Trước đây, kỹ năng nhào lộn hỗn chiến trên không là điều rất quan trọng với các phi công chiến đấu nhất là khi khoảng cách chiến đấu chỉ vào khoảng... 150 mét do khi này các máy bay đều sử dụng pháo và súng máy làm hỏa lực chính. Nguồn ảnh: Steam.Khoa học kỹ thuật phát triển kéo theo đó là việc khoảng cách không chiến của các máy bay chiến đấu càng ngày càng gia tăng, các loại tên lửa không đối không có tầm bắn "nhẹ nhàng" nhất cũng khoảng 20 km, cá biệt có những loại có tầm bắn tới 75 km khiến cho kỹ năng điều khiển phi cơ né tránh là điều quá khó khăn. Nguồn ảnh: Vgnet.Lúc này, không chiến sẽ chỉ là một cuộc thi kỹ thuật trên không xem bên nào có "đồ nghề" tốt hơn. Cụ thể, bên tấn công sẽ sở hữu loại radar tìm kiếm có tầm xa hơn, sở hữu loại tên lửa có tầm bắn xa hơn,... bên phòng thủ sẽ phô diễn khả năng áp chế điện tử, gây nhiễu điện tử của mình để vô hiệu hóa tên lửa của đối phương,... Nguồn ảnh: Fabul.Việc của các phi công sẽ chỉ là bấm nút, bấm nút và bấm nút vì ở khoảng cách vài chục kilomet, việc né tránh quả tên lửa đang lao đến mình với vận tốc Mach 3 là quá khó khăn nên người phi công lúc này sẽ phải vừa cơ động, vừa sử dụng biện pháp áp chế, đánh lạc hướng và hô hiệu hóa tên lửa của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Nói như vậy không có nghĩa là các phi công hiện đại ngày nay không còn khả năng hỗn chiến trên không như các phi công lái máy bay cánh quạt trước đây. Thuật ngữ "Dogfight" được dùng để chỉ kỹ năng quần nhau với máy bay địch trên không của các phi công lái máy bay cánh quạt, sở dĩ sử dụng thuật ngữ "Dogfight" (tạm dịch là "chó đánh chó") vì khi này ở trên không, cảnh tượng hai chiếc máy bay vừa đuổi nhaum vừa quần nhau không khác gì cảnh tượng hai chú chó đang đánh nhau dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Aviation.Thuật ngữ này có vẻ không còn đúng với các phi công hiện đại ngày nay, khi mà hoặc họ có thể hạ nhau từ khoảng cách vài chục kilomet hoặc là họ sẽ tách nhau ra, tránh đối đầu ở khoảng cách gần vì khi vào gần việc "khóa" đối phương để khai hỏa là việc rất khó khăn. Nguồn ảnh: Poc.Có thể nói, công nghệ đã quá phát triển khiến kỹ năng của các phi công dần thôi chột. Điển hình đó là ngày nay, không còn bất cứ loại máy bay nào sử dụng pháo hoặc súng máy trên máy bay làm vũ khí chính và cơ số đạn dự trữ của những khẩu "súng cảnh" này cũng chỉ khoảng một vài trăm viên, hệ thống tên lửa và thiết bị áp chế chống tên lửa mới là thiết bị quan trọng nhất trong các chiến đấu cơ hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: Telegra.Có thể khẳng định, các phi công bây giờ có khả năng hỗn chiến (dogfight) kém hơn rất nhiều so với các lão làng từ thời máy bay cánh quạt. Tuy nhiên về trình độ và sức khỏe, khi họ phải điều khiển những hệ thống tiên tiến, phức tạp ở điều kiện tốc độ siêu âm thì rõ ràng về mặt này, các phi công thời xưa kém xa so với các phi công hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: AF.Dàn vũ khí cực khủng trên các chiến đấu cơ hiện đại ngày nay rõ ràng ăn đứt dàn hỏa lực trên các phi cơ cánh quạt thời xưa. Tuy nhiên cũng chính dàn hỏa lực này đã khiến các phi công "đẩy nhau ra xa", không còn những pha không chiến tầm gần "nảy lửa" như trước đây nữa. Nguồn ảnh: Pramod.
