Theo tờ Sina, tên lửa đạn đạo có nhiều ưu điểm hơn tên lửa hành trình chống hạm trong tấn công mục tiêu là tàu sân bay, chủ yếu được phản ánh ở những điểm sau đây. Thứ nhất có tốc độ đủ nhanh, gây khó khăn cho các hệ thống đánh chặn bảo vệ tàu sân bay.Tên lửa đạn đạo tấn công tàu sân bay thường là tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn. Sau khi đầu đạn tái nhập vào lớp khí quyển trái đất, tốc độ càng ngày càng nhanh, cho dù đi vào phạm vi đánh chặn của tàu sân bay, cũng tương đối khó đánh chặn.Khi đến gần tàu sân bay tấn công, tốc độ của tên lửa đạn đạo sẽ cao tới khoảng Mach 10, đã vượt quá khả năng đánh chặn của tất cả các vũ khí đánh chặn trên tàu sân bay.Thứ hai là khả năng sống sót mạnh hơn. Tên lửa hành trình chống hạm để tấn công tàu sân bay nói chung cần được phóng đi từ các bệ phóng từ trên không hoặc trên biển, như máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến, tàu ngầm… Khi các phương tiện phóng này xâm nhập vào bán kính tác chiến của tàu sân bay, chúng phải đủ sức vượt qua được sự ngăn chặn của máy bay chiến đấu trên tàu sân bay và tên lửa đánh chặn tầm xa của các biên đội tàu bảo vệ; cho đến khi chúng có thể tiếp cận ở cự ly hiệu quả, để phóng tên lửa hành trình chống hạm.Khi phương tiện phóng được tên lửa hành trình đến tàu sân bay rồi, nhưng không phải tên lửa phóng đi là trúng mục tiêu ngay; mà lúc này tên lửa hành trình sẽ gặp sự đánh chặn liên tiếp của các loại vũ khí, phương tiện gây nhiễu điện tử, từ nhiều lớp bảo vệ.Vì vậy, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh tàu sân bay, phải có đủ tên lửa hành trình chống hạm phóng cùng lúc, tốt nhất là vượt quá khả năng đánh chặn của các tàu hộ tống của tàu sân bay (chiến thuật tấn công tên lửa bão hòa).Đối với tên lửa đạn đạo phòng không tàu sân bay, nói chung không cần xem xét những vấn đề này, chỉ cần giải quyết việc định vị chính xác tàu sân bay và công nghệ hiệu chỉnh tên lửa đạn đạo giai đoạn giữa và giai đoạn cuối.Thứ ba là khả năng xuyên phá mục tiêu của tên lửa đạn đạo mạnh hơn tên lửa hành trình rất nhiều.Đạn tên lửa hành trình chống hạm phần lớn đều bay trong bầu khí quyển có độ cao gần mặt biển (bay bám ngọn sóng), nên gặp lực cản không khí rất lớn. Để đảm bảo tầm bắn, phải nạp đủ lượng nhiên liệu; do đó tên lửa phải hy sinh trọng lượng để mang thêm nhiên liệu, vì vậy lượng đầu đạn mang theo tương đối nhỏ.Tên lửa đạn đạo chống hạm không cần cân nhắc quá nhiều đến các yếu tố này, ngay cả khi đầu đạn giống như tên lửa hành trình chống hạm, nó có thể xuyên phá mục tiêu với sức công phá lớn hơn, do tên lửa đạn đạo có tốc độ cao hơn tên lửa hành trình nhiều lần.
Theo tờ Sina, tên lửa đạn đạo có nhiều ưu điểm hơn tên lửa hành trình chống hạm trong tấn công mục tiêu là tàu sân bay, chủ yếu được phản ánh ở những điểm sau đây.
Thứ nhất có tốc độ đủ nhanh, gây khó khăn cho các hệ thống đánh chặn bảo vệ tàu sân bay.
Tên lửa đạn đạo tấn công tàu sân bay thường là tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn. Sau khi đầu đạn tái nhập vào lớp khí quyển trái đất, tốc độ càng ngày càng nhanh, cho dù đi vào phạm vi đánh chặn của tàu sân bay, cũng tương đối khó đánh chặn.
Khi đến gần tàu sân bay tấn công, tốc độ của tên lửa đạn đạo sẽ cao tới khoảng Mach 10, đã vượt quá khả năng đánh chặn của tất cả các vũ khí đánh chặn trên tàu sân bay.
Thứ hai là khả năng sống sót mạnh hơn. Tên lửa hành trình chống hạm để tấn công tàu sân bay nói chung cần được phóng đi từ các bệ phóng từ trên không hoặc trên biển, như máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến, tàu ngầm…
Khi các phương tiện phóng này xâm nhập vào bán kính tác chiến của tàu sân bay, chúng phải đủ sức vượt qua được sự ngăn chặn của máy bay chiến đấu trên tàu sân bay và tên lửa đánh chặn tầm xa của các biên đội tàu bảo vệ; cho đến khi chúng có thể tiếp cận ở cự ly hiệu quả, để phóng tên lửa hành trình chống hạm.
Khi phương tiện phóng được tên lửa hành trình đến tàu sân bay rồi, nhưng không phải tên lửa phóng đi là trúng mục tiêu ngay; mà lúc này tên lửa hành trình sẽ gặp sự đánh chặn liên tiếp của các loại vũ khí, phương tiện gây nhiễu điện tử, từ nhiều lớp bảo vệ.
Vì vậy, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh tàu sân bay, phải có đủ tên lửa hành trình chống hạm phóng cùng lúc, tốt nhất là vượt quá khả năng đánh chặn của các tàu hộ tống của tàu sân bay (chiến thuật tấn công tên lửa bão hòa).
Đối với tên lửa đạn đạo phòng không tàu sân bay, nói chung không cần xem xét những vấn đề này, chỉ cần giải quyết việc định vị chính xác tàu sân bay và công nghệ hiệu chỉnh tên lửa đạn đạo giai đoạn giữa và giai đoạn cuối.
Thứ ba là khả năng xuyên phá mục tiêu của tên lửa đạn đạo mạnh hơn tên lửa hành trình rất nhiều.
Đạn tên lửa hành trình chống hạm phần lớn đều bay trong bầu khí quyển có độ cao gần mặt biển (bay bám ngọn sóng), nên gặp lực cản không khí rất lớn. Để đảm bảo tầm bắn, phải nạp đủ lượng nhiên liệu; do đó tên lửa phải hy sinh trọng lượng để mang thêm nhiên liệu, vì vậy lượng đầu đạn mang theo tương đối nhỏ.
Tên lửa đạn đạo chống hạm không cần cân nhắc quá nhiều đến các yếu tố này, ngay cả khi đầu đạn giống như tên lửa hành trình chống hạm, nó có thể xuyên phá mục tiêu với sức công phá lớn hơn, do tên lửa đạn đạo có tốc độ cao hơn tên lửa hành trình nhiều lần.