Trong Quân đội Nga, lính dù khác với các lực lượng khác, không chỉ ở khả năng nhảy dù đổ bộ, mà họ còn là lực lượng dự bị chiến lược và đây cũng là lực lượng tinh nhuệ, được vũ trang tốt nhất của Quân đội Nga hiện nay.Lực lượng lính dù Nga, nhìn chung cũng là lính bộ binh hạng nhẹ; điều khác biệt là được đào tạo bài bản, để đóng vai trò là lực lượng tinh nhuệ của quân đội Nga. Ngoài ra, lực lượng này là những mũi vu hồi chiến lược, khi được đổ bộ vào sâu sau lưng đối phương, tạo thành mũi tiến công lớn sau lưng kẻ thù.Hiện tại, Lực lượng Dù của Nga có hai sư đoàn ĐBĐK, hai sư đoàn tấn công đường không, ba lữ đoàn tấn công đường không độc lập, một lữ đoàn đặc nhiệm đường không độc lập, lữ đoàn chỉ huy cùng một số đơn vị bảo đảm và huấn luyện.Tất cả các cá nhân trong các đơn vị tấn công đường không và ĐBĐK, đều phải trải qua khóa huấn luyện nhảy dù bắt buộc. Phần lớn việc huấn luyện nhảy dù được thực hiện từ máy bay An-2 và trực thăng Mi-8, hoặc từ máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76. Một số vũ khí cũng được thả dù như xe bọc thép, pháo không giật vv.Hiện nay lực lượng ĐBĐK Nga có khoảng 120 chiếc Il-76 và khoảng một trăm chiếc dự trữ. Với số Il-76 hiện có, Quân đội Nga cũng chỉ đủ cho cuộc đổ bộ của hai trung đoàn dù với một số vũ khí và trang thiết bị quân sự tiêu chuẩn.Với khả năng xuống cấp của số máy bay vận tải như hiện nay, đến năm 2025, Quân đội Nga sẽ chỉ có thể đủ năng lực vận chuyển một sư đoàn đổ bộ đường không. Phần còn lại của quân dù phải di chuyển bằng đường bộ hoặc bằng trực thăng, giống như bộ binh thông thường.Theo các chuyên gia quân sự, Quân đội Mỹ từ lâu đã bỏ hình thức đổ bộ đường không bằng dù ồ ạt, vì hoạt động này tốn kém và nguy hiểm.Cách đây vài năm, có vài chục quân nhân của Sư đoàn Dù số 82 của Mỹ đã nhảy dù ở Afghanistan. Và đây không phải là một hoạt động tác chiến-chiến thuật, mà là các hoạt động của một nhóm thuộc lực lượng đặc biệt.Ưu điểm của ĐBĐK bằng dù là có thể đổ bộ ở cự ly rất xa, quân số trong một lần đổ bộ của một phương tiện là tương đối đông (đến hàng trăm người), thời gian di chuyển của máy bay nhanh (tốc độ máy bay đến hàng nghìn km/h).Nhược điểm là nguy hiểm và tốn kém; lực lượng nhảy dù phải được huấn luyện tốt, bãi đổ bộ phải rộng; những chiếc vận tải cơ trong quá trình đổ bộ phải bay cao, dễ bị đối phương phát hiện bằng radar, nên mất tính bí mật, bất ngờ; bãi đổ bộ dễ bị đối phương phán đoán và tập kích bằng hỏa lực..Nếu đổ bộ bằng trực thăng thì số lượng người trong một lần đổ bộ hạn chế, cự ly đổ bộ gần, phương tiện đổ bộ dễ là mục tiêu của phòng không tầm thấp.Tuy nhiên đổ bộ bằng trực thăng không cần bãi đổ bộ lớn, trực thăng có thể bay thấp, tạo yếu tố bất ngờ; có thể dùng nhiều phương tiện một lúc, quá trình đổ bộ an toàn hơn, binh lính không cần phải biết nhảy dù. Thậm chí, những chiếc trực thăng còn là phương tiện “2 trong 1”; vừa là phương tiện đổ bộ, vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.Do vậy lực lượng ĐBĐK của Quân đội Mỹ phần lớn bằng trực thăng; Quân đội Mỹ đã phát triển nhiều loại trực thăng phục vụ cho nhiệm vụ đổ bộ như UH-1, CH-47, CH-53…có khả năng đổ bộ từ 1 tiểu đội đến cả trung đội. Chiều