Hãng thông tấn Al Masdar News cho biết, máy bay chiến đấu Israel vào cuối tháng 11 đã thực hiện hàng loạt vụ tấn công dữ dội vào khu vực phía Tây và phía Nam thủ đô Damascus của Syria.Hành động này của Israel nhằm tiêu diệt các mục tiêu của lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) để trả đũa những cuộc tấn công xuyên biên giới mà Tel Aviv cáo buộc do IRGC thực hiện.Bên cạnh những tấm ảnh vệ tinh cho thấy các tòa nhà mà Israel cáo buộc là sở chỉ huy của IRGC bị phá hủy thì họ còn tuyên bố đã phá hủy tổng cộng 6 tổ hợp tên lửa phòng không của quân đội chính phủ Syria (SAA).Đáng chú ý là theo thông tin của Al Masdar News, toàn bộ khu nhà kho tại một căn cứ không quân của Syria đã bị phá hủy hoàn toàn, gây thiệt hại tương đối nghiêm trọng.Khu nhà kho này được cho là nơi lưu trữ các hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1 do Nga chế tạo cùng một số lượng lớn đạn tên lửa đánh chặn và phụ tùng đảm bảo kỹ thuật.Al Masdar News khẳng định rằng đã có một vài tổ hợp Pantsir-S1 được cất giấu tại đây bị phá hủy trong cuộc oanh kích của không quân Israel (IAF), điều này cũng phù hợp với tuyên bố trước đó của IAF.Nguyên nhân tại sao các hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Syria không tham gia chiến đấu mà lại "ẩn nấp kỹ" trong kho đang gây ra khá nhiều thắc mắc cho giới truyền thông.Có thể các tổ hợp phòng không này đang trong tình trạng sửa chữa sau một thời gian dài trực chiến, chúng không trực tiếp gây nguy hiểm cho máy bay Israel nhưng vẫn bị phá hủy vì Tel Aviv nhìn nhận đây là nguy cơ lớn.Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng xác thực về việc Pantsir-S1 bị máy bay Israel phá hủy cho dù đã "ẩn nấp kỹ", có nguồn tin cho rằng đó chỉ là pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka mà thôi.Bên cạnh đó, trước kia khi các hệ thống Pantsir-S1 của SAA bị phá hủy thì đều có hình ảnh được truyền trực tiếp về sở chỉ huy của IAF, tuy nhiên lần này chưa thấy bằng chứng như trên.Có thể trong trận tấn công này Israel không sử dụng máy bay không người lái cảm tử Harop nên thiếu hình ảnh, hoặc đơn giản hơn là họ chưa muốn công bố vào thời điểm hiện tại.Vấn đề được quan tâm tiếp theo đó là liệu không quân Israel có tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Syria ngay cả khi chúng chưa gây hại cho máy bay của họ hay không?Bộ Quốc phòng Israel từng cảnh báo rằng nếu S-300 của Syria được kích hoạt thì họ sẽ phá hủy vũ khí này ngay lập tức, khi hành tung của chúng đã được theo dõi sát sao từ lâu.Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Naftali Bennett gần đây cho biết sẽ đẩy mạnh tấn công để đánh bật hoàn toàn lực lượng IRGC khỏi lãnh thổ Syria, diễn biến chiến sự sắp tới được dự báo sẽ cực kỳ khó lường.
Hãng thông tấn Al Masdar News cho biết, máy bay chiến đấu Israel vào cuối tháng 11 đã thực hiện hàng loạt vụ tấn công dữ dội vào khu vực phía Tây và phía Nam thủ đô Damascus của Syria.
Hành động này của Israel nhằm tiêu diệt các mục tiêu của lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) để trả đũa những cuộc tấn công xuyên biên giới mà Tel Aviv cáo buộc do IRGC thực hiện.
Bên cạnh những tấm ảnh vệ tinh cho thấy các tòa nhà mà Israel cáo buộc là sở chỉ huy của IRGC bị phá hủy thì họ còn tuyên bố đã phá hủy tổng cộng 6 tổ hợp tên lửa phòng không của quân đội chính phủ Syria (SAA).
Đáng chú ý là theo thông tin của Al Masdar News, toàn bộ khu nhà kho tại một căn cứ không quân của Syria đã bị phá hủy hoàn toàn, gây thiệt hại tương đối nghiêm trọng.
Khu nhà kho này được cho là nơi lưu trữ các hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1 do Nga chế tạo cùng một số lượng lớn đạn tên lửa đánh chặn và phụ tùng đảm bảo kỹ thuật.
Al Masdar News khẳng định rằng đã có một vài tổ hợp Pantsir-S1 được cất giấu tại đây bị phá hủy trong cuộc oanh kích của không quân Israel (IAF), điều này cũng phù hợp với tuyên bố trước đó của IAF.
Nguyên nhân tại sao các hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Syria không tham gia chiến đấu mà lại "ẩn nấp kỹ" trong kho đang gây ra khá nhiều thắc mắc cho giới truyền thông.
Có thể các tổ hợp phòng không này đang trong tình trạng sửa chữa sau một thời gian dài trực chiến, chúng không trực tiếp gây nguy hiểm cho máy bay Israel nhưng vẫn bị phá hủy vì Tel Aviv nhìn nhận đây là nguy cơ lớn.
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng xác thực về việc Pantsir-S1 bị máy bay Israel phá hủy cho dù đã "ẩn nấp kỹ", có nguồn tin cho rằng đó chỉ là pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka mà thôi.
Bên cạnh đó, trước kia khi các hệ thống Pantsir-S1 của SAA bị phá hủy thì đều có hình ảnh được truyền trực tiếp về sở chỉ huy của IAF, tuy nhiên lần này chưa thấy bằng chứng như trên.
Có thể trong trận tấn công này Israel không sử dụng máy bay không người lái cảm tử Harop nên thiếu hình ảnh, hoặc đơn giản hơn là họ chưa muốn công bố vào thời điểm hiện tại.
Vấn đề được quan tâm tiếp theo đó là liệu không quân Israel có tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Syria ngay cả khi chúng chưa gây hại cho máy bay của họ hay không?
Bộ Quốc phòng Israel từng cảnh báo rằng nếu S-300 của Syria được kích hoạt thì họ sẽ phá hủy vũ khí này ngay lập tức, khi hành tung của chúng đã được theo dõi sát sao từ lâu.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Naftali Bennett gần đây cho biết sẽ đẩy mạnh tấn công để đánh bật hoàn toàn lực lượng IRGC khỏi lãnh thổ Syria, diễn biến chiến sự sắp tới được dự báo sẽ cực kỳ khó lường.