Tên lửa đạn đạo là loại vũ khí có tầm bắn xa, tốc độ cao để có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương; đây là vũ khí không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại, và là loại vũ khí răn đe mạnh.Tuy nhiên cơ chế dẫn đường của tên lửa đạn đạo khá đơn giản, tên lửa thông thường sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính, nên mức độ sai lệch mục tiêu rất lớn. Những loại tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô, để khắc phục sai lệch, người ta phải trang bị đầu đạn hạt nhân có sức công phá lớn, để bù đắp sai số.Do sự tiến bộ của công nghệ, sai số của tên lửa đạn đạo có được cải thiện, nhưng mức chính xác không bằng tên lửa hành trình và các loại vũ khí dẫn đường khác, nên tên lửa đạn đạo thường dùng tiến công mục tiêu lớn, cố định trên mặt đất, chứ ít khi dùng tiến công các mục tiêu di động.Nguyên nhân của sai lệch lớn là do tên lửa đạn đạo có tốc độ rất cao, nhất là giai đoạn thâm nhập trở lại bầu khí quyển, nên khó tích hợp các cơ cấu dẫn đường như radar, hồng ngoại hoặc quang truyền hình. Trong khi đó, các mục tiêu trên biển di chuyển với tốc độ nhanh, liên tục nên khó đánh trúng.Ngoài ra do tên lửa đạn đạo có quỹ đạo cố định, quỹ đạo bay không thể thay đổi liên tục như tên lửa hành trình. Mặc dù nhiều quốc gia đã lắp đặt các thiết bị vô tuyến trên tên lửa đạn đạo, nhằm đạt được vai trò dẫn đường, nhưng họ vẫn không thể thực hiện được các cuộc tấn công chính xác và rất khó tấn công vào các mục tiêu đang di chuyển.Trung Quốc là quốc gia duy nhất, trong số các nước sở hữu tên lửa đạn đạo tầm trung, có thể tấn công các mục tiêu trên biển; không phải vì Trung Quốc giỏi công nghệ này như thế nào, mà là do nhiều nguyên nhân lịch sử dẫn đến họ phải phát triển loại tên lửa đạn đạo chống hạm, khi lực lượng hải quân của Trung Quốc chưa thể làm chủ vùng nước xanh.Nga không phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm vì Nga tự tin vào các biên đội máy bay ném bom chiến lược Tu-22M, có thể mang các loại tên lửa chống hạm tầm xa, được ví là "sát thủ tàu sân bay", cũng như các kho tên lửa chống hạm khổng lồ; nên Nga cũng không "mặn mà" phát triển loại tên lửa này.Trong khi đó, các đối thủ lớn của Mỹ như Liên Xô/Nga, hay Trung Quốc thì có quá ít tàu sân bay, còn các đối thủ nhỏ như Iran hay Triều Tiên thì không có tàu sân bay; vì vậy khó để Mỹ có thể đầu tư nguồn lực để phát triển loại vũ khí tiến công tốn kém này.Hiện tại Trung Quốc có ba loại tên lửa đạn đạo chống hạm gồm Dongfeng-21D, Dongfeng-26 và Dongfeng-17. Dongfeng-21D có tầm bắn 2.000-2.500 km và tốc độ trên Mach 10, được phóng từ bệ phóng di động trên mặt đất; theo quảng cáo là tên lửa có độ chính xác rất cao.Tên lửa đạn đạo Dongfeng-26 có tầm bắn xa hơn, đạt khoảng 5.000 km, tên lửa này vừa có thể mang đầu đạn thống thường, vừa có thể mang đầu đạn hạt nhân, vừa có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm trung và tầm xa, nhằm vào các mục tiêu quan trọng trên đất liền và các tàu cỡ vừa và lớn trên biển.Tên lửa đạn đạo Dongfeng-17 thậm chí còn mạnh hơn, tuy Dongfeng-17 chỉ có tầm bắn từ 1.500 km đến 2.500 km, nhưng tên lửa có khả năng cơ động mạnh, di chuyển theo chiều ngang và lên xuống trong không gian, được gọi là trôi dạt.Các nhà quân sự Trung Quốc cho rằng, có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo Dongfeng-21D và Dongfeng-26; nhưng với tên lửa đạn đạo chống hạm tầm cao Dongfeng-17, có thể các hệ thống tên lửa phòng không hiện có trên thế giới, không thể đánh chặn.Còn tại sao Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này cũng rất đơn giản, Trung Quốc quá cần những loại vũ khí như vậy và Trung Quốc đã đầu tư nghiên cứu phát triển; vì khi có nhu cầu, sẽ thúc đẩy việc đầu tư phát triển công nghệ.Việc Trung Quốc đầu tư phát triển hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, mục đích cũng nhằm hoàn thiện tên lửa đạn đạo chống hạm. Ngoài ra, việc dùng tên lửa đạn đạo tấn công các mục tiêu di chuyển trên biển quá khó và cần nhiều kinh phí phát triển, nên những nước nhỏ như Triều Tiên hay Iran đều không thể đầu tư.Dựa trên những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, việc chế tạo tên lửa đạn đạo chống hạm không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề có nhu cầu phát triển và có đủ kinh phí hay không mà thôi. Chưa kể Nga và Mỹ trước kia bị giới hạn bởi Hiệp ước cắt giảm tên lửa tầm trung. Nên việc Trung Quốc một mình sở hữu tên lửa đạn đạo chống hạm cũng là điều "rất bình thường" mà thôi. Video Những tên lửa đạn đạo mạnh nhất thế giới - Nguồn: QPVN
Tên lửa đạn đạo là loại vũ khí có tầm bắn xa, tốc độ cao để có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương; đây là vũ khí không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại, và là loại vũ khí răn đe mạnh.