sâu đổ bộ có thể đến 150 km.Trong Quân đội Nga, Lực lượng Dù là một phần của lực lượng phản ứng nhanh, tầng lớp tinh nhuệ của quân đội Nga; các hoạt động huấn luyện chiến đấu, có cường độ cao hơn ở các đơn vị bộ binh thông thường.Trong suốt quá trình phục vụ, lực lượng dù phải huấn luyện nhảy dù liên tục; nhiệm vụ của lực lượng dù là tổ chức hoạt động phá hoại, hoặc để chiếm một đầu cầu nhất định và giữ nó cho đến khi lực lượng chính tiếp cận. Trong các chiến dịch lớn, tạo mũi vu hồi bất ngờ sau lưng đối phương.Trong đợt cải tổ Quân đội Nga từ năm 2008, lực lượng Nhảy dù đã cố gắng cắt giảm biên chế, chuyển giao cho lực lượng bộ binh và tiến hành ĐBĐK bằng trực thăng. Tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị cao của Lực lượng Dù, không cho phép bỏ lực lượng này.Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành một cuộc cải tổ quy mô lớn đối với Lực lượng Dù, đưa lực lượng này trở thành “trụ cột” của các lực lượng phản ứng nhanh, có thể chiến đấu độc lập và đủ sức giải quyết nhiều nhiệm vụ. Các đơn vị ĐBĐK sẽ được trang bị vũ khí hạng nặng như pháo binh, xe tăng, mặc dù những vũ khí này hoàn toàn không thể thả bằng dù.Lực lượng ĐBĐK của Nga có lịch sử lâu đời, lần đổ bộ đường không đầu tiên, được tiến hành vào năm 1930; khi đó người lính chỉ được trang bị súng trường Mosin và súng máy Degtyarev. Hiện nay, máy bay vận tải quân sự của Nga có khả năng thả dù các loại xe bánh xích, pháo hạng nhẹ và một số loại vũ khí khác vào hậu phương của kẻ thù.Tuy nhiên thực tế, mục đích của lực lượng dù không phải là tiến hành một chiến dịch tấn công, mà chỉ là chiếm một đầu cầu và giữ nó cho đến khi các lực lượng chính tiếp cận, chiều sâu xâm nhập không quá một trăm km (tính từ mặt trận).Đối với một cuộc tấn công đổ bộ, một hoạt động như vậy có thể mất nhiều thời gian hơn và dẫn đến tổn thất về con người. Điều quan trọng là làm sao tiến hành một cuộc đổ bộ bí mật, nắm bắt các biện pháp đối phó của đối phương và chờ đợi quân tiếp viện. Với các đặc điểm về lãnh thổ của Nga, sẽ “quá sớm khi muốn xóa bỏ các lực lượng dù”.Dù gì đi chăng nữa, những lực lượng nhảy dù chiến đấu sau lưng đối phương, thường có hỏa lực rất mỏng; Nga cũng tập trung phát triển các loại dù, có thể thả những vũ khí hạng nặng như xe tăng T-72B3 từ máy bay vận tải Il-76MD, trang bị cho một số tiểu đoàn của sư đoàn ĐBĐK số 7 Novorossiysk và 76.Ngoài ra các loại xe tăng, pháo cối hạng nhẹ như cối tự hành 120 mm Nonu-S, pháo tự hành 125 mm Sprut, xe bọc thép chở quân BTRD-MD Shell, chiến đấu xe BMD-4M, tên lửa chống tăng, súng máy cỡ lớn.. cũng được đưa xuống mặt đất bằng dù; bảo đảm được một phần hỏa lực, đủ cho bộ phận ĐBĐK cầm cự đến khi có lực lượng tiếp viện.Ngoài đổ bộ bằng máy bay cánh bằng tầm xa, lực lượng dù còn sử dụng trực thăng, tùy thuộc vào các nhiệm vụ được đặt ra. Nhưng mỗi người lính dù của Nga đều phải có kỹ năng nhảy dù, xử lý các tình huống khác nhau và các đơn vị nhảy dù, luôn là lực lượng có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất trong Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Pinterest. Máy bay vận tải hạng nặng chiến lược Il-76 của lực lượng không quân Vũ trụ Nga, Nguồn: Star.
