Tuy không mang tính biểu tượng như huyền thoại T-34, nhưng những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Liên Xô vẫn là “chiến mã” quen thuộc trên toàn thế giới, dù tuổi đời ngày càng cao.T-72 là xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của Liên Xô, được sản xuất vào năm 1971 và ra mắt vào năm 1977. Xe có hình dạng rất giống T-64, được phát triển từ T-62 và trang bị thêm những chi tiết kỹ thuật từ T-64.Nhưng xe tăng T-72 không phải là một mẫu cải tiến dựa trên thiết kế cũ, mà là một loại xe tăng mới hoàn toàn và vượt trội so với các dòng xe tăng tiền nhiệm trước đó.T-72 có khối lượng 41 tấn và được trang bị một pháo nòng trơn 125 mm, xe có tính năng nạp đạn tự động vì vậy thành viên kíp xe chỉ còn 3 người thay vì 4 người. T-72 có vỏ giáp dày từ 410 đến 500 mm thép đồng nhất (RHA), giúp bảo vệ xe tăng hiệu quả hơn trước hỏa lực của đối phương.T-72 nhanh chóng trở thành xe tăng chủ lực trong quân đội Xô Viết trong những năm 1970 và là niềm tự hào của lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô. Khi T-72 ra đời, những dòng tăng cùng thời như M-60A3 Patton của Mỹ và Leopard I của Đức trở thành "đồ bỏ".Xe tăng T-72 đã tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở châu Âu và trên thế giới như: Chiến tranh Lebanon 1982, chiến tranh Chechnya lần 1 năm 1994 và lần 2 năm 1999, chiến tranh Kosovo năm 1998, chiến tranh Vùng Vịnh 1991, chiến tranh Syria 2014,...Tuy nhiên, thời gian "tại vị" của T-72 không được lâu dài. Từ cuối thập niên 1980 trở đi, các phiên bản đời đầu của T-72 đã trở nên lạc hậu so với các loại xe tăng mới như T-80U, M-1 Abrams, Leopard 2, Challenger,...Điểm yếu của T-72 là không có khoang riêng biệt để mang đạn, mà đạn để chung trong khoang chiến đấu cùng kíp xe, dẫn đến xe tăng có nguy cơ cháy nổ cao khi xe bị trúng đạn và độ rủi ro cao cho kíp lái.Dù vậy, các phiên bản hiện đại hóa của T-72 như "T-72BM Rogatka", T-72B3 vẫn được đánh giá là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất trên thế giới, từ khi ra mắt chiếc đầu tiên năm 1977, đến năm 1990 đã có 17.831 chiếc T-72 được sản xuất ở Liên Xô.Lần sửa đổi lớn đầu tiên của T-72 diễn ra vào năm 1979 với sự ra đời của T-72A. Được coi là MBT thế hệ thứ hai và được xuất khẩu rộng rãi, T-72 cũng được sản xuất theo giấy phép ở một số quốc gia như Tiệp Khắc, Ấn Độ, Romania và Nam Tư. Hơn 10.000 xe tăng T-72 được cấp phép đã được sản xuất trong những năm 1980.Phiên bản T-72B3 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010, đã được cải tiến rất nhiều so với thiết kế ban đầu và được coi là xe tăng thế hệ thứ ba có khả năng tác chiến hiệu quả.Một phiên bản hiện đại hóa khác của T-72 chính là T-90, loại xe tăng hiện đại bậc nhất thế giới trong thập niên 2010. Bản thân Quân đội Nga vẫn đang sử dụng hàng ngàn xe tăng T-72 và vẫn đang tiếp tục nâng cấp chúng để tiếp tục phục vụ trong quân đội.Hiện nay, T-72 vẫn còn được sử dụng tương đối rộng rãi ở 40 quốc gia với nhiều phiên bản từ cũ tới mới, thậm chí vẫn được xem là đối thủ đáng gờm của các xe tăng hiện đại của phương Tây. Nguồn ảnh: MilitaryNews.
