Hiện nay, với việc trang bị các máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-27/30 hiện đại, việc sử dụng máy bay huấn luyện L-39C đã không còn phù hợp. Do đó, Không quân Nhân dân Việt Nam sớm muộn cũng phải tìm phương kế thay thế L-39C. Câu hỏi đặt ra là loại máy bay nào sẽ phù hợp. Bình luận về vấn đề này, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Nga Makar Aksenenko bày tỏ rằng, máy bay huấn luyện Yak-130 là lựa chọn tốt nhất dành cho Việt Nam. Nguồn ảnh: Airlines.netCũng có ý kiến cho rằng, Việt Nam có thể mua phiên bản hiện đại hóa thế kỷ 21 của dòng L-39 – L-39NG mà Czech đang phát triển và đã tạo ra nguyên mẫu. Tuy nhiên, ông Aksenenko không đánh giá cao L-39NG, “các máy bay L-39, thậm chí các phiên bản của New Generation (Thế hệ mới) đã là của "ngày hôm qua". Máy bay này có một động cơ, hệ thống điện tử hàng không không có sự tương thích chặt chẽ với hệ thống của các máy bay hiện đại như Su-30, Su-35, MiG-35. Điều này không cho phép sử dụng L-39 như một phương tiện chuyển tiếp đối với việc đào tạo các phi công máy bay chiến đấu”. Nguồn ảnh: Airlines.netTheo ông, máy bay Nga Yak-130 được chế tạo để đào tạo các học viên làm chủ phi cơ chiến đấu với sự chuyển đổi tối thiểu. Điều đó đã được đưa vào thiết kế của máy bay, vào hệ thống điện tử hàng không, và hệ thống điều khiển của nó. Tính độc đáo của Yak-130 là khả năng "mô phỏng" nhiều loại máy bay khác nhau. Bằng cách cài đặt các thiết lập thích hợp, trong chuyến bay thực tế trên chiếc "Yak-130" có thể mô phỏng như thể đang điều khiển loại máy bay khác: cường kích hay tiêm kích. Và sau đó phi công có thể dễ dàng và nhanh chóng làm chủ chiếc máy bay chiến đấu…. Nguồn ảnh: Airlines.net…Ngoài ra, Yak-130 có thể được trang bị với một loạt nhiều loại vũ khí hiện đại. Điều này cho phép trên cùng một chiếc máy bay không chỉ huấn luyện phi công tương lai mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Với tất cả những lợi thế ở trên, Yak-130 có thể là một lựa chọn tốt cho phía Việt Nam. Nguồn ảnh: Airlines.netYak-130 (NATO định danh là Mitten) là máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến hai chỗ ngồi do phòng thiết kế Yakovlev thiết kế được Tổng công ty Irkuts sản xuất với đơn giá 15 triệu USD. Hiện nay, chúng đang phục vụ tích cực trong Không quân Nga (89 chiếc) và Không quân Bangladesh (16 chiếc). Ngoài ra, Syria, Myanmar, Algeria, Belarus cũng đang chờ nhận các máy bay Yak-130. Ở Đông Nam Á, còn có Lào cũng đang để mắt tới loại máy bay này. Nguồn ảnh: Airlines.netMáy bay Yak-130 được thiết kế để huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ 4-5. Hệ thống điện tử của nó cho phép mô phỏng một cách hoàn hảo việc điều khiển hầu hết các tiêm kích thế hệ 4-5 trên thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.netMáy bay được trang bị hai động cơ phản lực Progress AI-222-25 tích hợp bộ kiểm soát động cơ kỹ thuật số toàn phần (FADEC), tốc độ bay cận âm 1.060km/h, tốc độ trung bình 887km, có thể bay ở tốc độ cực thấp 165km/h, bán kính chiến đấu 555km. Nguồn ảnh: Airlines.netDù tốc độ leo cao chỉ 65m/s, tuy nhiên máy bay được kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ - trọng lượng cất cánh tối đa chỉ 10,2 tấn, dài 11,49m, sải cánh 9,84m, cao 4,76m. Do đó, Yak-130 được đánh giá là có khả năng cơ động tốt, hoàn toàn có thể không chiến với các máy bay thế hệ 4. Nguồn ảnh: Airlines.netMáy bay có buồng lái với vòm che hoàn toàn bằng thủy tinh chống đạn. Cả 2 phi công đều