Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất là một trong những vũ khí gây ra nhiều tranh cãi nhất kể từ khi nó có mặt tại chiến trường Syria.Theo đại diện quân đội Nga, họ đã triển khai tổ hợp Pantsir-S1 tại căn cứ Hmeimim ngay từ khi cuộc chiến nổ ra và hệ thống phòng không này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Cụ thể, Pantsir-S1 đã đẩy lui vô số cuộc tấn công bằng pháo phản lực phóng loạt cũng như máy bay không người lái cảm tử của phiến quân, giữ an toàn cho căn cứ Hmeimim.Mặc dù vậy, chuyên gia quân sự - Đại tá Viktor Murakhovsky - Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí của tổ quốc" lại cho biết sự thật khác hẳn, đó là Pantsir-S1 có màn thể hiện rất tồi tệ và phải nhờ đến Tor-M2U cứu nguy thì căn cứ Hmeimim mới bình an.Ông Murakhovsky cho biết radar của Pantsir-S1 thường xuyên hoang báo cũng như bỏ lọt mục tiêu, nó thậm chí còn rất hay nhầm lẫn chim hải âu với máy bay không người lái.Không chỉ có vậy, tên lửa 57E6 của Pantsir-S1 chỉ đạt hiệu suất trúng đích có vỏn vẹn 19% khi đối đầu với mục tiêu có quỹ đạo bay khá đơn giản và tốc độ chậm như UAV cảm tử.Trong các trận chiến với không quân Israel thì điểm yếu của Pantsir-S1 lại càng được thể hiện rõ, khi nó chưa bao giờ bảo vệ an toàn cho một mục tiêu mặt đất nào trước tên lửa của đối phương.Không chỉ có vậy, ít nhất 2 tổ hợp Pantsir-S1 của Syria đã bị máy bay không người lái Harop của Israel phá hủy, cá biệt có trường hợp có tới 2 tên lửa 57E6 được phóng lên mà vẫn không trúng chiếc UAV có tốc độ chỉ 50 m/s.Chính vì vậy trong cuộc chiến với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, giới chuyên môn đang tập trung sự chú ý vào màn thể hiện của Pantsir-S1 bởi dù sao Ankara cũng không phải là đối thủ đáng gờm như Tel Aviv.Nhưng rất nhanh hy vọng lại trở thành thất vọng, khi báo cáo ban đầu từ chiến trường cho biết, Pantsir-S1 hoàn toàn bất lực trong việc ngăn chặn đối phương.Các nguồn tin trong quân đội Syria báo cáo rằng trong quá trình Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích vào vị trí của họ ở Idlib, hệ thống phòng không Pantsir-S1 đã không bắn hạ nổi một quả đạn pháo phản lực phóng loạt nào.Đáng lưu ý là Pantsir-S1 được triển khai ở khu vực tiền tuyến để đẩy lùi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái có thể xảy ra, tuy nhiên vì lý do không rõ, chúng không thể phát hiện và bắn trúng một quả rocket nào.Theo cùng một nguồn tin Syria, chỉ trong 72 giờ qua, phiến quân và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công các vị trí của lực lượng chính phủ Syria nhiều lần, họ bắn tổng cộng hơn 100 rocket, thậm chí cho phép các tay súng vượt qua tuyến phòng thủ.Tuy nhiên hiệu suất của hệ thống Pantsir-S1 vẫn không được cải thiện, điều này đặt ra câu hỏi là vũ khí trên có thực sự có hiệu quả như khi đẩy lùi các cuộc tấn công vào căn cứ Hmeimim hay không.Ngược lại, phía Nga cho rằng, trên thực tế, hệ thống Pantsir-S1 không thích hợp để đẩy lùi cuộc tấn công ở khoảng cách gần như vậy, vì nó chỉ cách các trận địa MLRS của Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân có vài km."Tên lửa có thể bao quát khoảng cách 6 - 8 km chỉ trong 8 - 12 giây, trong thời gian này, người điều khiển cần phát hiện mục tiêu nhỏ, chĩa vũ khí vào nó và bắn trúng, điều này gần như không thể"."Đây là lý do quan trọng khiến cho các hệ thống Pantsir-S1 của Syria không thể bắn hạ một tên lửa nào của Thổ Nhĩ Kỳ", ghi chú của chuyên gia quân sự Nga.
Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất là một trong những vũ khí gây ra nhiều tranh cãi nhất kể từ khi nó có mặt tại chiến trường Syria.
Theo đại diện quân đội Nga, họ đã triển khai tổ hợp Pantsir-S1 tại căn cứ Hmeimim ngay từ khi cuộc chiến nổ ra và hệ thống phòng không này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cụ thể, Pantsir-S1 đã đẩy lui vô số cuộc tấn công bằng pháo phản lực phóng loạt cũng như máy bay không người lái cảm tử của phiến quân, giữ an toàn cho căn cứ Hmeimim.
Mặc dù vậy, chuyên gia quân sự - Đại tá Viktor Murakhovsky - Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí của tổ quốc" lại cho biết sự thật khác hẳn, đó là Pantsir-S1 có màn thể hiện rất tồi tệ và phải nhờ đến Tor-M2U cứu nguy thì căn cứ Hmeimim mới bình an.
Ông Murakhovsky cho biết radar của Pantsir-S1 thường xuyên hoang báo cũng như bỏ lọt mục tiêu, nó thậm chí còn rất hay nhầm lẫn chim hải âu với máy bay không người lái.
Không chỉ có vậy, tên lửa 57E6 của Pantsir-S1 chỉ đạt hiệu suất trúng đích có vỏn vẹn 19% khi đối đầu với mục tiêu có quỹ đạo bay khá đơn giản và tốc độ chậm như UAV cảm tử.
Trong các trận chiến với không quân Israel thì điểm yếu của Pantsir-S1 lại càng được thể hiện rõ, khi nó chưa bao giờ bảo vệ an toàn cho một mục tiêu mặt đất nào trước tên lửa của đối phương.
Không chỉ có vậy, ít nhất 2 tổ hợp Pantsir-S1 của Syria đã bị máy bay không người lái Harop của Israel phá hủy, cá biệt có trường hợp có tới 2 tên lửa 57E6 được phóng lên mà vẫn không trúng chiếc UAV có tốc độ chỉ 50 m/s.
Chính vì vậy trong cuộc chiến với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, giới chuyên môn đang tập trung sự chú ý vào màn thể hiện của Pantsir-S1 bởi dù sao Ankara cũng không phải là đối thủ đáng gờm như Tel Aviv.
Nhưng rất nhanh hy vọng lại trở thành thất vọng, khi báo cáo ban đầu từ chiến trường cho biết, Pantsir-S1 hoàn toàn bất lực trong việc ngăn chặn đối phương.
Các nguồn tin trong quân đội Syria báo cáo rằng trong quá trình Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích vào vị trí của họ ở Idlib, hệ thống phòng không Pantsir-S1 đã không bắn hạ nổi một quả đạn pháo phản lực phóng loạt nào.
Đáng lưu ý là Pantsir-S1 được triển khai ở khu vực tiền tuyến để đẩy lùi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái có thể xảy ra, tuy nhiên vì lý do không rõ, chúng không thể phát hiện và bắn trúng một quả rocket nào.
Theo cùng một nguồn tin Syria, chỉ trong 72 giờ qua, phiến quân và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công các vị trí của lực lượng chính phủ Syria nhiều lần, họ bắn tổng cộng hơn 100 rocket, thậm chí cho phép các tay súng vượt qua tuyến phòng thủ.
Tuy nhiên hiệu suất của hệ thống Pantsir-S1 vẫn không được cải thiện, điều này đặt ra câu hỏi là vũ khí trên có thực sự có hiệu quả như khi đẩy lùi các cuộc tấn công vào căn cứ Hmeimim hay không.
Ngược lại, phía Nga cho rằng, trên thực tế, hệ thống Pantsir-S1 không thích hợp để đẩy lùi cuộc tấn công ở khoảng cách gần như vậy, vì nó chỉ cách các trận địa MLRS của Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân có vài km.
"Tên lửa có thể bao quát khoảng cách 6 - 8 km chỉ trong 8 - 12 giây, trong thời gian này, người điều khiển cần phát hiện mục tiêu nhỏ, chĩa vũ khí vào nó và bắn trúng, điều này gần như không thể".
"Đây là lý do quan trọng khiến cho các hệ thống Pantsir-S1 của Syria không thể bắn hạ một tên lửa nào của Thổ Nhĩ Kỳ", ghi chú của chuyên gia quân sự Nga.