Khách hàng đầu tiên và chủ lực (và có thể là duy nhất) là Không quân Mỹ, có khả năng đặt hàng hơn 200 chiếc oanh tạc cơ B-21 Raider. B-21 sẽ thay thế máy bay ném bom chiến lược B-52, B-1B và B-2 của Không quân Mỹ bắt đầu từ những năm 2030.Ngoài đáp ứng yêu cầu thay thế đội máy bay ném bom cũ của Không quân Mỹ đã gần hết niên hạn sử dụng (như B-1B) hoặc đã hết từ lâu (như B-52), hoặc quá tốn kém trong sử dụng (như B-2); thì có khả năng B-21 sẽ được xuất khẩu cho một số quốc gia đồng minh. Dưới đây là 5 khách hàng tiềm năng hàng đầu cho B-21.Nếu B-21 được phép xuất khẩu, có thể Australia được đánh giá là một khách hàng tiềm năng hàng đầu, có thể sở hữu máy bay ném bom B-21. Australia đã bắt đầu chuẩn bị hạ tầng, để đưa loại máy bay này vào sử dụng tại các căn cứ của Không quân Mỹ trên lãnh thổ của họ.Trước việc Trung Quốc đang tăng tốc xây dựng quân đội và mở rộng ảnh hưởng ra toàn châu Á, Australia đang nổi lên với vai trò là tiền đồn của phương Tây gần Đông Nam Á. Với việc sở hữu B-21, giúp Australia có khả năng tấn công các mục tiêu trong khu vực, đồng thời hỗ trợ các hoạt động quân sự của phương Tây.Australia trước đây là khách hàng duy nhất của máy bay chiến đấu tấn công tầm xa F-111 của Mỹ, được sử dụng như một vũ khí răn đe chính đối với nước láng giềng Indonesia, do khả năng tấn công chính xác tiên tiến. Nếu Australia được trang bị B-21, sẽ sử dụng cho các mục đích tương tự, nhưng trên một phạm vi rộng hơn nhiều.Cùng với máy bay chiến đấu tàng hình F-35, các mối đe dọa đối với các căn cứ phía bắc và căn cứ không quân ngoài khơi của Australia sẽ được giảm thiểu, bằng sự kết hợp giữa F-35 và B-21, có thể tấn công các mục tiêu trên hầu hết khu vực Đông và Đông Nam Á, từ các căn cứ ở lãnh thổ Australia mà không cần phải dựa vào các căn cứ khác dễ bị tấn công hơn.Nếu B-21 được xuất khẩu, Israel có lẽ là một khách hàng không thể không gọi tên. Quốc gia Trung Đông nhỏ bé này là một trong chín quốc gia có vũ khí hạt nhân trên thế giới và có năng lực trong khai thác máy bay chiến đấu tầm xa.Nếu Israel sở hữu B-21, sẽ tăng cường đáng kể vũ khí răn đe hạt nhân trên không, cùng với tên lửa đạn đạo Jericho 2 trên đất liền và tàu ngầm lớp Dolphin trang bị tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân; tất cả tạo thành bộ ba răn đe hạt nhân tương đối có sức mạnh.Nhưng chưa cần vũ khí hạt nhân, Israel có thể sử dụng máy bay B-21 để mang các loại bom có sức xuyên phá cao như GBU-57; loại bom mà Israel hiện không có máy bay nào có khả năng sử dụng, cung cấp cho Israel những lựa chọn tin cậy hơn, để chống lại Iran.Một chiếc B-21 với các loại vũ khí như vậy, sẽ là phương tiện hiệu quả nhất để vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân và căn cứ tên lửa, được bảo vệ nghiêm ngặt của Iran dưới lòng đất. Israel hiện thiếu khả năng tiến công các cơ sở như vậy từ trên không, trừ khi họ sử dụng vũ khí hạt nhân.Israel cũng thiếu máy bay có khả năng