Ngay sau thời điểm cảnh báo của các cơ quan tình báo phương Tây về cuộc tấn công có thể của Iran vào Israel, thì vào đêm khuya ngày 13, rạng sáng ngày 14/4, Iran bắt đầu sử dụng máy bay không người lái (UAV) tự sát và tên lửa, tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào Israel.Đây là cuộc đối đầu trực diện đầu tiên giữa Iran và Israel, hai đối thủ “không đội trời chung” ở khu vực Trung Đông, và thế giới lo lắng chiến tranh có thể leo thang. Ở vòng đầu tiên của cuộc so tài giữa hai bên, bên nào đã thắng?Cả Iran và Israel có thông tin hoàn toàn khác nhau về tình huống cụ thể của cuộc không kích này. Người phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel Daniel Hagari cho biết, hơn 300 UAV tự sát và tên lửa của đã bắn vào Israel và hơn 99% trong số đó đã bị đánh chặn?Trong khi đó, Đài truyền hình nhà nước Iran ngày 14/4 đưa tin, "khoảng một nửa số tên lửa do Iran phóng về phía Israel đã bắn trúng mục tiêu thành công"? Tướng Bagheri, Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Iran hôm 14/4 cho biết, mục tiêu của Iran trong cuộc tấn công này là một trung tâm tình báo lớn nằm ở biên giới Israel-Syria và Căn cứ không quân Nevatim.Giới chuyên gia cho rằng, những bức ảnh vệ tinh đã chứng minh mức độ thiệt hại của hai cơ sở quân sự này của Israel. Còn mạng xã hội tràn ngập video về cái gọi là "tên lửa Iran bắn trúng mục tiêu", cho thấy tổn thất của Quân đội Israel có thể lớn hơn nhiều so với tuyên truyền của Mỹ và Israel. Nhưng rất khó để đánh giá tính xác thực của những video này.Theo giới phân tích độc lập, bất kể kết quả trận tấn công của Iran và Israel như thế nào, chúng ta phải công nhận rằng, Iran đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc không kích lần này. Mỹ và Israel trước đó đều đưa ra cảnh báo rõ ràng, cho rằng Iran đang huy động lực lượng tên lửa và sẽ chuẩn bị cho một cuộc tấn công từ trước đó 2 ngày; có nghĩa là họ đã hoàn toàn biết trước về cuộc tấn công của Iran.Ngay cả trong bối cảnh “thông báo trước” về cuộc tấn công của mình, nhưng Iran đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh bại Israel. Đầu tiên, Iran sử dụng UAV tự sát tầm xa, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo để phối hợp tấn công. Iran đã cất cánh "hàng chục" UAV tự sát theo các đợt khác nhau khỏi lãnh thổ của mình vào đêm khuya.Sau một thời gian, một số lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo đã được phóng đi; sự sắp xếp này rất đặc biệt, bởi khoảng cách đường thẳng ngắn nhất giữa Iran và Israel là gần 1.000 km; nên nếu được phóng từ các khu vực sâu trong lãnh thổ Iran, khoảng cách sẽ càng cách xa Israel hơn. Do tốc độ UAV tự sát của Iran bay chậm, chỉ từ 100-200 km/h, nên phải mất khoảng 8 hoặc 9 giờ để UAV tiếp cận lãnh thổ Israel, trong khi tên lửa đạn đạo tầm trung có thể bay tới Israel nhanh nhất, chỉ mất khoảng 10 phút.Vì vậy, nếu không có sự phối hợp từ trước, khi UAV tự sát và tên lửa này tới gần Israel theo từng đợt riêng lẻ, sẽ dễ dàng bị đánh bại. Có thể thấy trong bản tin do Israel công bố cho biết, máy bay chiến đấu của Israel khi đó “đang bận” bắn hạ tên lửa hành trình và UAV tự sát gần như cùng lúc. Điều này ít nhất cho thấy tên lửa và UAV tự sát của Iran đã đạt được các hoạt động phối hợp tương đối khớp. Thứ hai, Iran cũng lôi kéo các đồng minh thực hiện các cuộc tấn công cùng lúc, nhằm tăng độ khó cho việc phòng thủ của