Trong tương lai gần, Quân đội Ukraine sẽ bắt đầu thử nghiệm bom dẫn đường được sản xuất trong nước. Vào ngày 9/6, Tư lệnh Không quân Ukraine, Chuẩn tướng Sergei Drozdov, đã nói về điều này trong một cuộc phỏng vấn với “Đài tiếng nói tự do Hoa Kỳ”.Trả lời các câu hỏi, Chuẩn tướng Golubtsov lưu ý rằng, trước tiên cần phải đảm bảo tính hiệu quả của loại vũ khí do phương Tây cung cấp và chuyển đổi máy bay sử dụng chúng. Hiện Ukraine hài lòng với chất lượng vũ khí phương Tây cung cấp, nhưng Ukraine muốn có vũ khí hàng không của riêng mình, để ít phụ thuộc vào nguồn cung cấp hơn.Do đó, người Ukraine đang tạo ra một loại bom dẫn đường tương tự như UMPK của Nga và JDAM-ER của Mỹ. Người Nga đã bắt đầu quá trình triển khai UMPK trước đó, nhưng người Ukraine đang tiến hành trang bị lại và chế tạo nhiều loại bom dẫn đường của riêng họ, dựa trên bom rơi tự do, ông Golubtsov nhấn mạnh. Theo Chuẩn tướng Golubtsov, với khả năng của Ukraine, họ hoàn toàn có thể thiết kế, chế tạo được loại bom có điều khiển từ các loại bom thường. Các phòng thiết kế của Ukraine có thể thiết kế cánh lượn, mô-đun GPS và mô-đun điều khiển, để biến những quả bom thường thành bom có điều khiển.Hiện Quân đội Ukraine vẫn sử dụng các loại bom dẫn đường do phương Tây sản xuất. Ví dụ, bom dẫn đường có độ chính xác cao của Mỹ GBU-39 và GBU-62 của Mỹ và AASM-250 Hammer của Pháp.Chuẩn tướng Golubtsov giải thích rằng, với số lượng máy bay chiến đấu ít ỏi, Không quân Ukraine không thể sử dụng bom lượn có điều khiển thường xuyên trong toàn bộ khu vực chiến tuyến, vì cần phải bay vào vùng phòng không rất mạnh của Nga và điều này rất nguy hiểm. Hiện Ukraine còn nhiều loại bom khác nhau từ thời Liên Xô, trong đó có cả bom xuyên và bom chùm. Nếu biến chúng thành vũ khí có điều khiển và vượt qua được hệ thống phòng không của Nga, thì 100% sẽ đánh trúng mục tiêu, Chuẩn tướng Golubtsov cho biết.Chuẩn tướng Golubtsov ca ngợi bom GBU-39 của Mỹ, vì những quả bom đường kính nhỏ này có mô-đun dẫn đường và máy bay có thể mang chúng với số lượng lớn hơn trong một lần xuất kích. Hoặc có thể phóng từ mặt đất, từ hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS hay M270.Nhưng Ukraine chỉ có thể sử dụng tới 300 quả bom lượn có độ chính xác cao khác nhau mỗi tháng; trong khi lực lượng không quân chiến thuật Nga sử dụng số bom lượn gấp 10 lần. Tất nhiên, người Nga ngày nay có cả lợi thế về kỹ thuật và công nghệ.Chuẩn tướng Golubtsov cũng cho biết, loại bom dẫn đường mà các đối tác cung cấp cho Ukraine có công nghệ tiên tiến hơn, hiện đại hơn, chính xác hơn và có khả năng bảo vệ tốt hơn trước khả năng chế áp điện tử của Nga. Nhưng người Nga có nhiều hơn thế và người Nga đã chuẩn bị cho cuộc chiến này, có lẽ trong nhiều thập kỷ.Cũng theo ông Golubtsov, thật không may cho Ukraine, các máy bay Su-35 hay Mig-31 có tiềm năng lớn hơn nhiều so với các máy bay mà Ukraine hiện đang sử dụng. Vì vậy, ông Golubtsov hy vọng vào việc phương Tây sẽ sớm cung cấp máy bay hiện đại cho Ukraine, để có thể đối đầu với máy bay chiến đấu của Nga.