Xe tăng T-72 được Quân đội Liên Xô đưa vào sử dụng từ năm 1973, gần nửa thế kỷ sau đó, T-72 vẫn được sử dụng rộng rãi trên ở 45 quốc gia và tham gia vào nhiều cuộc xung đột trên thế giới.Bất chấp tuổi đời của nó, xe tăng chủ lực T-72 không chỉ là trụ cột của lực lượng xe tăng của quân đội các quốc gia thuộc thế giới thứ ba với ngân sách quốc phòng hạn chế, mà còn của một số quân đội có ngân sách quốc phòng lớn, trang bị hiện đại như Algeria, Ấn Độ và cả quân đội Nga.Chỉ tính riêng quân đội Nga đã sở hữu hơn 10.000 xe tăng T-72 (cả đang thường trực SSCĐ và niêm cất trong kho); Quân đội Nga vẫn tiếp tục hiện đại hóa số xe tăng chiến đấu T-72 này, vừa để tiết kiệm kinh phí, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại.Phiên bản nâng cấp mới nhất và mạnh nhất của xe tăng chủ lực T-72 là biến thể T-72 B3, với nhiều tính năng kỹ chiến thuật, vượt trội so với các biến thể ban đầu của xe tăng T-80 và T-90 mới hơn (cũng do Liên Xô/Nga sản xuất).Năm 1973 là năm đầu tiên Quân đội Liên Xô đưa T-72 vào trang bị; so với các loại MBT của phương Tây khi đó, T-72 hiện đại hơn hẳn. T-72 được trang bị vũ khí và giáp xe tiên tiến hơn và kíp xe chỉ còn 3 người (thay vì 4 như trước), do T-72 sử dụng máy nạp đạn tự động.Chiếc T-72 tham chiến đầu tiên thuộc biên chế Quân đội Syria, trong cuộc chiến tranh Lebanon năm 1982. Những chiếc xe tăng T-72 được chuyển giao cho Syria, cùng với tên lửa phòng không S-200 và máy bay đánh chặn MiG-25; cho phép Syria đủ sức đương đầu với Quân đội Israel và các quốc gia đồng minh thân phương Tây trong khu vực.Tính năng của T-72 đã vượt xa tính năng các loại xe tăng chiến đấu có khả năng nhất của phương Tây vào thời đó, như M60 (do Mỹ sản xuất) và Merkeva (do Israel tự phát triển), được trang bị trong Quân đội Israel.Tổng thống Syria lúc đó là ông Hafez Al Assad, đã ca ngợi xe tăng T-72 là "chiếc xe tăng tốt nhất thế giới". Sau đó những chiếc T-72 được tiếp tục nâng cấp toàn diện hơn nữa, đáp ứng yêu cầu qua từng giai đoạn của chiến tranh.Trong gần 5 thập kỷ qua, T-72 đã được nâng cấp từ vũ khí, đạn, hệ thống bảo vệ, động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực... Đến phiên bản mới nhất là xe tăng chủ lực T-72B3, khó có thể nhận ra, nếu so với phiên bản đời đầu, được đưa vào sử dụng gần 50 năm trước.Phiên bản nâng cấp đầu tiên của T-72 là T-72B được đưa vào biên chế năm 1985, mười hai năm sau khi T-72 ra đời; T-72B được trang bị máy đo xa laser cùng máy tính đường đạn và lớp giáp composite dày hơn, cũng như một số tính năng tiên tiến, được tích hợp từ T-80.Tiếp theo là T-72B1, với lớp giáp composite dày hơn nữa và giáp phản ứng nổ (ERA), rất hiệu quả trong chống lại các loại đạn nổ lõm; T-72B1 cũng bắt đầu tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển bằng laser qua nòng pháo.T-72B2 được đưa vào biên chế Quân đội Nga từ năm 2006, được trang bị thêm hệ thống gây nhiễu Shtora-1, động cơ mạnh hơn và khả năng sống sót được nâng cao hơn nhờ giáp phản ứng nổ thế hệ mới Relickt.Phiên bản mới nhất của T-72 là T-72B3 với động cơ mới mạnh hơn, vũ khí và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hơn. Mặc dù nó chưa bằng tính năng K2 Black Panther của Hàn Quốc hoặc T-14 Armata của Nga (đều thuộc xe tăng thế hệ 4), nhưng với Leopard II của Đức hoặc M1 Abrams của Mỹ, thì T-72B3 hoàn toàn không thua kém.Tính linh hoạt trong thiết kế của T-72 và khả năng liên được nâng cấp, đã khiến T-72 trở thành một loại xe tăng chiến đấu có tính năng tiên tiến trong Quân đội Nga. Cũng nên biết rằng, những phiên bản T-72 nâng cấp, đều lấy trong kho dự trữ của Quân đội Liên Xô trước kia.Ngoài ra T-72 còn là cơ sở để phát triển lên phiên bản T-90 hiện nay và xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-72 Terminator 2 được đưa vào biên chế thử nghiệm từ năm 2014.Mặc dù T-80 hiện đại và xuất hiện sau T-72, nhưng do cấu tạo phức tạp, chi phí khai thác cao, nên T-80 còn bị cho loại biên trước cả T-72. Số T-90 thì có số lượng hạn chế; trong khi đó T-14 Armata, có giá thành cao và chưa hoàn thiện, nên T-72 vẫn là trụ cột của lực lượng xe tăng của Quân đội Nga và nhiều nước khác trong nhiều thập kỷ tới. Nguồn ảnh: Pinterest. Xe tăng T-72B3 của Nga hiện tại được đánh giá là có sức mạnh ngang với các phiên bản T-90. Nguồn ảnh: Amies.
