Theo thông tin mới nhất từ Hải quân Mỹ, đến khoảng 4h sáng ngày 14/7 (giờ địa phương), vụ hỏa hoạn trên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard đang neo đậu tại cảng San Diego vẫn chưa thể dập tắt. Vậy là sau khoảng 30 giờ kể từ lúc bùng phát, với rất nhiều nỗ lực của lực lượng cứu hỏa, nhân viên cảng... đám cháy vẫn chưa được khống chế và tiếp tục gây ra nhiều hậu quả với con tàu có định giá koảng 1,5 tỷ USD này.Bộ phận truyền thông của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, tổng cộng 59 người đã được điều trị vì bị thương nhẹ trong vụ cháy trên tàu USS Bonhomme Richard, trong đó có 36 thuỷ thủ và 23 nhân viên dân sự.Sở Cứu hỏa thành phố Sand Diego tiết lộ một thông tin mới, khoảng 2 giờ sau khi tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard bắt đầu bùng cháy đột ngột có một vụ nổ xảy ra. Đám cháy trên tàu được ghi nhận lớn đến nỗi nó đã thiêu đốt cả thượng tầng và cầu chỉ huy.Với sự phức tạp của đám cháy, tình hình cứu hỏa, các phán đoán về nguy cơ xảy đến với con tàu liên tục thay đổi. Do vậy, các thông tin dẫn trước về tình hình vụ cháy trên tàu đổ bộ này có thể đến thời điểm sau đã không còn chính xác. Tuy nhiên, có thể khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại, nguy cơ USS Bonhomme Richard bị chìm hoặc bị nổ hoàn toàn có thể xảy ra.Nguy cơ trên hiện hữu là bởi hiện tại, tàu USS Bonhomme Richard được quan sát thấy là đang nghiêng dần. Ngoài ra, Chuẩn Đô đốc Philip Sobeck, chỉ huy Nhóm Tác chiến Viễn chinh 3 của Hải quân Mỹ đã tiết lộ trong cuộc họp báo gần nhất rằng ước tính, lượng dầu được lưu trữ trên tàu USS Bonhomme lên tới 3,7 triệu lít và nếu để nguồn nhiệt tác động đến số nhiên liệu này, một tai họa sẽ xảy ra thực sự.Chuẩn Đô đốc Philip Sobeck cho biết thêm: "Ưu tiên hàng đầu ở thời điểm hiện tại là dập tắt đám cháy. Chúng tôi đã ở đó hơn 24 giờ, và sẽ tiếp tục nỗ lực cho đến khi đám cháy được kiểm soát".Nguyên nhân vụ cháy hiện chưa được xác định. Tuy nhiên, ông Sobeck tin rằng đám cháy bùng phát từ khu vực lưu trữ hộp carton, vải vụn và vật tư bảo dưỡng.Vào thời điểm ngọn lửa bùng phát, hệ thống chữa cháy tự động đã bị tắt để phục vụ quá trình bảo trì. Các thuỷ thủ trên tàu và trên bến tàu đã cố gắng dập lửa cho đến khi ngọn lửa bùng lên quá lớn, buộc họ phải rút lui.Đây là hình ảnh chụp từ trực thăng chữa cháy. Có thể thấy phần thượng tầng của tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard đã bị thiêu rụi, xuất hiện nhiều lỗ thủng, vết nham nhở.Dự đoán, chi phí sửa chữa cho con tàu sau đám cháy sẽ rất cao và không loại trừ khả năng là con tàu sẽ được cho "nghỉ hưu" sớm do không thể phục hồi sức chiến đấu hoặc mất quá nhiều tiền để làm cho nó có thể tiếp tục hoạt động.Tàu đổ bộ tấn công USS Richard (LHD-6) là một trong tám tàu đổ bộ thuộc lớp Wasp, được hạ thủy ngày 14 tháng 3 năm 1997 và chính thức biên chế vào hải quân Hoa Kỳ trong năm 1998, cảng nhà tại căn cứ hải quân San Diego. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 40.358 tấn, dài 257m, rộng 32m, mớn nước 8.2m, trang bị máy chính công suất 70.000 mã lực cho phép nó có thể di chuyển với vận tốc 22 hải lý/h. Tầm hoạt động 17.600km với tốc độ 18 hải lý/h. Video Cháy tàu chiến đổ bộ tại căn cứ quân sự Mỹ - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Theo thông tin mới nhất từ Hải quân Mỹ, đến khoảng 4h sáng ngày 14/7 (giờ địa phương), vụ hỏa hoạn trên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard đang neo đậu tại cảng San Diego vẫn chưa thể dập tắt. Vậy là sau khoảng 30 giờ kể từ lúc bùng phát, với rất nhiều nỗ lực của lực lượng cứu hỏa, nhân viên cảng... đám cháy vẫn chưa được khống chế và tiếp tục gây ra nhiều hậu quả với con tàu có định giá koảng 1,5 tỷ USD này.