Trước đây, kỹ năng nhào lộn hỗn chiến trên không là điều rất quan trọng với các phi công chiến đấu nhất là khi khoảng cách chiến đấu chỉ vào khoảng... 150 mét do khi này các máy bay đều sử dụng pháo và súng máy làm hỏa lực chính. Nguồn ảnh: Steam.
Khoa học kỹ thuật phát triển kéo theo đó là việc khoảng cách không chiến của các máy bay chiến đấu càng ngày càng gia tăng, các loại tên lửa không đối không có tầm bắn "nhẹ nhàng" nhất cũng khoảng 20 km, cá biệt có những loại có tầm bắn tới 75 km khiến cho kỹ năng điều khiển phi cơ né tránh là điều quá khó khăn. Nguồn ảnh: Vgnet.
Lúc này, không chiến sẽ chỉ là một cuộc thi kỹ thuật trên không xem bên nào có "đồ nghề" tốt hơn. Cụ thể, bên tấn công sẽ sở hữu loại radar tìm kiếm có tầm xa hơn, sở hữu loại tên lửa có tầm bắn xa hơn,... bên phòng thủ sẽ phô diễn khả năng áp chế điện tử, gây nhiễu điện tử của mình để vô hiệu hóa tên lửa của đối phương,... Nguồn ảnh: Fabul.
Việc của các phi công sẽ chỉ là bấm nút, bấm nút và bấm nút vì ở khoảng cách vài chục kilomet, việc né tránh quả tên lửa đang lao đến mình với vận tốc Mach 3 là quá khó khăn nên người phi công lúc này sẽ phải vừa cơ động, vừa sử dụng biện pháp áp chế, đánh lạc hướng và hô hiệu hóa tên lửa của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nói như vậy không có nghĩa là các phi công hiện đại ngày nay không còn khả năng hỗn chiến trên không như các phi công lái máy bay cánh quạt trước đây. Thuật ngữ "Dogfight" được dùng để chỉ kỹ năng quần nhau với máy bay địch trên không của các phi công lái máy bay cánh quạt, sở dĩ sử dụng thuật ngữ "Dogfight" (tạm dịch là "chó đánh chó") vì khi này ở trên không, cảnh tượng hai chiếc máy bay vừa đuổi nhaum vừa quần nhau không khác gì cảnh tượng hai chú chó đang đánh nhau dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Aviation.
Thuật ngữ này có vẻ không còn đúng với các phi công hiện đại ngày nay, khi mà hoặc họ có thể hạ nhau từ khoảng cách vài chục kilomet hoặc là họ sẽ tách nhau ra, tránh đối đầu ở khoảng cách gần vì khi vào gần việc "khóa" đối phương để khai hỏa là việc rất khó khăn. Nguồn ảnh: Poc.
Có thể nói, công nghệ đã quá phát triển khiến kỹ năng của các phi công dần thôi chột. Điển hình đó là ngày nay, không còn bất cứ loại máy bay nào sử dụng pháo hoặc súng máy trên máy bay làm vũ khí chính và cơ số đạn dự trữ của những khẩu "súng cảnh" này cũng chỉ khoảng một vài trăm viên, hệ thống tên lửa và thiết bị áp chế chống tên lửa mới là thiết bị quan trọng nhất trong các chiến đấu cơ hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: Telegra.
Có thể khẳng định, các phi công bây giờ có khả năng hỗn chiến (dogfight) kém hơn rất nhiều so với các lão làng từ thời máy bay cánh quạt. Tuy nhiên về trình độ và sức khỏe, khi họ phải điều khiển những hệ thống tiên tiến, phức tạp ở điều kiện tốc độ siêu âm thì rõ ràng về mặt này, các phi công thời xưa kém xa so với các phi công hiện đại ngày nay. Nguồn ảnh: AF.
Dàn vũ khí cực khủng trên các chiến đấu cơ hiện đại ngày nay rõ ràng ăn đứt dàn hỏa lực trên các phi cơ cánh quạt thời xưa. Tuy nhiên cũng chính dàn hỏa lực này đã khiến các phi công "đẩy nhau ra xa", không còn những pha không chiến tầm gần "nảy lửa" như trước đây nữa. Nguồn ảnh: Pramod.