Tuy không mang tính biểu tượng như huyền thoại T-34, nhưng những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Liên Xô vẫn là “chiến mã” quen thuộc trên toàn thế giới, dù tuổi đời ngày càng cao.
T-72 là xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của Liên Xô, được sản xuất vào năm 1971 và ra mắt vào năm 1977. Xe có hình dạng rất giống T-64, được phát triển từ T-62 và trang bị thêm những chi tiết kỹ thuật từ T-64.
Nhưng xe tăng T-72 không phải là một mẫu cải tiến dựa trên thiết kế cũ, mà là một loại xe tăng mới hoàn toàn và vượt trội so với các dòng xe tăng tiền nhiệm trước đó.
T-72 có khối lượng 41 tấn và được trang bị một pháo nòng trơn 125 mm, xe có tính năng nạp đạn tự động vì vậy thành viên kíp xe chỉ còn 3 người thay vì 4 người. T-72 có vỏ giáp dày từ 410 đến 500 mm thép đồng nhất (RHA), giúp bảo vệ xe tăng hiệu quả hơn trước hỏa lực của đối phương.
T-72 nhanh chóng trở thành xe tăng chủ lực trong quân đội Xô Viết trong những năm 1970 và là niềm tự hào của lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô. Khi T-72 ra đời, những dòng tăng cùng thời như M-60A3 Patton của Mỹ và Leopard I của Đức trở thành "đồ bỏ".
Xe tăng T-72 đã tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh ở châu Âu và trên thế giới như: Chiến tranh Lebanon 1982, chiến tranh Chechnya lần 1 năm 1994 và lần 2 năm 1999, chiến tranh Kosovo năm 1998, chiến tranh Vùng Vịnh 1991, chiến tranh Syria 2014,...
Tuy nhiên, thời gian "tại vị" của T-72 không được lâu dài. Từ cuối thập niên 1980 trở đi, các phiên bản đời đầu của T-72 đã trở nên lạc hậu so với các loại xe tăng mới như T-80U, M-1 Abrams, Leopard 2, Challenger,...
Điểm yếu của T-72 là không có khoang riêng biệt để mang đạn, mà đạn để chung trong khoang chiến đấu cùng kíp xe, dẫn đến xe tăng có nguy cơ cháy nổ cao khi xe bị trúng đạn và độ rủi ro cao cho kíp lái.
Dù vậy, các phiên bản hiện đại hóa của T-72 như "T-72BM Rogatka", T-72B3 vẫn được đánh giá là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất trên thế giới, từ khi ra mắt chiếc đầu tiên năm 1977, đến năm 1990 đã có 17.831 chiếc T-72 được sản xuất ở Liên Xô.
Lần sửa đổi lớn đầu tiên của T-72 diễn ra vào năm 1979 với sự ra đời của T-72A. Được coi là MBT thế hệ thứ hai và được xuất khẩu rộng rãi, T-72 cũng được sản xuất theo giấy phép ở một số quốc gia như Tiệp Khắc, Ấn Độ, Romania và Nam Tư. Hơn 10.000 xe tăng T-72 được cấp phép đã được sản xuất trong những năm 1980.
Phiên bản T-72B3 được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010, đã được cải tiến rất nhiều so với thiết kế ban đầu và được coi là xe tăng thế hệ thứ ba có khả năng tác chiến hiệu quả.
Một phiên bản hiện đại hóa khác của T-72 chính là T-90, loại xe tăng hiện đại bậc nhất thế giới trong thập niên 2010. Bản thân Quân đội Nga vẫn đang sử dụng hàng ngàn xe tăng T-72 và vẫn đang tiếp tục nâng cấp chúng để tiếp tục phục vụ trong quân đội.
Hiện nay, T-72 vẫn còn được sử dụng tương đối rộng rãi ở 40 quốc gia với nhiều phiên bản từ cũ tới mới, thậm chí vẫn được xem là đối thủ đáng gờm của các xe tăng hiện đại của phương Tây. Nguồn ảnh: MilitaryNews.