hoạt động trong không phận Iran trong thời gian dài, mà điều này chỉ B-21 mới có thể đáp ứng được. Thậm chí nếu có B-21, Israel cũng sẽ tiến công các mục tiêu ở xa hơn, bao gồm cả Bắc Phi và thậm chí cả Pakistan.Khách hàng thứ tiềm năng thứ ba cần B-21 là Nhật Bản; khi Nhật Bản bắt đầu thay đổi thế trận quốc phòng, Nhật cần có những vũ khí tiến công chính xác tầm xa có thể với tới Triều Tiên, Trung Quốc và Nga, và máy bay B-21 là một sự lựa chọn không thể tốt hơn.Với việc Nhật Bản sở hữu một phi đội B-21, sẽ bổ sung cho phi đội B-21 của Mỹ trong các hoạt động ở Đông Á. Rất có thể, B-21 sẽ là máy bay chiến đấu duy nhất mà Mỹ có thể tiếp thị cho Nhật Bản trong những năm tới. Đồng thời việc bán máy bay B-21 sẽ giúp thu hẹp sự mất cân bằng thương mại vốn có lợi cho Nhật Bản.Ấn Độ không phải là đồng minh của Mỹ, nhưng Ấn Độ ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ấn Độ đã quan tâm đến việc mua một máy bay ném bom, chủ yếu cho vai trò tấn công trên biển và trước đây Ấn Độ từng được coi là khách hàng khả thi cho máy bay ném bom Tu-22M của Nga.Với việc Mỹ đã tự triển khai máy bay ném bom tới khu vực và tìm cách coi Ấn Độ là khách hàng quốc phòng lớn, một thương vụ bán B-21 cho Ấn Độ có thể sẽ được chấp thuận.B-21 của Ấn Độ sẽ gây ra mối đe dọa đối với tàu chiến và căn cứ hải quân Trung Quốc trong khu vực then chốt, đối với các tuyến đường tiếp tế của Trung Quốc từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, và cũng có khả năng cung cấp khả năng tấn công chiều sâu để tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân của Ấn Độ.Một đồng minh quan trọng của Mỹ ở lục địa già là Pháp. Pháp cũng được coi là nước ủng hộ hàng đầu cho các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài. Tuy nhiên với năng lực hiện tại, Pháp từ lâu đã không sở hữu và sản xuất máy bay ném bom. Nên Pháp có thể là khách hàng tiềm năng của máy bay B-21.Pháp có lịch sử sử dụng máy bay ném bom chiến lược, đáng chú ý nhất là chiếc Mirage IV của thời Chiến tranh Lạnh. Nếu hiện tại, Pháp sở hữu máy bay ném bom B-21, không chỉ để gây thêm áp lực lên Nga ở châu Âu, mà còn cho các hoạt động ở Trung Đông, Tây Phi. và ở Đông Á.Pháp cũng là quốc gia dẫn đầu về các hạn chế do phương Tây áp đặt, nhằm ngăn chặn chương trình tên lửa và hạt nhân của Iran; trong khi mạng lưới các đảo tiền tiêu của nước này ở Thái Bình Dương, có được trong thời kỳ thuộc địa, sẽ cung cấp cho Pháp các căn cứ phù hợp, cho các hoạt động của máy bay ném bom ở Đông Á.Mặc dù Pháp có truyền thống “tự cung, tự cấp” trong việc bảo đảm vũ khí cho quân đội của họ, nhưng trong quá khứ, Pháp đã mua các máy bay cảnh báo sớm trên không E-3 Hawkeye của Mỹ và Pháp cũng khó có khả năng sản xuất máy bay ném bom tàng hình. Vì vậy nếu B-21 được xuất khẩu, Pháp sẽ là một khách hàng tiềm năng lớn. Nguồn ảnh: Aircraft.
Oanh tạc cơ A-1 Skyraider - Kẻ Cướp Trời nổi danh một thời của Mỹ ở Chiến trường Miền nam Việt Nam.