được trang bị hệ thống tầm nhìn ban đêm và 3 màn hình hiển thị đa chức năng tinh thể lỏng 6x8 in. Phi công phía trước có thể sử dụng hệ thống hiện thị tầm nhìn phía trước trên mũ để chỉ thị mục tiêu. Buồng lái được hệ thống cảnh báo giọng noí, MS bên trong và giao tiếp bên ngoài được công ty AA.S. Popov GZAS Joint Stock cung cấp. Nguồn ảnh: Airlines.netTrong ảnh là buồng lái không thua gì máy bay chiến đấu thế hệ 4-5 của Yak-130, thậm chí còn hiện đại vượt xa các máy bay thế hệ 4 đời đầu như Su-27. Nguồn ảnh: Airlines.netĐặc biệt, Yak-130 còn có khả năng chiến đấu đáng gờm, chúng có thể làm nhiệm vụ không đối không, không đối đất như một máy bay tiêm kích, tiêm kích – bom hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Airlines.netNhững chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 có thể mang tới 3 tấn vũ khí trên 9 giá treo (8 trên cánh và một dưới thân) gồm: tên lửa không đối không R-73, rocket 57-80mm, bom hàng không FAB-250/500. Nguồn ảnh: Airlines.netTheo một số nguồn tin, trên Yak-130 được trang bị với một radar Osa hoặc Oca với dải băng tần từ 8 GHz đến 12.5 GHz được phát triển bởi NIIP Zhukovsky. Radar này có khả năng theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc, đồng thời tấn công 4 mục tiêu ở mọi góc độ trên không hoặc 2 mục tiêu dưới đất cùng lúc. Phạm vi dò tìm mục tiêu với diện tích bề mặt phản xạ 5m² là 40 km đối với ở phía sau và 85 km ở phía trước. Và radar tự động khóa mục tiêu trong khi bám sát là 65 km. Nguồn ảnh: Airlines.netĐể hoạt động trong môi trường chiến tranh điện tử, Yak-130 được trang bị các loại pháo sáng và mảnh kim loại nhỏ nhằm gây nhiễu, radar cảnh báo và gây nhiễu tích cực. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hiện nay, với việc trang bị các máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-27/30 hiện đại, việc sử dụng máy bay huấn luyện L-39C đã không còn phù hợp. Do đó, Không quân Nhân dân Việt Nam sớm muộn cũng phải tìm phương kế thay thế L-39C. Câu hỏi đặt ra là loại máy bay nào sẽ phù hợp. Bình luận về vấn đề này, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Nga Makar Aksenenko bày tỏ rằng, máy bay huấn luyện Yak-130 là lựa chọn tốt nhất dành cho Việt Nam. Nguồn ảnh: Airlines.net
Cũng có ý kiến cho rằng, Việt Nam có thể mua phiên bản hiện đại hóa thế kỷ 21 của dòng L-39 – L-39NG mà Czech đang phát triển và đã tạo ra nguyên mẫu. Tuy nhiên, ông Aksenenko không đánh giá cao L-39NG, “các máy bay L-39, thậm chí các phiên bản của New Generation (Thế hệ mới) đã là của "ngày hôm qua". Máy bay này có một động cơ, hệ thống điện tử hàng không không có sự tương thích chặt chẽ với hệ thống của các máy bay hiện đại như Su-30, Su-35, MiG-35. Điều này không cho phép sử dụng L-39 như một phương tiện chuyển tiếp đối với việc đào tạo các phi công máy bay chiến đấu”. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo ông, máy bay Nga Yak-130 được chế tạo để đào tạo các học viên làm chủ phi cơ chiến đấu với sự chuyển đổi tối thiểu. Điều đó đã được đưa vào thiết kế của máy bay, vào hệ thống điện tử hàng không, và hệ thống điều khiển của nó. Tính độc đáo của Yak-130 là khả năng "mô phỏng" nhiều loại máy bay khác nhau. Bằng cách cài đặt các thiết lập thích hợp, trong chuyến bay thực tế trên chiếc "Yak-130" có thể mô phỏng như thể đang điều khiển loại máy bay khác: cường kích hay tiêm kích. Và sau đó phi công có thể dễ dàng và nhanh chóng làm chủ chiếc máy bay chiến đấu…. Nguồn ảnh: Airlines.net