Quân đội Israel, đó là Lực lượng Vũ trang Hezbollah của Lebanon đã phóng hàng trăm tên lửa các loại, gây nhiễu hệ thống phòng không của Israel.Có thể thấy từ các thông tin liên quan rằng, hầu hết các cuộc tấn công này đều được tiến hành vào sáng sớm ngày 14/4. Một số lượng lớn UAV tự sát, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tấn công từ các hướng khác nhau đã gây áp lực lớn lên hệ thống phòng không của Israel. Trong cuộc không kích lần thứ hai vào đêm ngày 1, rạng sáng ngày 2/10, Iran đã phóng 200 tên lửa vào các mục tiêu của Israel. Điểm chung giữa cuộc tập kích tháng 4 và tháng 10 đó là thời gian tập kích đều vào nửa đêm và hai cuộc tập kích, Iran đều “báo” cho Mỹ biết trước.Điều khác lần tập kích tên lửa này ở chỗ nó được Tehran tiến hành, đều được báo trước như đợt tấn công ngày 13/4. Mặc dù được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Mỹ, nhưng hệ thống đánh chặn trứ danh của Israel cũng "mất thiêng". Tel Aviv cũng đã ra tuyên bố sẽ có đòn đáp trả khủng khiếp với Iran.Hãng tin Lenta của Nga dẫn các nguồn tin tại cả Iran và Israel nhận định, Tehran đã sử dụng từ 250 đến 500 tên lửa đạn đạo tầm xa trong vụ tấn công. Điều khá đặc biệt là 80% số tên lửa tấn công đã vượt qua được lưới lửa đa tầng thuộc loại trứ danh bậc nhất trên thế giới của Israel, cũng như các hệ thống lá chắn trên hạm của Mỹ và đồng minh trong khu vực để đánh trúng các mục tiêu. Phải chăng các lá chắn tên lửa trị giá nhiều tỷ USD của Israel đã "mất thiêng"? Những yếu tố nào làm nên trận tập kích của Iran? Thứ nhất, yếu tố bất ngờ. Nếu như trong đòn tập kích bằng tên lửa và UAV tự sát diễn ra ngày 13/4, Iran đã chủ động "bắn tin" qua các nguồn trung lập tới Mỹ và Israel về việc sẽ động binh trước 72 giờ thì đợt tấn công đêm 1/10 gần như bất ngờ. Lầu Năm Góc chỉ kịp đưa ra cảnh báo về khả năng Tehran tấn công tên lửa vài giờ trước khi Iran khai hỏa.Thực tế, dù có sự chuẩn bị, nhưng để đối phó với các đợt tấn công tên lửa quy mô lớn thường rất khó khăn. Những hình ảnh do người dân Israel ghi lại trong đêm 1/10 đã cho thấy, "một bầu trời sao" giữa tên lửa đạn đạo của Iran và tên lửa đánh chặn của Israel. Điều này chứng tỏ lực lượng phòng không Israel đã có sự chuẩn bị, nhưng như thế là chưa đủ. Thứ hai, số lượng. Với vài trăm tên lửa mà Iran sử dụng, Israel cần số lượng tên lửa nhiều gấp từ 3-5 lần để vô hiệu hóa. Gánh nặng này không dành cho hệ thống đánh chặn Iron Dome mà thuộc về Patriot, David's Sling cũng như Arrow-3. Nhiều khả năng, hệ thống của Israel đã bị tấn công bão hòa, "trắng bệ", không còn khả năng phòng thủ. Thứ ba, chiến thuật hiện đại. Tehran đã rút kinh nghiệm từ đợt tấn công ngày 13/4 để tổ chức đợt tập kích tên lửa quy mô lớn trong thời gian ngắn, đánh tập trung vào một số vị trí quan trọng đã được lên kế hoạch trước. Điều này khiến lưới lửa của Israel dù có phát hiện cũng không có đủ cơ số đạn tên lửa để đánh chặn, trong khi thời gian phản ứng rất gấp trước tình huống vô cùng phức tạp nảy sinh trên không.Với những lý do trên, không khó để giải thích tại sao hệ thống phòng thủ tên lửa Israel không hoàn thành nhiệm vụ trước "cơn mưa tên lửa" của Iran trong lần tập kích lần thứ hai. Điều này cũng bao hàm lời cảnh báo từ Tehran tới Tel Aviv rằng, các đòn tấn công tiếp theo sẽ khốc liệt hơn, khi Iran sử dụng những loại tên lửa mới hơn, có sức mạnh hơn. (Nguồn ảnh: Reuters, CNN, Al Jazeera).