Khách hàng đầu tiên và chủ lực (và có thể là duy nhất) là Không quân Mỹ, có khả năng đặt hàng hơn 200 chiếc oanh tạc cơ B-21 Raider. B-21 sẽ thay thế máy bay ném bom chiến lược B-52, B-1B và B-2 của Không quân Mỹ bắt đầu từ những năm 2030.
Ngoài đáp ứng yêu cầu thay thế đội máy bay ném bom cũ của Không quân Mỹ đã gần hết niên hạn sử dụng (như B-1B) hoặc đã hết từ lâu (như B-52), hoặc quá tốn kém trong sử dụng (như B-2); thì có khả năng B-21 sẽ được xuất khẩu cho một số quốc gia đồng minh. Dưới đây là 5 khách hàng tiềm năng hàng đầu cho B-21.
Nếu B-21 được phép xuất khẩu, có thể Australia được đánh giá là một khách hàng tiềm năng hàng đầu, có thể sở hữu máy bay ném bom B-21. Australia đã bắt đầu chuẩn bị hạ tầng, để đưa loại máy bay này vào sử dụng tại các căn cứ của Không quân Mỹ trên lãnh thổ của họ.
Trước việc Trung Quốc đang tăng tốc xây dựng quân đội và mở rộng ảnh hưởng ra toàn châu Á, Australia đang nổi lên với vai trò là tiền đồn của phương Tây gần Đông Nam Á. Với việc sở hữu B-21, giúp Australia có khả năng tấn công các mục tiêu trong khu vực, đồng thời hỗ trợ các hoạt động quân sự của phương Tây.
Australia trước đây là khách hàng duy nhất của máy bay chiến đấu tấn công tầm xa F-111 của Mỹ, được sử dụng như một vũ khí răn đe chính đối với nước láng giềng Indonesia, do khả năng tấn công chính xác tiên tiến. Nếu Australia được trang bị B-21, sẽ sử dụng cho các mục đích tương tự, nhưng trên một phạm vi rộng hơn nhiều.
Cùng với máy bay chiến đấu tàng hình F-35, các mối đe dọa đối với các căn cứ phía bắc và căn cứ không quân ngoài khơi của Australia sẽ được giảm thiểu, bằng sự kết hợp giữa F-35 và B-21, có thể tấn công các mục tiêu trên hầu hết khu vực Đông và Đông Nam Á, từ các căn cứ ở lãnh thổ Australia mà không cần phải dựa vào các căn cứ khác dễ bị tấn công hơn.
Nếu B-21 được xuất khẩu, Israel có lẽ là một khách hàng không thể không gọi tên. Quốc gia Trung Đông nhỏ bé này là một trong chín quốc gia có vũ khí hạt nhân trên thế giới và có năng lực trong khai thác máy bay chiến đấu tầm xa.
Nếu Israel sở hữu B-21, sẽ tăng cường đáng kể vũ khí răn đe hạt nhân trên không, cùng với tên lửa đạn đạo Jericho 2 trên đất liền và tàu ngầm lớp Dolphin trang bị tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân; tất cả tạo thành bộ ba răn đe hạt nhân tương đối có sức mạnh.
Nhưng chưa cần vũ khí hạt nhân, Israel có thể sử dụng máy bay B-21 để mang các loại bom có sức xuyên phá cao như GBU-57; loại bom mà Israel hiện không có máy bay nào có khả năng sử dụng, cung cấp cho Israel những lựa chọn tin cậy hơn, để chống lại Iran.
Một chiếc B-21 với các loại vũ khí như vậy, sẽ là phương tiện hiệu quả nhất để vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân và căn cứ tên lửa, được bảo vệ nghiêm ngặt của Iran dưới lòng đất. Israel hiện thiếu khả năng tiến công các cơ sở như vậy từ trên không, trừ khi họ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Israel cũng thiếu máy bay có khả năng hoạt động trong không phận Iran trong thời gian dài, mà điều này chỉ B-21 mới có thể đáp ứng được. Thậm chí nếu có B-21, Israel cũng sẽ tiến công các mục tiêu ở xa hơn, bao gồm cả Bắc Phi và thậm chí cả Pakistan.