Đề cập đến chủ đề tiếp tục sử dụng máy bay cường kích Su-25, Chuẩn tướng Golubtsov cho rằng, có lẽ mọi người đã quên đây là loại máy bay chiến đấu, được ví là “xe tăng bay” của Quân đội Liên Xô trước kia, khi có thể chi viện hỏa lực trực tiếp cho các lực lượng chiến đấu mặt đất.Tuy nhiên trên chiến trường Ukraine, việc sử dụng máy bay Su-25 để chi viện hỏa lực trực tiếp là không hiệu quả, do hỏa lực phòng không mặt đất của Nga quá mạnh. Chiến thuật sử dụng máy bay Su-25 tác chiến bằng vũ khí không điều khiển, hiện không còn phù hợp. Chuẩn tướng Golubtsov cho biết, những chiếc Su-25 của Ukraine cũng đang được hiện đại hóa và giờ đây chúng đã có thể sử dụng loại bom AASM-250 Hammer. Đây là loại bom lượn có điều khiển, cải tiến từ bom thường của Pháp, giống như bom UMPK của Nga hay JDAM của Mỹ. Nhưng sự khác biệt chính là nó có thêm động cơ phản lực riêng.Việc tích hợp bom dẫn đường AASM-250 Hammer của Pháp vào những chiếc cường kích Su-25 của Ukraine đã diễn ra tốt đẹp, giống như trước đây với Su-27 và MiG-29, tiếp theo là Su-24M. Với động cơ phản lực bổ sung, Su-25 của Ukraine có thể thả bom AASM-250 Hammer từ độ cao thấp, do vậy tránh được đòn tấn công của tên lửa phòng không Nga. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Forbes, Sputnik).
Trong tương lai gần, Quân đội Ukraine sẽ bắt đầu thử nghiệm bom dẫn đường được sản xuất trong nước. Vào ngày 9/6, Tư lệnh Không quân Ukraine, Chuẩn tướng Sergei Drozdov, đã nói về điều này trong một cuộc phỏng vấn với “Đài tiếng nói tự do Hoa Kỳ”.
Trả lời các câu hỏi, Chuẩn tướng Golubtsov lưu ý rằng, trước tiên cần phải đảm bảo tính hiệu quả của loại vũ khí do phương Tây cung cấp và chuyển đổi máy bay sử dụng chúng. Hiện Ukraine hài lòng với chất lượng vũ khí phương Tây cung cấp, nhưng Ukraine muốn có vũ khí hàng không của riêng mình, để ít phụ thuộc vào nguồn cung cấp hơn.
Do đó, người Ukraine đang tạo ra một loại bom dẫn đường tương tự như UMPK của Nga và JDAM-ER của Mỹ. Người Nga đã bắt đầu quá trình triển khai UMPK trước đó, nhưng người Ukraine đang tiến hành trang bị lại và chế tạo nhiều loại bom dẫn đường của riêng họ, dựa trên bom rơi tự do, ông Golubtsov nhấn mạnh.
Theo Chuẩn tướng Golubtsov, với khả năng của Ukraine, họ hoàn toàn có thể thiết kế, chế tạo được loại bom có điều khiển từ các loại bom thường. Các phòng thiết kế của Ukraine có thể thiết kế cánh lượn, mô-đun GPS và mô-đun điều khiển, để biến những quả bom thường thành bom có điều khiển.
Hiện Quân đội Ukraine vẫn sử dụng các loại bom dẫn đường do phương Tây sản xuất. Ví dụ, bom dẫn đường có độ chính xác cao của Mỹ GBU-39 và GBU-62 của Mỹ và AASM-250 Hammer của Pháp.
