Việc Thổ Nhĩ Kỳ cho chiến đấu cơ lên chặn một máy bay ném bom chiến lược của Nga là hành động hiếm gặp, nhất là trong bối cảnh hai nước đã có quan hệ nồng ấm và thậm chí Nga còn bán hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.Hành động cho máy bay chiến đấu chặn máy bay ném bom Nga được giới quan sát cho rằng quan hệ hai nước đã xấu đi khi tình hình chiến sự tại Syria căng thẳng.Trong khi Nga trợ giúp quân chính phủ, thì Thổ Nhĩ Kỳ lại hỗ trợ lực lượng đối lập. Có không ít thông tin cho rằng, trong một số trường hợp thậm chí lực lượng quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ còn tấn công vào nhau tại Syria.Chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga ngoài việc bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ lao lên uy hiếp, nó còn bị các máy bay MiG-29 và MiG-21 của không quân Rumania cùng xuất kích để ngăn chặn trên biển Đen.Nga thường dùng các máy bay ném bom chiến lược trong đó có Tu-22M3 vốn là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng của Tu-22M bay trên biển Đen để tuần tra và thị uy sức mạnh quân sự, điều này buộc NATO phải điều các chiến đấu cơ lên áp sát.Tu-22M (tên định danh NATO Backfire) là loại máy bay ném bom tấn công siêu âm cánh cụp cánh xoè tầm xa của hải quân Liên Xô, được phát triển nhằm thay thế người tiền nhiệm Tu-22 Blinder không mang lại nhiều thành công.Tu-22M ra đời trong thời kỳ ưu điểm của kiểu cánh biến đổi dạng hình dạng cho phép kết hợp tính năng cất cánh đường băng ngắn, tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả, duy trì tốc độ cao và khả năng bay thấp đang hấp dẫn các nhà thiết kế.Nguyên mẫu máy bay Tu-22M0 cất cánh lần đầu ngày 30/8/1969, trong những cuộc đàm phán SALT hồi thập niên 1980, Liên Xô gọi nó là Tu-22M.Có tất cả 9 chiếc Tu-22M0 giai đoạn tiền sản xuất được chế tạo. Tiếp theo là 9 chiếc Tu-22M1 (Backfire A) sản xuất năm 1971 và 1972.Cũng trong năm 1972, Tu-22M2 (Backfire B) đã đi vào sản xuất hàng loạt và phiên bản hiện đại nhất Tu-22M3 (Backfire C) lắp động cơ NK-25 với cửa hút gió kiểu MiG-25 chính thức vào biên chế năm 1983.Trong chiến tranh lạnh, Tu-22M3 thường mang theo tên lửa chống hạm AS-4 Kitchen khi tuần tra. Tu-22M3 lần đầu được sử dụng trong chiến đấu tại Afghanistan trong giai đoạn 1987 - 1989.Trong khi phiên bản hiện đại hóa Tu-22M3M ra mắt năm 2018. Mẫu oanh tạc cơ này chức năng chủ yếu là tiêu diệt các biên đội tàu sân bay đối phương, khiến nó có biệt danh "sát thủ diệt tàu sân bay".Vũ khí chính của Tu-22M3 là ba tên lửa diệt hạm hạng nặng Kh-22 với tầm bắn 600 km hoặc 10 tên lửa đạn đạo chống hạm Kh-15 có khả năng đánh trúng mục tiêu từ cách 300 km, trong khi biến thể Tu-22M3M còn có thể mang 4 tên lửa hành trình siêu vượt âm Kh-47M2 "Kinzhal".Sự xuất hiện của Tu-22M3 và Tu-22M3M khiến hải quân Mỹ cảm thấy bất an, do chúng mang theo những tên lửa diệt hạm tầm xa với kích thước lớn, trong khi Washington không sở hữu vũ khí nào có tính năng kỹ chiến thuật tương đương.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ cho chiến đấu cơ lên chặn một máy bay ném bom chiến lược của Nga là hành động hiếm gặp, nhất là trong bối cảnh hai nước đã có quan hệ nồng ấm và thậm chí Nga còn bán hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Hành động cho máy bay chiến đấu chặn máy bay ném bom Nga được giới quan sát cho rằng quan hệ hai nước đã xấu đi khi tình hình chiến sự tại Syria căng thẳng.
Trong khi Nga trợ giúp quân chính phủ, thì Thổ Nhĩ Kỳ lại hỗ trợ lực lượng đối lập. Có không ít thông tin cho rằng, trong một số trường hợp thậm chí lực lượng quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ còn tấn công vào nhau tại Syria.
Chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga ngoài việc bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ lao lên uy hiếp, nó còn bị các máy bay MiG-29 và MiG-21 của không quân Rumania cùng xuất kích để ngăn chặn trên biển Đen.
Nga thường dùng các máy bay ném bom chiến lược trong đó có Tu-22M3 vốn là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng của Tu-22M bay trên biển Đen để tuần tra và thị uy sức mạnh quân sự, điều này buộc NATO phải điều các chiến đấu cơ lên áp sát.
Tu-22M (tên định danh NATO Backfire) là loại máy bay ném bom tấn công siêu âm cánh cụp cánh xoè tầm xa của hải quân Liên Xô, được phát triển nhằm thay thế người tiền nhiệm Tu-22 Blinder không mang lại nhiều thành công.
Tu-22M ra đời trong thời kỳ ưu điểm của kiểu cánh biến đổi dạng hình dạng cho phép kết hợp tính năng cất cánh đường băng ngắn, tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả, duy trì tốc độ cao và khả năng bay thấp đang hấp dẫn các nhà thiết kế.
Nguyên mẫu máy bay Tu-22M0 cất cánh lần đầu ngày 30/8/1969, trong những cuộc đàm phán SALT hồi thập niên 1980, Liên Xô gọi nó là Tu-22M.
Có tất cả 9 chiếc Tu-22M0 giai đoạn tiền sản xuất được chế tạo. Tiếp theo là 9 chiếc Tu-22M1 (Backfire A) sản xuất năm 1971 và 1972.
Cũng trong năm 1972, Tu-22M2 (Backfire B) đã đi vào sản xuất hàng loạt và phiên bản hiện đại nhất Tu-22M3 (Backfire C) lắp động cơ NK-25 với cửa hút gió kiểu MiG-25 chính thức vào biên chế năm 1983.
Trong chiến tranh lạnh, Tu-22M3 thường mang theo tên lửa chống hạm AS-4 Kitchen khi tuần tra. Tu-22M3 lần đầu được sử dụng trong chiến đấu tại Afghanistan trong giai đoạn 1987 - 1989.
Trong khi phiên bản hiện đại hóa Tu-22M3M ra mắt năm 2018. Mẫu oanh tạc cơ này chức năng chủ yếu là tiêu diệt các biên đội tàu sân bay đối phương, khiến nó có biệt danh "sát thủ diệt tàu sân bay".
Vũ khí chính của Tu-22M3 là ba tên lửa diệt hạm hạng nặng Kh-22 với tầm bắn 600 km hoặc 10 tên lửa đạn đạo chống hạm Kh-15 có khả năng đánh trúng mục tiêu từ cách 300 km, trong khi biến thể Tu-22M3M còn có thể mang 4 tên lửa hành trình siêu vượt âm Kh-47M2 "Kinzhal".
Sự xuất hiện của Tu-22M3 và Tu-22M3M khiến hải quân Mỹ cảm thấy bất an, do chúng mang theo những tên lửa diệt hạm tầm xa với kích thước lớn, trong khi Washington không sở hữu vũ khí nào có tính năng kỹ chiến thuật tương đương.