Tuy nhiên cơ chế dẫn đường của tên lửa đạn đạo khá đơn giản, tên lửa thông thường sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính, nên mức độ sai lệch mục tiêu rất lớn. Những loại tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô, để khắc phục sai lệch, người ta phải trang bị đầu đạn hạt nhân có sức công phá lớn, để bù đắp sai số.
Do sự tiến bộ của công nghệ, sai số của tên lửa đạn đạo có được cải thiện, nhưng mức chính xác không bằng tên lửa hành trình và các loại vũ khí dẫn đường khác, nên tên lửa đạn đạo thường dùng tiến công mục tiêu lớn, cố định trên mặt đất, chứ ít khi dùng tiến công các mục tiêu di động.
Nguyên nhân của sai lệch lớn là do tên lửa đạn đạo có tốc độ rất cao, nhất là giai đoạn thâm nhập trở lại bầu khí quyển, nên khó tích hợp các cơ cấu dẫn đường như radar, hồng ngoại hoặc quang truyền hình. Trong khi đó, các mục tiêu trên biển di chuyển với tốc độ nhanh, liên tục nên khó đánh trúng.
Ngoài ra do tên lửa đạn đạo có quỹ đạo cố định, quỹ đạo bay không thể thay đổi liên tục như tên lửa hành trình. Mặc dù nhiều quốc gia đã lắp đặt các thiết bị vô tuyến trên tên lửa đạn đạo, nhằm đạt được vai trò dẫn đường, nhưng họ vẫn không thể thực hiện được các cuộc tấn công chính xác và rất khó tấn công vào các mục tiêu đang di chuyển.
Trung Quốc là quốc gia duy nhất, trong số các nước sở hữu tên lửa đạn đạo tầm trung, có thể tấn công các mục tiêu trên biển; không phải vì Trung Quốc giỏi công nghệ này như thế nào, mà là do nhiều nguyên nhân lịch sử dẫn đến họ phải phát triển loại tên lửa đạn đạo chống hạm, khi lực lượng hải quân của Trung Quốc chưa thể làm chủ vùng nước xanh.
Nga không phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm vì Nga tự tin vào các biên đội máy bay ném bom chiến lược Tu-22M, có thể mang các loại tên lửa chống hạm tầm xa, được ví là "sát thủ tàu sân bay", cũng như các kho tên lửa chống hạm khổng lồ; nên Nga cũng không "mặn mà" phát triển loại tên lửa này.
Trong khi đó, các đối thủ lớn của Mỹ như Liên Xô/Nga, hay Trung Quốc thì có quá ít tàu sân bay, còn các đối thủ nhỏ như Iran hay Triều Tiên thì không có tàu sân bay; vì vậy khó để Mỹ có thể đầu tư nguồn lực để phát triển loại vũ khí tiến công tốn kém này.
Hiện tại Trung Quốc có ba loại tên lửa đạn đạo chống hạm gồm Dongfeng-21D, Dongfeng-26 và Dongfeng-17. Dongfeng-21D có tầm bắn 2.000-2.500 km và tốc độ trên Mach 10, được phóng từ bệ phóng di động trên mặt đất; theo quảng cáo là tên lửa có độ chính xác rất cao.
Tên lửa đạn đạo Dongfeng-26 có tầm bắn xa hơn, đạt khoảng 5.000 km, tên lửa này vừa có thể mang đầu đạn thống thường, vừa có thể mang đầu đạn hạt nhân, vừa có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm trung và tầm xa, nhằm vào các mục tiêu quan trọng trên đất liền và các tàu cỡ vừa và lớn trên biển.
Tên lửa đạn đạo Dongfeng-17 thậm chí còn mạnh hơn, tuy Dongfeng-17 chỉ có tầm bắn từ 1.500 km đến 2.500 km, nhưng tên lửa có khả năng cơ động mạnh, di chuyển theo chiều ngang và lên xuống trong không gian, được gọi là trôi dạt.
Các nhà quân sự Trung Quốc cho rằng, có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo Dongfeng-21D và Dongfeng-26; nhưng với tên lửa đạn đạo chống hạm tầm cao Dongfeng-17, có thể các hệ thống tên lửa phòng không hiện có trên thế giới, không thể đánh chặn.
Còn tại sao Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này cũng rất đơn giản, Trung Quốc quá cần những loại vũ khí như vậy và Trung Quốc đã đầu tư nghiên cứu phát triển; vì khi có nhu cầu, sẽ thúc đẩy việc đầu tư phát triển công nghệ.
Việc Trung Quốc đầu tư phát triển hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, mục đích cũng nhằm hoàn thiện tên lửa đạn đạo chống hạm. Ngoài ra, việc dùng tên lửa đạn đạo tấn công các mục tiêu di chuyển trên biển quá khó và cần nhiều kinh phí phát triển, nên những nước nhỏ như Triều Tiên hay Iran đều không thể đầu tư.
Dựa trên những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, việc chế tạo tên lửa đạn đạo chống hạm không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề có nhu cầu phát triển và có đủ kinh phí hay không mà thôi. Chưa kể Nga và Mỹ trước kia bị giới hạn bởi Hiệp ước cắt giảm tên lửa tầm trung. Nên việc Trung Quốc một mình sở hữu tên lửa đạn đạo chống hạm cũng là điều "rất bình thường" mà thôi.
Video Những tên lửa đạn đạo mạnh nhất thế giới - Nguồn: QPVN