Trong Quân đội Nga, lính dù khác với các lực lượng khác, không chỉ ở khả năng nhảy dù đổ bộ, mà họ còn là lực lượng dự bị chiến lược và đây cũng là lực lượng tinh nhuệ, được vũ trang tốt nhất của Quân đội Nga hiện nay.
Lực lượng lính dù Nga, nhìn chung cũng là lính bộ binh hạng nhẹ; điều khác biệt là được đào tạo bài bản, để đóng vai trò là lực lượng tinh nhuệ của quân đội Nga. Ngoài ra, lực lượng này là những mũi vu hồi chiến lược, khi được đổ bộ vào sâu sau lưng đối phương, tạo thành mũi tiến công lớn sau lưng kẻ thù.
Hiện tại, Lực lượng Dù của Nga có hai sư đoàn ĐBĐK, hai sư đoàn tấn công đường không, ba lữ đoàn tấn công đường không độc lập, một lữ đoàn đặc nhiệm đường không độc lập, lữ đoàn chỉ huy cùng một số đơn vị bảo đảm và huấn luyện.
Tất cả các cá nhân trong các đơn vị tấn công đường không và ĐBĐK, đều phải trải qua khóa huấn luyện nhảy dù bắt buộc. Phần lớn việc huấn luyện nhảy dù được thực hiện từ máy bay An-2 và trực thăng Mi-8, hoặc từ máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76. Một số vũ khí cũng được thả dù như xe bọc thép, pháo không giật vv.
Hiện nay lực lượng ĐBĐK Nga có khoảng 120 chiếc Il-76 và khoảng một trăm chiếc dự trữ. Với số Il-76 hiện có, Quân đội Nga cũng chỉ đủ cho cuộc đổ bộ của hai trung đoàn dù với một số vũ khí và trang thiết bị quân sự tiêu chuẩn.
Với khả năng xuống cấp của số máy bay vận tải như hiện nay, đến năm 2025, Quân đội Nga sẽ chỉ có thể đủ năng lực vận chuyển một sư đoàn đổ bộ đường không. Phần còn lại của quân dù phải di chuyển bằng đường bộ hoặc bằng trực thăng, giống như bộ binh thông thường.
Theo các chuyên gia quân sự, Quân đội Mỹ từ lâu đã bỏ hình thức đổ bộ đường không bằng dù ồ ạt, vì hoạt động này tốn kém và nguy hiểm.
Cách đây vài năm, có vài chục quân nhân của Sư đoàn Dù số 82 của Mỹ đã nhảy dù ở Afghanistan. Và đây không phải là một hoạt động tác chiến-chiến thuật, mà là các hoạt động của một nhóm thuộc lực lượng đặc biệt.
Ưu điểm của ĐBĐK bằng dù là có thể đổ bộ ở cự ly rất xa, quân số trong một lần đổ bộ của một phương tiện là tương đối đông (đến hàng trăm người), thời gian di chuyển của máy bay nhanh (tốc độ máy bay đến hàng nghìn km/h).
Nhược điểm là nguy hiểm và tốn kém; lực lượng nhảy dù phải được huấn luyện tốt, bãi đổ bộ phải rộng; những chiếc vận tải cơ trong quá trình đổ bộ phải bay cao, dễ bị đối phương phát hiện bằng radar, nên mất tính bí mật, bất ngờ; bãi đổ bộ dễ bị đối phương phán đoán và tập kích bằng hỏa lực..
Nếu đổ bộ bằng trực thăng thì số lượng người trong một lần đổ bộ hạn chế, cự ly đổ bộ gần, phương tiện đổ bộ dễ là mục tiêu của phòng không tầm thấp.
Tuy nhiên đổ bộ bằng trực thăng không cần bãi đổ bộ lớn, trực thăng có thể bay thấp, tạo yếu tố bất ngờ; có thể dùng nhiều phương tiện một lúc, quá trình đổ bộ an toàn hơn, binh lính không cần phải biết nhảy dù. Thậm chí, những chiếc trực thăng còn là phương tiện “2 trong 1”; vừa là phương tiện đổ bộ, vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.
Do vậy lực lượng ĐBĐK của Quân đội Mỹ phần lớn bằng trực thăng; Quân đội Mỹ đã phát triển nhiều loại trực thăng phục vụ cho nhiệm vụ đổ bộ như UH-1, CH-47, CH-53…có khả năng đổ bộ từ 1 tiểu đội đến cả trung đội. Chiều sâu đổ bộ có thể đến 150 km.
