Không quân Mỹ hôm 19/3 cho biết họ đã thử nghiệm thành công vũ khí siêu vượt âm phóng từ trên không ở Thái Bình Dương hôm 17/3, song thông tin chỉ được công bố sau đó hai ngày."Một chiếc B-52H đã phóng thử nguyên mẫu hoàn chỉnh của tên lửa siêu vượt âm AGM-183A", Không quân Mỹ (USAF) thông báo.Mặc dù Không quân Mỹ mô tả cuộc thử nghiệm là thành công nhưng họ không tiết lộ tốc độ bay của vũ khí.Trong các thử nghiệm trước đây, vũ khí siêu vượt âm đã bay với tốc độ ít nhất gấp 5 lần âm thanh, mức tiêu chuẩn để một vũ khí được xem là có tốc độ siêu vượt âm.Trong thử nghiệm, quả đạn AGM-183A được thả rơi tự do từ oanh tạc cơ như bom thông thường, sau đó kích hoạt động cơ tên lửa để giúp đầu đạn đạt tốc độ và độ cao phù hợp.Vỏ bảo vệ sau đó sẽ bung ra và đầu đạn lướt tới mục tiêu với tốc độ trên 6.000 km/h. Mỗi oanh tạc cơ B-52 có thể mang tối đa 4 quả AGM-183A.Đây là lần đầu tiên Mỹ thử tên lửa siêu vượt âm tại Thái Bình Dương và cũng là đợt thử nghiệm cuối cùng với chương trình tên lửa siêu vượt âm AGM-183A.Tốc độ và khả năng cơ động giúp các tên lửa siêu vượt âm trở nên nguy hiểm hơn đối với hầu hết các hệ thống phòng không.Ngoài ra, thời gian đốt cháy động cơ tên lửa được rút ngắn khiến việc phát hiện chúng bằng hệ thống cảnh báo sớm trên quỹ đạo trở thành một nhiệm vụ khó khăn.AGM-183A là một trong hai chương trình tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không của Mỹ do tập đoàn Lockheed Martin.USAF đã tiến hành một số vụ phóng thử tên lửa AGM-183A, trong đó có lần phóng thất bại hồi tháng 3/2023.Mỗi oanh tạc cơ B-52H có thể mang tối đa 4 quả tên lửa siêu vượt âm AGM-183A.Giới chức không quân Mỹ hồi đầu tháng tiết lộ lực lượng này có kế hoạch kết thúc chương trình chế tạo nguyên mẫu tên lửa AGM-183A trong năm nay.Không quân Mỹ không yêu cầu thêm ngân sách cho dự án, cũng như không có ý định tiến hành hoạt động nghiên cứu, phát triển nào với AGM-183A trong năm 2025.Thay vào đó, lực lượng này dự kiến dồn nguồn lực cho chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm khác mang tên Tên lửa Hành trình Tấn công Siêu vượt âm (HACM).Dự án này do Northrop Grumman và RTX hợp tác phát triển, đây là loại tên lửa sử dụng động cơ hút khí tự nhiên, có kích thước nhỏ và khả năng "bay theo nhiều quỹ đạo" hơn so với AGM-183A.Trong bản đề xuất ngân sách cho năm tài chính 2025, không quân Mỹ yêu cầu được cấp 517 triệu USD để tiếp tục phát triển chương trình HACM.Vũ khí siêu vượt âm có thể di chuyển với vận tốc cực cao. Chúng thường được mô tả là loại vũ khí "vô hình" do tốc độ bay rất cao và khả năng cơ động trong hành trình giúp tránh được việc đánh chặn.Trong khi Nga và Trung Quốc đã có những sản phẩm chứng minh uy lực trong các đợt thử nghiệm và cả thực chiến thì Mỹ có bước tiến chậm hơn.Cựu Đại tướng Mỹ John Hyten năm 2021 thừa nhận nước này tụt hậu so với Nga và Trung Quốc về vũ khí siêu vượt âm.Ông cũng cho rằng Mỹ sẽ mất nhiều năm và phải bỏ nguồn lực rất lớn để giành lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực.