Bộ phận truyền thông của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, tổng cộng 59 người đã được điều trị vì bị thương nhẹ trong vụ cháy trên tàu USS Bonhomme Richard, trong đó có 36 thuỷ thủ và 23 nhân viên dân sự.
Sở Cứu hỏa thành phố Sand Diego tiết lộ một thông tin mới, khoảng 2 giờ sau khi tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard bắt đầu bùng cháy đột ngột có một vụ nổ xảy ra. Đám cháy trên tàu được ghi nhận lớn đến nỗi nó đã thiêu đốt cả thượng tầng và cầu chỉ huy.
Với sự phức tạp của đám cháy, tình hình cứu hỏa, các phán đoán về nguy cơ xảy đến với con tàu liên tục thay đổi. Do vậy, các thông tin dẫn trước về tình hình vụ cháy trên tàu đổ bộ này có thể đến thời điểm sau đã không còn chính xác. Tuy nhiên, có thể khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại, nguy cơ USS Bonhomme Richard bị chìm hoặc bị nổ hoàn toàn có thể xảy ra.
Nguy cơ trên hiện hữu là bởi hiện tại, tàu USS Bonhomme Richard được quan sát thấy là đang nghiêng dần. Ngoài ra, Chuẩn Đô đốc Philip Sobeck, chỉ huy Nhóm Tác chiến Viễn chinh 3 của Hải quân Mỹ đã tiết lộ trong cuộc họp báo gần nhất rằng ước tính, lượng dầu được lưu trữ trên tàu USS Bonhomme lên tới 3,7 triệu lít và nếu để nguồn nhiệt tác động đến số nhiên liệu này, một tai họa sẽ xảy ra thực sự.
Chuẩn Đô đốc Philip Sobeck cho biết thêm: "Ưu tiên hàng đầu ở thời điểm hiện tại là dập tắt đám cháy. Chúng tôi đã ở đó hơn 24 giờ, và sẽ tiếp tục nỗ lực cho đến khi đám cháy được kiểm soát".
Nguyên nhân vụ cháy hiện chưa được xác định. Tuy nhiên, ông Sobeck tin rằng đám cháy bùng phát từ khu vực lưu trữ hộp carton, vải vụn và vật tư bảo dưỡng.
Vào thời điểm ngọn lửa bùng phát, hệ thống chữa cháy tự động đã bị tắt để phục vụ quá trình bảo trì. Các thuỷ thủ trên tàu và trên bến tàu đã cố gắng dập lửa cho đến khi ngọn lửa bùng lên quá lớn, buộc họ phải rút lui.
Đây là hình ảnh chụp từ trực thăng chữa cháy. Có thể thấy phần thượng tầng của tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard đã bị thiêu rụi, xuất hiện nhiều lỗ thủng, vết nham nhở.
Dự đoán, chi phí sửa chữa cho con tàu sau đám cháy sẽ rất cao và không loại trừ khả năng là con tàu sẽ được cho "nghỉ hưu" sớm do không thể phục hồi sức chiến đấu hoặc mất quá nhiều tiền để làm cho nó có thể tiếp tục hoạt động.
Tàu đổ bộ tấn công USS Richard (LHD-6) là một trong tám tàu đổ bộ thuộc lớp Wasp, được hạ thủy ngày 14 tháng 3 năm 1997 và chính thức biên chế vào hải quân Hoa Kỳ trong năm 1998, cảng nhà tại căn cứ hải quân San Diego. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 40.358 tấn, dài 257m, rộng 32m, mớn nước 8.2m, trang bị máy chính công suất 70.000 mã lực cho phép nó có thể di chuyển với vận tốc 22 hải lý/h. Tầm hoạt động 17.600km với tốc độ 18 hải lý/h.