…Ngoài ra, Yak-130 có thể được trang bị với một loạt nhiều loại vũ khí hiện đại. Điều này cho phép trên cùng một chiếc máy bay không chỉ huấn luyện phi công tương lai mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Với tất cả những lợi thế ở trên, Yak-130 có thể là một lựa chọn tốt cho phía Việt Nam. Nguồn ảnh: Airlines.net
Yak-130 (NATO định danh là Mitten) là máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến hai chỗ ngồi do phòng thiết kế Yakovlev thiết kế được Tổng công ty Irkuts sản xuất với đơn giá 15 triệu USD. Hiện nay, chúng đang phục vụ tích cực trong Không quân Nga (89 chiếc) và Không quân Bangladesh (16 chiếc). Ngoài ra, Syria, Myanmar, Algeria, Belarus cũng đang chờ nhận các máy bay Yak-130. Ở Đông Nam Á, còn có Lào cũng đang để mắt tới loại máy bay này. Nguồn ảnh: Airlines.net
Máy bay Yak-130 được thiết kế để huấn luyện phi công tiêm kích thế hệ 4-5. Hệ thống điện tử của nó cho phép mô phỏng một cách hoàn hảo việc điều khiển hầu hết các tiêm kích thế hệ 4-5 trên thế giới. Nguồn ảnh: Airlines.net
Máy bay được trang bị hai động cơ phản lực Progress AI-222-25 tích hợp bộ kiểm soát động cơ kỹ thuật số toàn phần (FADEC), tốc độ bay cận âm 1.060km/h, tốc độ trung bình 887km, có thể bay ở tốc độ cực thấp 165km/h, bán kính chiến đấu 555km. Nguồn ảnh: Airlines.net
Dù tốc độ leo cao chỉ 65m/s, tuy nhiên máy bay được kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ - trọng lượng cất cánh tối đa chỉ 10,2 tấn, dài 11,49m, sải cánh 9,84m, cao 4,76m. Do đó, Yak-130 được đánh giá là có khả năng cơ động tốt, hoàn toàn có thể không chiến với các máy bay thế hệ 4. Nguồn ảnh: Airlines.net
Máy bay có buồng lái với vòm che hoàn toàn bằng thủy tinh chống đạn. Cả 2 phi công đều được trang bị hệ thống tầm nhìn ban đêm và 3 màn hình hiển thị đa chức năng tinh thể lỏng 6x8 in. Phi công phía trước có thể sử dụng hệ thống hiện thị tầm nhìn phía trước trên mũ để chỉ thị mục tiêu. Buồng lái được hệ thống cảnh báo giọng noí, MS bên trong và giao tiếp bên ngoài được công ty AA.S. Popov GZAS Joint Stock cung cấp. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong ảnh là buồng lái không thua gì máy bay chiến đấu thế hệ 4-5 của Yak-130, thậm chí còn hiện đại vượt xa các máy bay thế hệ 4 đời đầu như Su-27. Nguồn ảnh: Airlines.net
Đặc biệt, Yak-130 còn có khả năng chiến đấu đáng gờm, chúng có thể làm nhiệm vụ không đối không, không đối đất như một máy bay tiêm kích, tiêm kích – bom hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Những chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 có thể mang tới 3 tấn vũ khí trên 9 giá treo (8 trên cánh và một dưới thân) gồm: tên lửa không đối không R-73, rocket 57-80mm, bom hàng không FAB-250/500. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo một số nguồn tin, trên Yak-130 được trang bị với một radar Osa hoặc Oca với dải băng tần từ 8 GHz đến 12.5 GHz được phát triển bởi NIIP Zhukovsky. Radar này có khả năng theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc, đồng thời tấn công 4 mục tiêu ở mọi góc độ trên không hoặc 2 mục tiêu dưới đất cùng lúc. Phạm vi dò tìm mục tiêu với diện tích bề mặt phản xạ 5m² là 40 km đối với ở phía sau và 85 km ở phía trước. Và radar tự động khóa mục tiêu trong khi bám sát là 65 km. Nguồn ảnh: Airlines.net
Để hoạt động trong môi trường chiến tranh điện tử, Yak-130 được trang bị các loại pháo sáng và mảnh kim loại nhỏ nhằm gây nhiễu, radar cảnh báo và gây nhiễu tích cực. Nguồn ảnh: Airlines.net