Chuẩn tướng Golubtsov giải thích rằng, với số lượng máy bay chiến đấu ít ỏi, Không quân Ukraine không thể sử dụng bom lượn có điều khiển thường xuyên trong toàn bộ khu vực chiến tuyến, vì cần phải bay vào vùng phòng không rất mạnh của Nga và điều này rất nguy hiểm.
Hiện Ukraine còn nhiều loại bom khác nhau từ thời Liên Xô, trong đó có cả bom xuyên và bom chùm. Nếu biến chúng thành vũ khí có điều khiển và vượt qua được hệ thống phòng không của Nga, thì 100% sẽ đánh trúng mục tiêu, Chuẩn tướng Golubtsov cho biết.
Chuẩn tướng Golubtsov ca ngợi bom GBU-39 của Mỹ, vì những quả bom đường kính nhỏ này có mô-đun dẫn đường và máy bay có thể mang chúng với số lượng lớn hơn trong một lần xuất kích. Hoặc có thể phóng từ mặt đất, từ hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS hay M270.
Nhưng Ukraine chỉ có thể sử dụng tới 300 quả bom lượn có độ chính xác cao khác nhau mỗi tháng; trong khi lực lượng không quân chiến thuật Nga sử dụng số bom lượn gấp 10 lần. Tất nhiên, người Nga ngày nay có cả lợi thế về kỹ thuật và công nghệ.
Chuẩn tướng Golubtsov cũng cho biết, loại bom dẫn đường mà các đối tác cung cấp cho Ukraine có công nghệ tiên tiến hơn, hiện đại hơn, chính xác hơn và có khả năng bảo vệ tốt hơn trước khả năng chế áp điện tử của Nga. Nhưng người Nga có nhiều hơn thế và người Nga đã chuẩn bị cho cuộc chiến này, có lẽ trong nhiều thập kỷ.
Cũng theo ông Golubtsov, thật không may cho Ukraine, các máy bay Su-35 hay Mig-31 có tiềm năng lớn hơn nhiều so với các máy bay mà Ukraine hiện đang sử dụng. Vì vậy, ông Golubtsov hy vọng vào việc phương Tây sẽ sớm cung cấp máy bay hiện đại cho Ukraine, để có thể đối đầu với máy bay chiến đấu của Nga.
Đề cập đến chủ đề tiếp tục sử dụng máy bay cường kích Su-25, Chuẩn tướng Golubtsov cho rằng, có lẽ mọi người đã quên đây là loại máy bay chiến đấu, được ví là “xe tăng bay” của Quân đội Liên Xô trước kia, khi có thể chi viện hỏa lực trực tiếp cho các lực lượng chiến đấu mặt đất.
Tuy nhiên trên chiến trường Ukraine, việc sử dụng máy bay Su-25 để chi viện hỏa lực trực tiếp là không hiệu quả, do hỏa lực phòng không mặt đất của Nga quá mạnh. Chiến thuật sử dụng máy bay Su-25 tác chiến bằng vũ khí không điều khiển, hiện không còn phù hợp.
Chuẩn tướng Golubtsov cho biết, những chiếc Su-25 của Ukraine cũng đang được hiện đại hóa và giờ đây chúng đã có thể sử dụng loại bom AASM-250 Hammer. Đây là loại bom lượn có điều khiển, cải tiến từ bom thường của Pháp, giống như bom UMPK của Nga hay JDAM của Mỹ. Nhưng sự khác biệt chính là nó có thêm động cơ phản lực riêng.
Việc tích hợp bom dẫn đường AASM-250 Hammer của Pháp vào những chiếc cường kích Su-25 của Ukraine đã diễn ra tốt đẹp, giống như trước đây với Su-27 và MiG-29, tiếp theo là Su-24M. Với động cơ phản lực bổ sung, Su-25 của Ukraine có thể thả bom AASM-250 Hammer từ độ cao thấp, do vậy tránh được đòn tấn công của tên lửa phòng không Nga. (Nguồn ảnh: Ukrinform, Forbes, Sputnik).