Ngay sau thời điểm cảnh báo của các cơ quan tình báo phương Tây về cuộc tấn công có thể của Iran vào Israel, thì vào đêm khuya ngày 13, rạng sáng ngày 14/4, Iran bắt đầu sử dụng máy bay không người lái (UAV) tự sát và tên lửa, tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào Israel.
Đây là cuộc đối đầu trực diện đầu tiên giữa Iran và Israel, hai đối thủ “không đội trời chung” ở khu vực Trung Đông, và thế giới lo lắng chiến tranh có thể leo thang. Ở vòng đầu tiên của cuộc so tài giữa hai bên, bên nào đã thắng?
Cả Iran và Israel có thông tin hoàn toàn khác nhau về tình huống cụ thể của cuộc không kích này. Người phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel Daniel Hagari cho biết, hơn 300 UAV tự sát và tên lửa của đã bắn vào Israel và hơn 99% trong số đó đã bị đánh chặn?
Trong khi đó, Đài truyền hình nhà nước Iran ngày 14/4 đưa tin, "khoảng một nửa số tên lửa do Iran phóng về phía Israel đã bắn trúng mục tiêu thành công"? Tướng Bagheri, Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Iran hôm 14/4 cho biết, mục tiêu của Iran trong cuộc tấn công này là một trung tâm tình báo lớn nằm ở biên giới Israel-Syria và Căn cứ không quân Nevatim.
Giới chuyên gia cho rằng, những bức ảnh vệ tinh đã chứng minh mức độ thiệt hại của hai cơ sở quân sự này của Israel. Còn mạng xã hội tràn ngập video về cái gọi là "tên lửa Iran bắn trúng mục tiêu", cho thấy tổn thất của Quân đội Israel có thể lớn hơn nhiều so với tuyên truyền của Mỹ và Israel. Nhưng rất khó để đánh giá tính xác thực của những video này.
Theo giới phân tích độc lập, bất kể kết quả trận tấn công của Iran và Israel như thế nào, chúng ta phải công nhận rằng, Iran đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc không kích lần này. Mỹ và Israel trước đó đều đưa ra cảnh báo rõ ràng, cho rằng Iran đang huy động lực lượng tên lửa và sẽ chuẩn bị cho một cuộc tấn công từ trước đó 2 ngày; có nghĩa là họ đã hoàn toàn biết trước về cuộc tấn công của Iran.
Ngay cả trong bối cảnh “thông báo trước” về cuộc tấn công của mình, nhưng Iran đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh bại Israel. Đầu tiên, Iran sử dụng UAV tự sát tầm xa, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo để phối hợp tấn công. Iran đã cất cánh "hàng chục" UAV tự sát theo các đợt khác nhau khỏi lãnh thổ của mình vào đêm khuya.
Sau một thời gian, một số lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo đã được phóng đi; sự sắp xếp này rất đặc biệt, bởi khoảng cách đường thẳng ngắn nhất giữa Iran và Israel là gần 1.000 km; nên nếu được phóng từ các khu vực sâu trong lãnh thổ Iran, khoảng cách sẽ càng cách xa Israel hơn.
Do tốc độ UAV tự sát của Iran bay chậm, chỉ từ 100-200 km/h, nên phải mất khoảng 8 hoặc 9 giờ để UAV tiếp cận lãnh thổ Israel, trong khi tên lửa đạn đạo tầm trung có thể bay tới Israel nhanh nhất, chỉ mất khoảng 10 phút.
Vì vậy, nếu không có sự phối hợp từ trước, khi UAV tự sát và tên lửa này tới gần Israel theo từng đợt riêng lẻ, sẽ dễ dàng bị đánh bại. Có thể thấy trong bản tin do Israel công bố cho biết, máy bay chiến đấu của Israel khi đó “đang bận” bắn hạ tên lửa hành trình và UAV tự sát gần như cùng lúc.
Điều này ít nhất cho thấy tên lửa và UAV tự sát của Iran đã đạt được các hoạt động phối hợp tương đối khớp. Thứ hai, Iran cũng lôi kéo các đồng minh thực hiện các cuộc tấn công cùng lúc, nhằm tăng độ khó cho việc phòng thủ của Quân đội Israel, đó là Lực lượng Vũ trang Hezbollah của Lebanon đã phóng hàng trăm tên lửa các loại, gây nhiễu hệ thống phòng không của Israel.