Trong Quân đội Nga, Lực lượng Dù là một phần của lực lượng phản ứng nhanh, tầng lớp tinh nhuệ của quân đội Nga; các hoạt động huấn luyện chiến đấu, có cường độ cao hơn ở các đơn vị bộ binh thông thường.
Trong suốt quá trình phục vụ, lực lượng dù phải huấn luyện nhảy dù liên tục; nhiệm vụ của lực lượng dù là tổ chức hoạt động phá hoại, hoặc để chiếm một đầu cầu nhất định và giữ nó cho đến khi lực lượng chính tiếp cận. Trong các chiến dịch lớn, tạo mũi vu hồi bất ngờ sau lưng đối phương.
Trong đợt cải tổ Quân đội Nga từ năm 2008, lực lượng Nhảy dù đã cố gắng cắt giảm biên chế, chuyển giao cho lực lượng bộ binh và tiến hành ĐBĐK bằng trực thăng. Tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị cao của Lực lượng Dù, không cho phép bỏ lực lượng này.
Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành một cuộc cải tổ quy mô lớn đối với Lực lượng Dù, đưa lực lượng này trở thành “trụ cột” của các lực lượng phản ứng nhanh, có thể chiến đấu độc lập và đủ sức giải quyết nhiều nhiệm vụ. Các đơn vị ĐBĐK sẽ được trang bị vũ khí hạng nặng như pháo binh, xe tăng, mặc dù những vũ khí này hoàn toàn không thể thả bằng dù.
Lực lượng ĐBĐK của Nga có lịch sử lâu đời, lần đổ bộ đường không đầu tiên, được tiến hành vào năm 1930; khi đó người lính chỉ được trang bị súng trường Mosin và súng máy Degtyarev. Hiện nay, máy bay vận tải quân sự của Nga có khả năng thả dù các loại xe bánh xích, pháo hạng nhẹ và một số loại vũ khí khác vào hậu phương của kẻ thù.
Tuy nhiên thực tế, mục đích của lực lượng dù không phải là tiến hành một chiến dịch tấn công, mà chỉ là chiếm một đầu cầu và giữ nó cho đến khi các lực lượng chính tiếp cận, chiều sâu xâm nhập không quá một trăm km (tính từ mặt trận).
Đối với một cuộc tấn công đổ bộ, một hoạt động như vậy có thể mất nhiều thời gian hơn và dẫn đến tổn thất về con người. Điều quan trọng là làm sao tiến hành một cuộc đổ bộ bí mật, nắm bắt các biện pháp đối phó của đối phương và chờ đợi quân tiếp viện. Với các đặc điểm về lãnh thổ của Nga, sẽ “quá sớm khi muốn xóa bỏ các lực lượng dù”.
Dù gì đi chăng nữa, những lực lượng nhảy dù chiến đấu sau lưng đối phương, thường có hỏa lực rất mỏng; Nga cũng tập trung phát triển các loại dù, có thể thả những vũ khí hạng nặng như xe tăng T-72B3 từ máy bay vận tải Il-76MD, trang bị cho một số tiểu đoàn của sư đoàn ĐBĐK số 7 Novorossiysk và 76.
Ngoài ra các loại xe tăng, pháo cối hạng nhẹ như cối tự hành 120 mm Nonu-S, pháo tự hành 125 mm Sprut, xe bọc thép chở quân BTRD-MD Shell, chiến đấu xe BMD-4M, tên lửa chống tăng, súng máy cỡ lớn.. cũng được đưa xuống mặt đất bằng dù; bảo đảm được một phần hỏa lực, đủ cho bộ phận ĐBĐK cầm cự đến khi có lực lượng tiếp viện.
Ngoài đổ bộ bằng máy bay cánh bằng tầm xa, lực lượng dù còn sử dụng trực thăng, tùy thuộc vào các nhiệm vụ được đặt ra. Nhưng mỗi người lính dù của Nga đều phải có kỹ năng nhảy dù, xử lý các tình huống khác nhau và các đơn vị nhảy dù, luôn là lực lượng có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất trong Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay vận tải hạng nặng chiến lược Il-76 của lực lượng không quân Vũ trụ Nga, Nguồn: Star.