Khách hàng thứ tiềm năng thứ ba cần B-21 là Nhật Bản; khi Nhật Bản bắt đầu thay đổi thế trận quốc phòng, Nhật cần có những vũ khí tiến công chính xác tầm xa có thể với tới Triều Tiên, Trung Quốc và Nga, và máy bay B-21 là một sự lựa chọn không thể tốt hơn.
Với việc Nhật Bản sở hữu một phi đội B-21, sẽ bổ sung cho phi đội B-21 của Mỹ trong các hoạt động ở Đông Á. Rất có thể, B-21 sẽ là máy bay chiến đấu duy nhất mà Mỹ có thể tiếp thị cho Nhật Bản trong những năm tới. Đồng thời việc bán máy bay B-21 sẽ giúp thu hẹp sự mất cân bằng thương mại vốn có lợi cho Nhật Bản.
Ấn Độ không phải là đồng minh của Mỹ, nhưng Ấn Độ ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ấn Độ đã quan tâm đến việc mua một máy bay ném bom, chủ yếu cho vai trò tấn công trên biển và trước đây Ấn Độ từng được coi là khách hàng khả thi cho máy bay ném bom Tu-22M của Nga.
Với việc Mỹ đã tự triển khai máy bay ném bom tới khu vực và tìm cách coi Ấn Độ là khách hàng quốc phòng lớn, một thương vụ bán B-21 cho Ấn Độ có thể sẽ được chấp thuận.
B-21 của Ấn Độ sẽ gây ra mối đe dọa đối với tàu chiến và căn cứ hải quân Trung Quốc trong khu vực then chốt, đối với các tuyến đường tiếp tế của Trung Quốc từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, và cũng có khả năng cung cấp khả năng tấn công chiều sâu để tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân của Ấn Độ.
Một đồng minh quan trọng của Mỹ ở lục địa già là Pháp. Pháp cũng được coi là nước ủng hộ hàng đầu cho các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài. Tuy nhiên với năng lực hiện tại, Pháp từ lâu đã không sở hữu và sản xuất máy bay ném bom. Nên Pháp có thể là khách hàng tiềm năng của máy bay B-21.
Pháp có lịch sử sử dụng máy bay ném bom chiến lược, đáng chú ý nhất là chiếc Mirage IV của thời Chiến tranh Lạnh. Nếu hiện tại, Pháp sở hữu máy bay ném bom B-21, không chỉ để gây thêm áp lực lên Nga ở châu Âu, mà còn cho các hoạt động ở Trung Đông, Tây Phi. và ở Đông Á.
Pháp cũng là quốc gia dẫn đầu về các hạn chế do phương Tây áp đặt, nhằm ngăn chặn chương trình tên lửa và hạt nhân của Iran; trong khi mạng lưới các đảo tiền tiêu của nước này ở Thái Bình Dương, có được trong thời kỳ thuộc địa, sẽ cung cấp cho Pháp các căn cứ phù hợp, cho các hoạt động của máy bay ném bom ở Đông Á.
Mặc dù Pháp có truyền thống “tự cung, tự cấp” trong việc bảo đảm vũ khí cho quân đội của họ, nhưng trong quá khứ, Pháp đã mua các máy bay cảnh báo sớm trên không E-3 Hawkeye của Mỹ và Pháp cũng khó có khả năng sản xuất máy bay ném bom tàng hình. Vì vậy nếu B-21 được xuất khẩu, Pháp sẽ là một khách hàng tiềm năng lớn. Nguồn ảnh: Aircraft.
Oanh tạc cơ A-1 Skyraider - Kẻ Cướp Trời nổi danh một thời của Mỹ ở Chiến trường Miền nam Việt Nam.