnh: Wikipedia
Cũng với radar mới, B-52 sẽ đảm bảo khả năng tấn công chính xác khi kết hợp với hệ thống tên lửa hành trình AGM-186 và có thể là các loại vũ khí khác nữa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau chiến tranh vùng Vịnh 1991, “pháo đài bay” B-52 gần như đã dừng hẳn các phi vụ ném bom rải thảm truyền thống, thay vào đó nó được triển khai với vai trò tấn công tầm xa bằng tên lửa hành trình. Lý do là với diện tích phản xạ sóng radar (RCS) quá “khủng”, B-52 gần như khó lòng đối phó với hệ thống phòng không thế hệ mới do Nga sản xuất như S-300, Buk. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện nay, theo thiết kế B-52 ngoài khả năng mang tên lửa hành trình chiến lược AGM-186, nó còn có thể mang các tên lửa hành trình AGM-158 JASSM, bom lượn AGM-154 thậm chí là cả bom GBU-31 JDAM. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ít nhất 100 chiếc B-52H vẫn còn hoạt động trong Không quân Mỹ, ngoài ra một cơ số B-52 nằm trong kho lưu trữ lâu dài và có thể khôi phục sử dụng bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Airliners.net
Video B-52 phóng tên lửa hành trình AGM-86B. Nguồn: Youtube