Xe tăng T-72 được Quân đội Liên Xô đưa vào sử dụng từ năm 1973, gần nửa thế kỷ sau đó, T-72 vẫn được sử dụng rộng rãi trên ở 45 quốc gia và tham gia vào nhiều cuộc xung đột trên thế giới.
Bất chấp tuổi đời của nó, xe tăng chủ lực T-72 không chỉ là trụ cột của lực lượng xe tăng của quân đội các quốc gia thuộc thế giới thứ ba với ngân sách quốc phòng hạn chế, mà còn của một số quân đội có ngân sách quốc phòng lớn, trang bị hiện đại như Algeria, Ấn Độ và cả quân đội Nga.
Chỉ tính riêng quân đội Nga đã sở hữu hơn 10.000 xe tăng T-72 (cả đang thường trực SSCĐ và niêm cất trong kho); Quân đội Nga vẫn tiếp tục hiện đại hóa số xe tăng chiến đấu T-72 này, vừa để tiết kiệm kinh phí, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại.
Phiên bản nâng cấp mới nhất và mạnh nhất của xe tăng chủ lực T-72 là biến thể T-72 B3, với nhiều tính năng kỹ chiến thuật, vượt trội so với các biến thể ban đầu của xe tăng T-80 và T-90 mới hơn (cũng do Liên Xô/Nga sản xuất).
Năm 1973 là năm đầu tiên Quân đội Liên Xô đưa T-72 vào trang bị; so với các loại MBT của phương Tây khi đó, T-72 hiện đại hơn hẳn. T-72 được trang bị vũ khí và giáp xe tiên tiến hơn và kíp xe chỉ còn 3 người (thay vì 4 như trước), do T-72 sử dụng máy nạp đạn tự động.
Chiếc T-72 tham chiến đầu tiên thuộc biên chế Quân đội Syria, trong cuộc chiến tranh Lebanon năm 1982. Những chiếc xe tăng T-72 được chuyển giao cho Syria, cùng với tên lửa phòng không S-200 và máy bay đánh chặn MiG-25; cho phép Syria đủ sức đương đầu với Quân đội Israel và các quốc gia đồng minh thân phương Tây trong khu vực.
Tính năng của T-72 đã vượt xa tính năng các loại xe tăng chiến đấu có khả năng nhất của phương Tây vào thời đó, như M60 (do Mỹ sản xuất) và Merkeva (do Israel tự phát triển), được trang bị trong Quân đội Israel.
Tổng thống Syria lúc đó là ông Hafez Al Assad, đã ca ngợi xe tăng T-72 là "chiếc xe tăng tốt nhất thế giới". Sau đó những chiếc T-72 được tiếp tục nâng cấp toàn diện hơn nữa, đáp ứng yêu cầu qua từng giai đoạn của chiến tranh.
Trong gần 5 thập kỷ qua, T-72 đã được nâng cấp từ vũ khí, đạn, hệ thống bảo vệ, động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực... Đến phiên bản mới nhất là xe tăng chủ lực T-72B3, khó có thể nhận ra, nếu so với phiên bản đời đầu, được đưa vào sử dụng gần 50 năm trước.
Phiên bản nâng cấp đầu tiên của T-72 là T-72B được đưa vào biên chế năm 1985, mười hai năm sau khi T-72 ra đời; T-72B được trang bị máy đo xa laser cùng máy tính đường đạn và lớp giáp composite dày hơn, cũng như một số tính năng tiên tiến, được tích hợp từ T-80.
Tiếp theo là T-72B1, với lớp giáp composite dày hơn nữa và giáp phản ứng nổ (ERA), rất hiệu quả trong chống lại các loại đạn nổ lõm; T-72B1 cũng bắt đầu tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển bằng laser qua nòng pháo.
T-72B2 được đưa vào biên chế Quân đội Nga từ năm 2006, được trang bị thêm hệ thống gây nhiễu Shtora-1, động cơ mạnh hơn và khả năng sống sót được nâng cao hơn nhờ giáp phản ứng nổ thế hệ mới Relickt.
Phiên bản mới nhất của T-72 là T-72B3 với động cơ mới mạnh hơn, vũ khí và hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến hơn. Mặc dù nó chưa bằng tính năng K2 Black Panther của Hàn Quốc hoặc T-14 Armata của Nga (đều thuộc xe tăng thế hệ 4), nhưng với Leopard II của Đức hoặc M1 Abrams của Mỹ, thì T-72B3 hoàn toàn không thua kém.
Tính linh hoạt trong thiết kế của T-72 và khả năng liên được nâng cấp, đã khiến T-72 trở thành một loại xe tăng chiến đấu có tính năng tiên tiến trong Quân đội Nga. Cũng nên biết rằng, những phiên bản T-72 nâng cấp, đều lấy trong kho dự trữ của Quân đội Liên Xô trước kia.
Ngoài ra T-72 còn là cơ sở để phát triển lên phiên bản T-90 hiện nay và xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-72 Terminator 2 được đưa vào biên chế thử nghiệm từ năm 2014.
Mặc dù T-80 hiện đại và xuất hiện sau T-72, nhưng do cấu tạo phức tạp, chi phí khai thác cao, nên T-80 còn bị cho loại biên trước cả T-72. Số T-90 thì có số lượng hạn chế; trong khi đó T-14 Armata, có giá thành cao và chưa hoàn thiện, nên T-72 vẫn là trụ cột của lực lượng xe tăng của Quân đội Nga và nhiều nước khác trong nhiều thập kỷ tới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng T-72B3 của Nga hiện tại được đánh giá là có sức mạnh ngang với các phiên bản T-90. Nguồn ảnh: Amies.