Không quân Mỹ hôm 19/3 cho biết họ đã thử nghiệm thành công vũ khí siêu vượt âm phóng từ trên không ở Thái Bình Dương hôm 17/3, song thông tin chỉ được công bố sau đó hai ngày.
"Một chiếc B-52H đã phóng thử nguyên mẫu hoàn chỉnh của tên lửa siêu vượt âm AGM-183A", Không quân Mỹ (USAF) thông báo.
Mặc dù Không quân Mỹ mô tả cuộc thử nghiệm là thành công nhưng họ không tiết lộ tốc độ bay của vũ khí.
Trong các thử nghiệm trước đây, vũ khí siêu vượt âm đã bay với tốc độ ít nhất gấp 5 lần âm thanh, mức tiêu chuẩn để một vũ khí được xem là có tốc độ siêu vượt âm.
Trong thử nghiệm, quả đạn AGM-183A được thả rơi tự do từ oanh tạc cơ như bom thông thường, sau đó kích hoạt động cơ tên lửa để giúp đầu đạn đạt tốc độ và độ cao phù hợp.
Vỏ bảo vệ sau đó sẽ bung ra và đầu đạn lướt tới mục tiêu với tốc độ trên 6.000 km/h. Mỗi oanh tạc cơ B-52 có thể mang tối đa 4 quả AGM-183A.
Đây là lần đầu tiên Mỹ thử tên lửa siêu vượt âm tại Thái Bình Dương và cũng là đợt thử nghiệm cuối cùng với chương trình tên lửa siêu vượt âm AGM-183A.
Tốc độ và khả năng cơ động giúp các tên lửa siêu vượt âm trở nên nguy hiểm hơn đối với hầu hết các hệ thống phòng không.
Ngoài ra, thời gian đốt cháy động cơ tên lửa được rút ngắn khiến việc phát hiện chúng bằng hệ thống cảnh báo sớm trên quỹ đạo trở thành một nhiệm vụ khó khăn.
AGM-183A là một trong hai chương trình tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không của Mỹ do tập đoàn Lockheed Martin.
USAF đã tiến hành một số vụ phóng thử tên lửa AGM-183A, trong đó có lần phóng thất bại hồi tháng 3/2023.
Mỗi oanh tạc cơ B-52H có thể mang tối đa 4 quả tên lửa siêu vượt âm AGM-183A.
Giới chức không quân Mỹ hồi đầu tháng tiết lộ lực lượng này có kế hoạch kết thúc chương trình chế tạo nguyên mẫu tên lửa AGM-183A trong năm nay.
Không quân Mỹ không yêu cầu thêm ngân sách cho dự án, cũng như không có ý định tiến hành hoạt động nghiên cứu, phát triển nào với AGM-183A trong năm 2025.
Thay vào đó, lực lượng này dự kiến dồn nguồn lực cho chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm khác mang tên Tên lửa Hành trình Tấn công Siêu vượt âm (HACM).
Dự án này do Northrop Grumman và RTX hợp tác phát triển, đây là loại tên lửa sử dụng động cơ hút khí tự nhiên, có kích thước nhỏ và khả năng "bay theo nhiều quỹ đạo" hơn so với AGM-183A.
Trong bản đề xuất ngân sách cho năm tài chính 2025, không quân Mỹ yêu cầu được cấp 517 triệu USD để tiếp tục phát triển chương trình HACM.
Vũ khí siêu vượt âm có thể di chuyển với vận tốc cực cao. Chúng thường được mô tả là loại vũ khí "vô hình" do tốc độ bay rất cao và khả năng cơ động trong hành trình giúp tránh được việc đánh chặn.
Trong khi Nga và Trung Quốc đã có những sản phẩm chứng minh uy lực trong các đợt thử nghiệm và cả thực chiến thì Mỹ có bước tiến chậm hơn.
Cựu Đại tướng Mỹ John Hyten năm 2021 thừa nhận nước này tụt hậu so với Nga và Trung Quốc về vũ khí siêu vượt âm.
Ông cũng cho rằng Mỹ sẽ mất nhiều năm và phải bỏ nguồn lực rất lớn để giành lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực.