Với cái “nóng” ở biên giới Trung Quốc - Ấn Độ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong suốt nhiều tháng qua, khiến người ta đặt ra câu hỏi liệu cái “nóng” đó có thể bùng phát thành một ngọn lửa lớn ở Nam Á, kéo các nước trong khu vực vào vòng xoáy chiến tranh mới. Khi mà Nam Á có tới ba quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: Quartz.Bất đồng giữa Ấn Độ và Trung Quốc có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể được hóa giải, ngay cả khi cả hai nước không có tranh chấp biên giới, bởi lợi ích của hai quốc gia này hoàn toàn đối lập nhau. Và mối quan hệ đó thậm chí còn được ví như “mối quan hệ Mỹ-Nga” của châu Á, luôn luôn ở thế đối lập. Nguồn ảnh: The Morung Express.Nói cách khác vấn đề xung đột biên giới chỉ là bề nổi của mối quan hệ Trung-Ấn, hai cường quốc quân sự lớn nhất châu Á. Tuy nhiên mối quan hệ này còn ảnh hưởng trực tiếp đến một quốc gia Nam Á khác, đặt quốc gia này vào vị thế mà chẳng ai muốn đứng bởi họ không thể ngã về bất cứ hướng nào. Khi một quyết định sai lầm được đưa ra thì có thể sẽ trở thành mần mống dấy lên Chiến tranh Thế giới thứ 3. Và quốc gia đó chính là Pakistan. Nguồn ảnh: The Epoch Times.Nhìn vào bản đồ trong hình ta có thể thấy, Pakistan có đường biên giới chung với cả Ấn Độ và Trung Quốc, bản thân Islamabad cũng có tranh chấp biên giới với New Delhi ở vùng Kashmir. Và mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan chưa bao giờ tốt lên kể từ khi hai quốc gia này thoát khỏi sự đô hộ của Anh vào năm 1947. Trong khi đó Islamabad lại có mối quan hệ cực kỳ nồng ấm với Bắc Kinh nếu không muốn nói hai quốc gia này là đồng minh chiến lược chiến lược của nhau. Nguồn ảnh: The Economist.Trong quá khứ, Ấn Độ và Pakistan cũng từng xảy ra chiến tranh và xung đột biên giới trong suốt nhiều thập kỷ từ năm 1947 cho đến tận 1999 và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên mối quan hệ của quốc gia này không đến nổi bế tắc như Trung-Ấn, bởi họ trước đây từng là một thể thống nhất trong cùng một quốc gia cho đến năm 1947. Nguồn ảnh: Weekly News.Nói điều này để có thể thấy được rằng, có thể Pakistan và Ấn Độ luôn trong tình trạng sớm đánh tối tan nhưng để Islamabad hợp lực với Bắc Kinh trong một cuộc chiến chung chống lại New Delhi là điều khó có thể xảy ra. Bởi không đơn thuần chỉ là lý do lo ngại một cuộc hạt nhân diện rộng trên toàn Nam Á mà còn bởi họ cùng chung một huyết thống nếu xét ở một mặt nào đó. Nguồn ảnh: Cobrapost.Dù vậy, cũng không phải là không có khả năng Pakistan sẽ hợp tác với Trung Quốc mở một mặt trận mới ở Kashmir nếu Trung-Ấn nổ ra xung đột ở biên giới, để tiến tới dứt điểm hoàn toàn vấn đề tranh chấp biên giới Trung-Ấn khi đẩy Ấn Độ ra khỏi các vị trí mà nước này đóng chốt hiện tại trên toàn tuyến. Vậy tiềm lực quân sự của Pakistan mạnh tới đâu để có thể thực hiện kế hoạch này với Trung Quốc... Nguồn ảnh: kitaab.com.pk.Về khả năng quốc phòng Pakistan có quân số 643.800 quân cùng với hơn 500.000 quân dự bị, ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này luôn duy trì ở mức hơn 8 tỷ USD trong đó chưa bao gồm các khoản viện trợ quân sự từ bên ngoài, chủ yếu đến từ Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó Quân đội Pakistan cũng được xây dựng dựa trên mô hình Quân đội Mỹ tương tự như Ấn Độ với Liên Xô, họ ở hai thái cực hoàn toàn trái lập. Nguồn ảnh: Rava.pk.Mặt dù chưa bao giờ công khai, nhưng ai cũng biết rằng Pakistan đã sở hữu vũ khí hạt nhân và có thể đã tích hợp được chúng lên trên các đầu đạn tên lửa của mình. Dĩ nhiên hổ trợ cho Pakistan sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt này không ai khác ngoài Mỹ trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2000. Nguồn ảnh: news.allinfo.kz.Tuy nhiên ngoài việc sở hữu vũ khí hạt nhân, thì sức mạnh quân sự của Pakistan lại thua kém rất nhiều so với Ấn Độ. Chỉ tính riêng xe tăng, Pakistan chỉ được trang bị khoảng 2.000 đơn vị và khoảng 2.500 đơn vị xe bọc thép tất cả đều đã lỗi thời, trong số đó nổi bật nhất chỉ có xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UD mà nước này mua của Ukraine. Nguồn ảnh: Dawn.Trái ngược với Lục quân, Không quân Pakistan lại phát triển khá mạnh với trang bị hầu hết là các máy bay chiến đấu mới với hơn 900 đơn vị cùng quân số hơn 65.000 quân. Con số trên có vẻ khá khiêm tốn với Ấn Độ nhưng khả năng tác chiến của Không quân Pakistan lại vượt trội hơn hẳn do họ được một tay người Mỹ đào tạo nên. Nguồn ảnh: Airliners.net.Sở hữu nhiều dòng chiến đấu cơ khác nhau, nhưng trái tim của Không quân Pakistan vẫn là những chiếc tiêm kích F-16 Fighting Falcon của Mỹ đây cũng là dòng chiến đấu cơ hiện đại nhất của Pakistan với biên chế chỉ khoảng 76 chiếc. Ngoài ra họ cũng có những cái tên khá nổi trội như Chengdu J-7, Mirage 5 và Mirage III. Trong đó J-7 đóng vai trò chủ đạo. Nguồn ảnh: Quwa.Nhìn chung Không quân Pakistan trong giai đoạn đã gần như thoát ly khỏi người Mỹ thay vào là Trung Quốc về cả mặt trang bị lẫn xây dựng lực lượng, điều này cho thấy ít nhiều mối quan hệ Pakistan – Trung Quốc trong thời gian gần đây. Và trong tương lai họ sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Nellis Air Force Base.Hải quân Pakistan thực sự không quá nổi bật ở Nam Á, nếu như không muốn nói chỉ ở mức bình thường không giống như Ấn Độ. Họ chỉ được trang bị 63 tàu chiến các loại trong đó có khoảng 10 tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ cùng quân số hơn 30.000 người. Hải quân Pakistan gần như chỉ có thể tác chiến ven bờ. Nguồn ảnh: Shughal.Từ các đánh giá trên ta có thể nhận thấy rằng, Quân đội Pakistan ngày nay hoàn toàn không phải là đối thủ của Ấn Độ và họ có thể nhanh chóng bị đánh bởi trong một cuộc chiến tranh toàn diện với New Delhi. Tuy nhiên không phải vì thế mà Islamabad sẽ tìm tới Bắc Kinh để tạo thành một liên minh quân sự chống lại New Delhi bởi họ biết rõ cái giá mà mình phải trả. Nguồn ảnh: Dawn.Tóm lại khi Trung-Ấn nổ ra xung đột, Pakistan vẫn sẽ ở thế trung lập bởi họ có quá nhiều lý do để không tham gia cuộc chiến này. Và câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” có lẽ sẽ phù hợp với Pakistan nếu trường hợp trên xảy, khi mà những thứ Bắc Kinh cho họ chưa chắc đã nhiều bằng cái mà họ sẽ mất trong một cuộc chiến với New Delhi. Nguồn ảnh: The Economist.
Với cái “nóng” ở biên giới Trung Quốc - Ấn Độ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong suốt nhiều tháng qua, khiến người ta đặt ra câu hỏi liệu cái “nóng” đó có thể bùng phát thành một ngọn lửa lớn ở Nam Á, kéo các nước trong khu vực vào vòng xoáy chiến tranh mới. Khi mà Nam Á có tới ba quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nguồn ảnh: Quartz.
Bất đồng giữa Ấn Độ và Trung Quốc có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể được hóa giải, ngay cả khi cả hai nước không có tranh chấp biên giới, bởi lợi ích của hai quốc gia này hoàn toàn đối lập nhau. Và mối quan hệ đó thậm chí còn được ví như “mối quan hệ Mỹ-Nga” của châu Á, luôn luôn ở thế đối lập. Nguồn ảnh: The Morung Express.
Nói cách khác vấn đề xung đột biên giới chỉ là bề nổi của mối quan hệ Trung-Ấn, hai cường quốc quân sự lớn nhất châu Á. Tuy nhiên mối quan hệ này còn ảnh hưởng trực tiếp đến một quốc gia Nam Á khác, đặt quốc gia này vào vị thế mà chẳng ai muốn đứng bởi họ không thể ngã về bất cứ hướng nào. Khi một quyết định sai lầm được đưa ra thì có thể sẽ trở thành mần mống dấy lên Chiến tranh Thế giới thứ 3. Và quốc gia đó chính là Pakistan. Nguồn ảnh: The Epoch Times.
Nhìn vào bản đồ trong hình ta có thể thấy, Pakistan có đường biên giới chung với cả Ấn Độ và Trung Quốc, bản thân Islamabad cũng có tranh chấp biên giới với New Delhi ở vùng Kashmir. Và mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan chưa bao giờ tốt lên kể từ khi hai quốc gia này thoát khỏi sự đô hộ của Anh vào năm 1947. Trong khi đó Islamabad lại có mối quan hệ cực kỳ nồng ấm với Bắc Kinh nếu không muốn nói hai quốc gia này là đồng minh chiến lược chiến lược của nhau. Nguồn ảnh: The Economist.
Trong quá khứ, Ấn Độ và Pakistan cũng từng xảy ra chiến tranh và xung đột biên giới trong suốt nhiều thập kỷ từ năm 1947 cho đến tận 1999 và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên mối quan hệ của quốc gia này không đến nổi bế tắc như Trung-Ấn, bởi họ trước đây từng là một thể thống nhất trong cùng một quốc gia cho đến năm 1947. Nguồn ảnh: Weekly News.
Nói điều này để có thể thấy được rằng, có thể Pakistan và Ấn Độ luôn trong tình trạng sớm đánh tối tan nhưng để Islamabad hợp lực với Bắc Kinh trong một cuộc chiến chung chống lại New Delhi là điều khó có thể xảy ra. Bởi không đơn thuần chỉ là lý do lo ngại một cuộc hạt nhân diện rộng trên toàn Nam Á mà còn bởi họ cùng chung một huyết thống nếu xét ở một mặt nào đó. Nguồn ảnh: Cobrapost.
Dù vậy, cũng không phải là không có khả năng Pakistan sẽ hợp tác với Trung Quốc mở một mặt trận mới ở Kashmir nếu Trung-Ấn nổ ra xung đột ở biên giới, để tiến tới dứt điểm hoàn toàn vấn đề tranh chấp biên giới Trung-Ấn khi đẩy Ấn Độ ra khỏi các vị trí mà nước này đóng chốt hiện tại trên toàn tuyến. Vậy tiềm lực quân sự của Pakistan mạnh tới đâu để có thể thực hiện kế hoạch này với Trung Quốc... Nguồn ảnh: kitaab.com.pk.
Về khả năng quốc phòng Pakistan có quân số 643.800 quân cùng với hơn 500.000 quân dự bị, ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này luôn duy trì ở mức hơn 8 tỷ USD trong đó chưa bao gồm các khoản viện trợ quân sự từ bên ngoài, chủ yếu đến từ Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó Quân đội Pakistan cũng được xây dựng dựa trên mô hình Quân đội Mỹ tương tự như Ấn Độ với Liên Xô, họ ở hai thái cực hoàn toàn trái lập. Nguồn ảnh: Rava.pk.
Mặt dù chưa bao giờ công khai, nhưng ai cũng biết rằng Pakistan đã sở hữu vũ khí hạt nhân và có thể đã tích hợp được chúng lên trên các đầu đạn tên lửa của mình. Dĩ nhiên hổ trợ cho Pakistan sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt này không ai khác ngoài Mỹ trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2000. Nguồn ảnh: news.allinfo.kz.
Tuy nhiên ngoài việc sở hữu vũ khí hạt nhân, thì sức mạnh quân sự của Pakistan lại thua kém rất nhiều so với Ấn Độ. Chỉ tính riêng xe tăng, Pakistan chỉ được trang bị khoảng 2.000 đơn vị và khoảng 2.500 đơn vị xe bọc thép tất cả đều đã lỗi thời, trong số đó nổi bật nhất chỉ có xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UD mà nước này mua của Ukraine. Nguồn ảnh: Dawn.
Trái ngược với Lục quân, Không quân Pakistan lại phát triển khá mạnh với trang bị hầu hết là các máy bay chiến đấu mới với hơn 900 đơn vị cùng quân số hơn 65.000 quân. Con số trên có vẻ khá khiêm tốn với Ấn Độ nhưng khả năng tác chiến của Không quân Pakistan lại vượt trội hơn hẳn do họ được một tay người Mỹ đào tạo nên. Nguồn ảnh: Airliners.net.
Sở hữu nhiều dòng chiến đấu cơ khác nhau, nhưng trái tim của Không quân Pakistan vẫn là những chiếc tiêm kích F-16 Fighting Falcon của Mỹ đây cũng là dòng chiến đấu cơ hiện đại nhất của Pakistan với biên chế chỉ khoảng 76 chiếc. Ngoài ra họ cũng có những cái tên khá nổi trội như Chengdu J-7, Mirage 5 và Mirage III. Trong đó J-7 đóng vai trò chủ đạo. Nguồn ảnh: Quwa.
Nhìn chung Không quân Pakistan trong giai đoạn đã gần như thoát ly khỏi người Mỹ thay vào là Trung Quốc về cả mặt trang bị lẫn xây dựng lực lượng, điều này cho thấy ít nhiều mối quan hệ Pakistan – Trung Quốc trong thời gian gần đây. Và trong tương lai họ sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Nellis Air Force Base.
Hải quân Pakistan thực sự không quá nổi bật ở Nam Á, nếu như không muốn nói chỉ ở mức bình thường không giống như Ấn Độ. Họ chỉ được trang bị 63 tàu chiến các loại trong đó có khoảng 10 tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ cùng quân số hơn 30.000 người. Hải quân Pakistan gần như chỉ có thể tác chiến ven bờ. Nguồn ảnh: Shughal.
Từ các đánh giá trên ta có thể nhận thấy rằng, Quân đội Pakistan ngày nay hoàn toàn không phải là đối thủ của Ấn Độ và họ có thể nhanh chóng bị đánh bởi trong một cuộc chiến tranh toàn diện với New Delhi. Tuy nhiên không phải vì thế mà Islamabad sẽ tìm tới Bắc Kinh để tạo thành một liên minh quân sự chống lại New Delhi bởi họ biết rõ cái giá mà mình phải trả. Nguồn ảnh: Dawn.
Tóm lại khi Trung-Ấn nổ ra xung đột, Pakistan vẫn sẽ ở thế trung lập bởi họ có quá nhiều lý do để không tham gia cuộc chiến này. Và câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” có lẽ sẽ phù hợp với Pakistan nếu trường hợp trên xảy, khi mà những thứ Bắc Kinh cho họ chưa chắc đã nhiều bằng cái mà họ sẽ mất trong một cuộc chiến với New Delhi. Nguồn ảnh: The Economist.