Trong cuộc duyệt binh ngày 17/4/2017, bên cạnh các dòng tên lửa liên lục địa đặt trên xe bánh lốp, Triều Tiên bất ngờ gây sốt giới chuyên gia quân sự với một mẫu tên lửa đạn đạo đặt trên khung gầm bánh xích. Nguồn ảnh: CNNSẽ không là vấn đề gì nếu như mẫu tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên có hình dạng bệ phóng và đạn gần như giống hệt dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch R-11 Zemlya được Liên Xô sản xuất từ những năm 1950. Nguồn ảnh: dogswarR-11 Zemlya (định danh Tổng cục pháo binh Liên bang là 8A61, trong khi NATO gọi là SS-1 Scud-A). Theo các tài liệu được giải mật, R-11 được kỹ sư Victor Makeev - chuyên gia chủ lực của phòng OKB-1 dưới sự lãnh đạo của Sergey Korolyov trực tiếp thiết kế. Tháng 7/1953, R-11 được chấp nhận trang bị cho hồng quân. Tới tháng 1/1958, phiên bản mang đầu đạn hạt nhân R-11M được chấp thuận biên chế cho bộ đội pháo binh – tên lửa chiến lược. Nguồn ảnh: militaryrussiaR-11 được phát triển với nhiều điểm cải tiến so với các mẫu tên lửa đạn đạo thời kỳ này, điển hình ở chỗ chính là bệ phóng tự hành sử dụng khung gầm cơ sở xe tăng hạng nặng IS-2. Đây được coi là bệ phóng tự hành tên lửa đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: radikalĐạn tên lửa R-11 có hình dạng tương tự đạn V-2 của Đức trong CTTG 2, tất nhiên là có những cải tiến đáng kể về động lực, độ chính xác (dù rất kém). Theo các tài liệu, tên lửa R-11 đạt tầm phóng tối đa 270km, nhưng nếu mang đầu đạn hạt nhân giảm xuống chỉ 150km. Nguồn ảnh: radikalTheo các chuyên gia quân sự nhận định, mẫu tên lửa đạn đạo không tên của Triều Tiên mang hình dạng R-11 được nâng cấp về hệ thống dẫn đường đem lại khả năng tấn công chính xác cao hơn. Tuy nhiên, nó vẫn là một tên lửa nhiên liệu lỏng với khả năng trực chiến thấp. Nguồn ảnh: CNNTrong ảnh này có thể cho thấy rõ ràng 4 vây lớn lắp ở đầu tên lửa – cánh lái cho đầu đạn khi tấn công mục tiêu. Nguồn ảnh: SputnikTrong quá khứ Triều Tiên đã sản xuất thành công các thế hệ tên lửa đạn đạo Scud trong nước với định danh Hỏa tinh 5-6-7 và Rodong-1. Chúng có tầm bắn từ 300-700km, mạnh hơn cả các thế hệ R-17 Scud B hay Scud C/D. Cho nên việc “hồi sinh” thế hệ tên lửa đạn đạo Scud đời đầu cũng không có khó khăn lắm. Nguồn ảnh: KCNA
Trong cuộc duyệt binh ngày 17/4/2017, bên cạnh các dòng tên lửa liên lục địa đặt trên xe bánh lốp, Triều Tiên bất ngờ gây sốt giới chuyên gia quân sự với một mẫu tên lửa đạn đạo đặt trên khung gầm bánh xích. Nguồn ảnh: CNN
Sẽ không là vấn đề gì nếu như mẫu tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên có hình dạng bệ phóng và đạn gần như giống hệt dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch R-11 Zemlya được Liên Xô sản xuất từ những năm 1950. Nguồn ảnh: dogswar
R-11 Zemlya (định danh Tổng cục pháo binh Liên bang là 8A61, trong khi NATO gọi là SS-1 Scud-A). Theo các tài liệu được giải mật, R-11 được kỹ sư Victor Makeev - chuyên gia chủ lực của phòng OKB-1 dưới sự lãnh đạo của Sergey Korolyov trực tiếp thiết kế. Tháng 7/1953, R-11 được chấp nhận trang bị cho hồng quân. Tới tháng 1/1958, phiên bản mang đầu đạn hạt nhân R-11M được chấp thuận biên chế cho bộ đội pháo binh – tên lửa chiến lược. Nguồn ảnh: militaryrussia
R-11 được phát triển với nhiều điểm cải tiến so với các mẫu tên lửa đạn đạo thời kỳ này, điển hình ở chỗ chính là bệ phóng tự hành sử dụng khung gầm cơ sở xe tăng hạng nặng IS-2. Đây được coi là bệ phóng tự hành tên lửa đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: radikal
Đạn tên lửa R-11 có hình dạng tương tự đạn V-2 của Đức trong CTTG 2, tất nhiên là có những cải tiến đáng kể về động lực, độ chính xác (dù rất kém). Theo các tài liệu, tên lửa R-11 đạt tầm phóng tối đa 270km, nhưng nếu mang đầu đạn hạt nhân giảm xuống chỉ 150km. Nguồn ảnh: radikal
Theo các chuyên gia quân sự nhận định, mẫu tên lửa đạn đạo không tên của Triều Tiên mang hình dạng R-11 được nâng cấp về hệ thống dẫn đường đem lại khả năng tấn công chính xác cao hơn. Tuy nhiên, nó vẫn là một tên lửa nhiên liệu lỏng với khả năng trực chiến thấp. Nguồn ảnh: CNN
Trong ảnh này có thể cho thấy rõ ràng 4 vây lớn lắp ở đầu tên lửa – cánh lái cho đầu đạn khi tấn công mục tiêu. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong quá khứ Triều Tiên đã sản xuất thành công các thế hệ tên lửa đạn đạo Scud trong nước với định danh Hỏa tinh 5-6-7 và Rodong-1. Chúng có tầm bắn từ 300-700km, mạnh hơn cả các thế hệ R-17 Scud B hay Scud C/D. Cho nên việc “hồi sinh” thế hệ tên lửa đạn đạo Scud đời đầu cũng không có khó khăn lắm. Nguồn ảnh: KCNA