Có thể thấy từ các thông tin liên quan rằng, hầu hết các cuộc tấn công này đều được tiến hành vào sáng sớm ngày 14/4. Một số lượng lớn UAV tự sát, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tấn công từ các hướng khác nhau đã gây áp lực lớn lên hệ thống phòng không của Israel.
Trong cuộc không kích lần thứ hai vào đêm ngày 1, rạng sáng ngày 2/10, Iran đã phóng 200 tên lửa vào các mục tiêu của Israel. Điểm chung giữa cuộc tập kích tháng 4 và tháng 10 đó là thời gian tập kích đều vào nửa đêm và hai cuộc tập kích, Iran đều “báo” cho Mỹ biết trước.
Điều khác lần tập kích tên lửa này ở chỗ nó được Tehran tiến hành, đều được báo trước như đợt tấn công ngày 13/4. Mặc dù được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Mỹ, nhưng hệ thống đánh chặn trứ danh của Israel cũng "mất thiêng". Tel Aviv cũng đã ra tuyên bố sẽ có đòn đáp trả khủng khiếp với Iran.
Hãng tin Lenta của Nga dẫn các nguồn tin tại cả Iran và Israel nhận định, Tehran đã sử dụng từ 250 đến 500 tên lửa đạn đạo tầm xa trong vụ tấn công. Điều khá đặc biệt là 80% số tên lửa tấn công đã vượt qua được lưới lửa đa tầng thuộc loại trứ danh bậc nhất trên thế giới của Israel, cũng như các hệ thống lá chắn trên hạm của Mỹ và đồng minh trong khu vực để đánh trúng các mục tiêu.
Phải chăng các lá chắn tên lửa trị giá nhiều tỷ USD của Israel đã "mất thiêng"? Những yếu tố nào làm nên trận tập kích của Iran? Thứ nhất, yếu tố bất ngờ. Nếu như trong đòn tập kích bằng tên lửa và UAV tự sát diễn ra ngày 13/4, Iran đã chủ động "bắn tin" qua các nguồn trung lập tới Mỹ và Israel về việc sẽ động binh trước 72 giờ thì đợt tấn công đêm 1/10 gần như bất ngờ. Lầu Năm Góc chỉ kịp đưa ra cảnh báo về khả năng Tehran tấn công tên lửa vài giờ trước khi Iran khai hỏa.
Thực tế, dù có sự chuẩn bị, nhưng để đối phó với các đợt tấn công tên lửa quy mô lớn thường rất khó khăn. Những hình ảnh do người dân Israel ghi lại trong đêm 1/10 đã cho thấy, "một bầu trời sao" giữa tên lửa đạn đạo của Iran và tên lửa đánh chặn của Israel. Điều này chứng tỏ lực lượng phòng không Israel đã có sự chuẩn bị, nhưng như thế là chưa đủ.
Thứ hai, số lượng. Với vài trăm tên lửa mà Iran sử dụng, Israel cần số lượng tên lửa nhiều gấp từ 3-5 lần để vô hiệu hóa. Gánh nặng này không dành cho hệ thống đánh chặn Iron Dome mà thuộc về Patriot, David's Sling cũng như Arrow-3. Nhiều khả năng, hệ thống của Israel đã bị tấn công bão hòa, "trắng bệ", không còn khả năng phòng thủ.
Thứ ba, chiến thuật hiện đại. Tehran đã rút kinh nghiệm từ đợt tấn công ngày 13/4 để tổ chức đợt tập kích tên lửa quy mô lớn trong thời gian ngắn, đánh tập trung vào một số vị trí quan trọng đã được lên kế hoạch trước. Điều này khiến lưới lửa của Israel dù có phát hiện cũng không có đủ cơ số đạn tên lửa để đánh chặn, trong khi thời gian phản ứng rất gấp trước tình huống vô cùng phức tạp nảy sinh trên không.
Với những lý do trên, không khó để giải thích tại sao hệ thống phòng thủ tên lửa Israel không hoàn thành nhiệm vụ trước "cơn mưa tên lửa" của Iran trong lần tập kích lần thứ hai. Điều này cũng bao hàm lời cảnh báo từ Tehran tới Tel Aviv rằng, các đòn tấn công tiếp theo sẽ khốc liệt hơn, khi Iran sử dụng những loại tên lửa mới hơn, có sức mạnh hơn. (Nguồn ảnh: Reuters, CNN, Al Jazeera).