Bất chấp việc các nhà chức trách Indonesia nhấn mạnh cam kết mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga; nhưng cuối cùng, Indonesia cuối cùng đã quyết định phá vỡ thỏa thuận mua máy bay chiến đấu của Nga.Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Indonesia, Tướng Fajar Praseto cho biết, lý do chính để từ chối mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga là do thiếu ngân sách; mặc dù cùng thời điểm đó, Indonesia đã quyết định mua một lượng lớn máy bay chiến đấu từ một nhà sản xuất khác.Việc phát triển sức mạnh quân sự phụ thuộc vào vấn đề ngân sách quốc phòng của quốc gia, liên quan đến việc Indonesia chưa thể mua 11 tiêm kích chiến đấu Su-35 (chi phí hợp đồng là 1,1 tỷ USD). Thay vào đó, Indonesia đang cân nhắc các phương án mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp hoặc F-15 EX của Mỹ.Tướng Fajar Prasetio cho biết: “Với tâm thế nặng nề, chúng tôi buộc phải hủy kế hoạch mua máy bay chiến đấu Su-35, vì như chúng tôi đã nói ban đầu, sự phát triển sức mạnh quân sự phụ thuộc vào vấn đề ngân sách.“Chúng tôi dựa vào ngân sách để tăng khả năng sức mạnh trên không của mình. Nếu những người chịu trách nhiệm mua sắm không thích chiến đấu cơ Su-35, thì chúng tôi không thể tiếp tục thảo luận và mọi thứ rất có thể sẽ chuyển sang Rafale”; hết lời dẫn.Vào đầu năm 2018, Indonesia đã ký với Nga về việc cung cấp 11 máy bay chiến đấu Su-35 trị giá 1,1 tỷ USD. Nga sẽ nhận được một nửa số tiền này (570 triệu USD) dưới hình thức hàng hóa của Indonesia, bao gồm dầu cọ, cà phê, chè và cao su.Su-35 sẽ thay thế các máy bay chiến đấu F-5E / F Tiger II, đang phục vụ trong phi đội số 14 của Không quân Indonesia. Theo kế hoạch, Jakarta sẽ nhận được 2 chiếc Su-35 đầu tiên của Nga vào tháng 8/2019, 6 chiếc tiếp theo vào tháng 1/2020 và 3 chiếc vào tháng 7/2020.Vào tháng 7/2019, Đại sứ Indonesia tại Liên bang Nga, Mohamad Wahid Supriyadi tuyên bố rằng, sự chậm trễ trong việc triển khai hợp đồng mua Su-35 của Nga là do tính phức tạp của kế hoạch thương mại; trong đó cả các cơ quan chính phủ và các công ty đều tham gia.Vào tháng 3/2020, tờ Bloomberg của Mỹ đưa tin, Indonesia được cho là đang chịu áp lực từ Mỹ, đã từ bỏ kế hoạch mua Su-35. Sau đó, Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Dmitry Shugaev giải thích rằng, Indonesia chưa chính thức từ chối thương vụ này. Theo các chuyên gia, lý do rất có thể khiến Indonesia từ chối mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga là nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, vì mua máy bay chiến đấu của Nga.Trước đó, thông tin này đã được truyền thông Indonesia nhiều lần lên tiếng về hợp đồng mua chiến đấu cơ Su-35 và cho rằng, nếu Indonesia cố tình mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga, thì mối quan hệ với Washington, vốn được cho là quan trọng, sẽ bị xói mòn. Nhưng tại Jakarta cố gắng bác bỏ.Hiện phía Nga chưa phản hồi về việc Indonesia từ chối máy bay chiến đấu của Nga, tuy nhiên, những hành động như vậy của Jakarta có thể ảnh hưởng đến uy tín của máy bay chiến đấu Nga; đặc biệt là Su-35 khó tìm thị trường mới.Nhìn chung, doanh số bán vũ khí của Nga đã giảm năm thứ ba liên tiếp, theo một báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm công bố trước đó. Các thông tin cho biết, tổng doanh số bán vũ khí của 9 công ty Nga nằm trong top 100 thế giới đã giảm từ 28,2 tỷ USD vào năm 2019 xuống còn 26,4 tỷ USD vào năm 2020 (giảm 6,5%). Nguồn ảnh: Foxt.
