Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng tên lửa chiến lược của nức này vừa thực hiện một đợt phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M trên thao trường Kapustin Yar trong thời gian diễn ra tập trận quy mô lớn ở ngoại vi Astrakhan. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Vụ phóng do đơn vị tên lửa thuộc Quân khu phía Tây thực hiện, tầm xa bay ấn định là hơn 100km. Tên lửa đã đánh trúng mục tiêu mô phỏng trạm chỉ huy tiền phương của đối phương. Đây là lần thử nghiệm Iskander-M đầu tiên của Quân đội Nga trong năm nay. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Từ lâu 9K720 Iskander-M, được Moscow đánh giá là loại vũ khí thích hợp để vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, cũng như các mục tiêu quân sự chiến lược của NATO. Và sức mạnh của Iskander-M đã được Nga nhiều lần chứng minh trong nhiều trường hợp khác nhau. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Theo thiết kế, Iskander-M chỉ có tầm bắn tối đa 500km tuy nhiên điều này không mấy quan trọng đối với tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật này khi nó được đặt trên khung gầm đặc chủng cơ động có tầm hoạt động không giới hạn và có thể được triển khai ở bất kỳ đâu. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Lính tên lửa Quân khu phía Tây Nga nạp đạn tên lửa 9M723 cho bệ phóng di động 9P78-1 thành phần chiến đấu quan trọng nhất của tổ hợp Iskander-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Với khả năng Iskander-M, việc Nga triển khai loại vũ khí này đến vùng Kaliningrad nằm lọt thỏm giữa châu Âu giúp Nga khống chế toàn bộ bắc Âu và một phần đông Âu. Với tầm bắn 500km Iskander-M thừa sức vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ đầu tiên của NATO ở châu Âu, nếu như Nga triển khai từ 1-2 lữ đoàn Iskander-M tại Kaliningrad. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hình ảnh tổ hợp phóng di động 9P78-1 và xe tái nạp đạn 9T250 của tổ hợp phóng Iskander-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Trong Thông điệp Liên bang 2018, được Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc trước Quốc hội Nga cũng có đề cập tới quá trình Quân đội Nga đưa vào trang bị Iskander-M từ năm 2012 cho đến nay. Số tổ hợp phóng lẫn đạn tên lửa Iskander-M được Nga đưa vào trang bị trong năm 2017 so với năm 2012 tăng gấp 30 lần. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Còn trong một bài phỏng vấn mới đây với Sputnik, Tổng tư lệnh Lực lượng bộ binh Quân đội Liên bang Nga, tướng Oleg Salyukov cho biết. Các quốc gia bên ngoài không sớm hơn năm 2025 để có thể tạo ra tổ hợp tên lửa chiến thuật như "Iskander-M" của Nga. Điều này một phần nào đó cho thấy việc Nga tin tưởng vào sức mạnh của Iskander-M ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.9K720 Iskander-M là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu mới của Quân đội Nga được đưa vào trang bị từ năm 2006 cho tới nay, nó được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Các tổ hợp tên lửa Iskander-M cũng có khả năng hoạt động mọi điều kiện khí hậu thời tiết, đồng thời duy trì khả năng chiến đấu trước các loại vũ khí chế áp thông thường, vũ khí chính xác cao, vũ khí xạ-sinh-hoá, vũ khí phòng chống tên lửa và tác chiến điện tử của đối phương. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Điểm đặc biệt của Iskander-M đó là dù được xếp vào loại vũ khí chiến thuật, nó vẫn có thể đáp ứng tốt nhu cầu tác chiến ở cấp chiến lược. Hình ảnh bên trong xe chỉ huy xe chỉ huy – tham mưu 9S552 (KShM) của Iskander-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hiện tại Quân đội đang trang bị đồng thời hai biến thể của Iskanders là Iskander-M và Iskander-K. Các tổ hợp này sử dụng tới hai loại đạn tên lửa gồm tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9M723 và tên lửa hành trình chiến thuật R-500. Tầm bắn tối đa của chúng vào khoảng 500km theo như Quân đội Nga công bố. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Một quả đạn tên lửa 9M723 của Iskander-M có trọng lượng chiến đấu vào khoảng 3.8tấn mang theo một đầu đạn nặng 480kg, có chiều dài tiêu chuẩn 7.2m. Đây là loại tên lửa 1 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, được điều khiển trong suốt quá trình bay, tốc độ hành trình bay tối đa của nó có thể lên đến Mach 6. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Độ sai lệch của đạn tên lửa 9M723 vào khoảng 5-10, nó được dẫn đường bằng một hệ thống kết hợp bao gồm hệ thống định vị toàn cầu GLONASS, định vị quán tinh và cả chỉ thị mục tiêu bằng hình ảnh (ở pha cuối). Thời gian thu hồi và triển khai chỉ mất từ 4-16 phút. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Được biết hiện tại Quân đội Nga đang có trong biên chế 11 lữ đoàn Iskander-M với 136 đơn vị phóng, tổ hợp tên lửa này có thể hoạt động trong nhiều loại điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau từ -50 độ đến 50 độ. Vòng đời của mỗi quả đạn tên lửa 9M723 lên đến 10 năm trong điều kiện bảo quản và 3 năm trên thực địa. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Mời độc giả xem video: Tên lửa đạn đạo Iskander-M phóng thử nghiệm tại bãi thử Kapustin Yar. (Nguồn Bộ Quốc phòng Nga)
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng tên lửa chiến lược của nức này vừa thực hiện một đợt phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M trên thao trường Kapustin Yar trong thời gian diễn ra tập trận quy mô lớn ở ngoại vi Astrakhan. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Vụ phóng do đơn vị tên lửa thuộc Quân khu phía Tây thực hiện, tầm xa bay ấn định là hơn 100km. Tên lửa đã đánh trúng mục tiêu mô phỏng trạm chỉ huy tiền phương của đối phương. Đây là lần thử nghiệm Iskander-M đầu tiên của Quân đội Nga trong năm nay. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Từ lâu 9K720 Iskander-M, được Moscow đánh giá là loại vũ khí thích hợp để vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, cũng như các mục tiêu quân sự chiến lược của NATO. Và sức mạnh của Iskander-M đã được Nga nhiều lần chứng minh trong nhiều trường hợp khác nhau. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Theo thiết kế, Iskander-M chỉ có tầm bắn tối đa 500km tuy nhiên điều này không mấy quan trọng đối với tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật này khi nó được đặt trên khung gầm đặc chủng cơ động có tầm hoạt động không giới hạn và có thể được triển khai ở bất kỳ đâu. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Lính tên lửa Quân khu phía Tây Nga nạp đạn tên lửa 9M723 cho bệ phóng di động 9P78-1 thành phần chiến đấu quan trọng nhất của tổ hợp Iskander-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Với khả năng Iskander-M, việc Nga triển khai loại vũ khí này đến vùng Kaliningrad nằm lọt thỏm giữa châu Âu giúp Nga khống chế toàn bộ bắc Âu và một phần đông Âu. Với tầm bắn 500km Iskander-M thừa sức vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ đầu tiên của NATO ở châu Âu, nếu như Nga triển khai từ 1-2 lữ đoàn Iskander-M tại Kaliningrad. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hình ảnh tổ hợp phóng di động 9P78-1 và xe tái nạp đạn 9T250 của tổ hợp phóng Iskander-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Trong Thông điệp Liên bang 2018, được Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc trước Quốc hội Nga cũng có đề cập tới quá trình Quân đội Nga đưa vào trang bị Iskander-M từ năm 2012 cho đến nay. Số tổ hợp phóng lẫn đạn tên lửa Iskander-M được Nga đưa vào trang bị trong năm 2017 so với năm 2012 tăng gấp 30 lần. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Còn trong một bài phỏng vấn mới đây với Sputnik, Tổng tư lệnh Lực lượng bộ binh Quân đội Liên bang Nga, tướng Oleg Salyukov cho biết. Các quốc gia bên ngoài không sớm hơn năm 2025 để có thể tạo ra tổ hợp tên lửa chiến thuật như "Iskander-M" của Nga. Điều này một phần nào đó cho thấy việc Nga tin tưởng vào sức mạnh của Iskander-M ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
9K720 Iskander-M là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu mới của Quân đội Nga được đưa vào trang bị từ năm 2006 cho tới nay, nó được thiết kế để phá hủy các loại vũ khí, khí tài, trung tâm thông tin - chỉ huy, máy bay chiến đấu trú đỗ tại sân bay, các trận địa phòng không và phòng thủ tên lửa, cũng như các mục tiêu trọng yếu khác của đối phương. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Các tổ hợp tên lửa Iskander-M cũng có khả năng hoạt động mọi điều kiện khí hậu thời tiết, đồng thời duy trì khả năng chiến đấu trước các loại vũ khí chế áp thông thường, vũ khí chính xác cao, vũ khí xạ-sinh-hoá, vũ khí phòng chống tên lửa và tác chiến điện tử của đối phương. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Điểm đặc biệt của Iskander-M đó là dù được xếp vào loại vũ khí chiến thuật, nó vẫn có thể đáp ứng tốt nhu cầu tác chiến ở cấp chiến lược. Hình ảnh bên trong xe chỉ huy xe chỉ huy – tham mưu 9S552 (KShM) của Iskander-M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hiện tại Quân đội đang trang bị đồng thời hai biến thể của Iskanders là Iskander-M và Iskander-K. Các tổ hợp này sử dụng tới hai loại đạn tên lửa gồm tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9M723 và tên lửa hành trình chiến thuật R-500. Tầm bắn tối đa của chúng vào khoảng 500km theo như Quân đội Nga công bố. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Một quả đạn tên lửa 9M723 của Iskander-M có trọng lượng chiến đấu vào khoảng 3.8tấn mang theo một đầu đạn nặng 480kg, có chiều dài tiêu chuẩn 7.2m. Đây là loại tên lửa 1 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, được điều khiển trong suốt quá trình bay, tốc độ hành trình bay tối đa của nó có thể lên đến Mach 6. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Độ sai lệch của đạn tên lửa 9M723 vào khoảng 5-10, nó được dẫn đường bằng một hệ thống kết hợp bao gồm hệ thống định vị toàn cầu GLONASS, định vị quán tinh và cả chỉ thị mục tiêu bằng hình ảnh (ở pha cuối). Thời gian thu hồi và triển khai chỉ mất từ 4-16 phút. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Được biết hiện tại Quân đội Nga đang có trong biên chế 11 lữ đoàn Iskander-M với 136 đơn vị phóng, tổ hợp tên lửa này có thể hoạt động trong nhiều loại điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau từ -50 độ đến 50 độ. Vòng đời của mỗi quả đạn tên lửa 9M723 lên đến 10 năm trong điều kiện bảo quản và 3 năm trên thực địa. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mời độc giả xem video: Tên lửa đạn đạo Iskander-M phóng thử nghiệm tại bãi thử Kapustin Yar. (Nguồn Bộ Quốc phòng Nga)