Bất chấp việc các nhà chức trách Indonesia nhấn mạnh cam kết mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga; nhưng cuối cùng, Indonesia cuối cùng đã quyết định phá vỡ thỏa thuận mua máy bay chiến đấu của Nga.
Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Indonesia, Tướng Fajar Praseto cho biết, lý do chính để từ chối mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga là do thiếu ngân sách; mặc dù cùng thời điểm đó, Indonesia đã quyết định mua một lượng lớn máy bay chiến đấu từ một nhà sản xuất khác.
Việc phát triển sức mạnh quân sự phụ thuộc vào vấn đề ngân sách quốc phòng của quốc gia, liên quan đến việc Indonesia chưa thể mua 11 tiêm kích chiến đấu Su-35 (chi phí hợp đồng là 1,1 tỷ USD). Thay vào đó, Indonesia đang cân nhắc các phương án mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp hoặc F-15 EX của Mỹ.
Tướng Fajar Prasetio cho biết: “Với tâm thế nặng nề, chúng tôi buộc phải hủy kế hoạch mua máy bay chiến đấu Su-35, vì như chúng tôi đã nói ban đầu, sự phát triển sức mạnh quân sự phụ thuộc vào vấn đề ngân sách.
“Chúng tôi dựa vào ngân sách để tăng khả năng sức mạnh trên không của mình. Nếu những người chịu trách nhiệm mua sắm không thích chiến đấu cơ Su-35, thì chúng tôi không thể tiếp tục thảo luận và mọi thứ rất có thể sẽ chuyển sang Rafale”; hết lời dẫn.
Vào đầu năm 2018, Indonesia đã ký với Nga về việc cung cấp 11 máy bay chiến đấu Su-35 trị giá 1,1 tỷ USD. Nga sẽ nhận được một nửa số tiền này (570 triệu USD) dưới hình thức hàng hóa của Indonesia, bao gồm dầu cọ, cà phê, chè và cao su.
Su-35 sẽ thay thế các máy bay chiến đấu F-5E / F Tiger II, đang phục vụ trong phi đội số 14 của Không quân Indonesia. Theo kế hoạch, Jakarta sẽ nhận được 2 chiếc Su-35 đầu tiên của Nga vào tháng 8/2019, 6 chiếc tiếp theo vào tháng 1/2020 và 3 chiếc vào tháng 7/2020.
Vào tháng 7/2019, Đại sứ Indonesia tại Liên bang Nga, Mohamad Wahid Supriyadi tuyên bố rằng, sự chậm trễ trong việc triển khai hợp đồng mua Su-35 của Nga là do tính phức tạp của kế hoạch thương mại; trong đó cả các cơ quan chính phủ và các công ty đều tham gia.
Vào tháng 3/2020, tờ Bloomberg của Mỹ đưa tin, Indonesia được cho là đang chịu áp lực từ Mỹ, đã từ bỏ kế hoạch mua Su-35. Sau đó, Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Dmitry Shugaev giải thích rằng, Indonesia chưa chính thức từ chối thương vụ này.
Theo các chuyên gia, lý do rất có thể khiến Indonesia từ chối mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga là nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, vì mua máy bay chiến đấu của Nga.
Trước đó, thông tin này đã được truyền thông Indonesia nhiều lần lên tiếng về hợp đồng mua chiến đấu cơ Su-35 và cho rằng, nếu Indonesia cố tình mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga, thì mối quan hệ với Washington, vốn được cho là quan trọng, sẽ bị xói mòn. Nhưng tại Jakarta cố gắng bác bỏ.
Hiện phía Nga chưa phản hồi về việc Indonesia từ chối máy bay chiến đấu của Nga, tuy nhiên, những hành động như vậy của Jakarta có thể ảnh hưởng đến uy tín của máy bay chiến đấu Nga; đặc biệt là Su-35 khó tìm thị trường mới.
Nhìn chung, doanh số bán vũ khí của Nga đã giảm năm thứ ba liên tiếp, theo một báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm công bố trước đó.
Các thông tin cho biết, tổng doanh số bán vũ khí của 9 công ty Nga nằm trong top 100 thế giới đã giảm từ 28,2 tỷ USD vào năm 2019 xuống còn 26,4 tỷ USD vào năm 2020 (giảm 6,5%). Nguồn ảnh: Foxt.