Đứng đầu danh sách những chiếc máy bay ném bom phản lực nguy hiểm và có ảnh hưởng nhất Chiến tranh Lạnh là một đại diện đến từ Mỹ, chiếc B-47 Stratojet một trong những máy bay ném bom phản lực đầu tiên của nước này. Nguồn ảnh: Hush.Các thông số kỹ thuật của máy bay ném bom B-47 khá bình thường, tuy nhiên sự ra đời của nó vào năm 1951 được coi là phát súng đầu tiên khơi mào cuộc chạy đua chế tạo máy bay ném bom chiến lược tầm xa giữa Mỹ và Liên Xô trong trong hơn 30 năm sau đó. Nguồn ảnh: Wiki.Đứng ở vị trí tiếp theo là chiếc English Electric Canberra, một mẫu máy bay ném bom phản lực của Không quân Hoàng gia Anh. Được ra đời từ năm 1951, Canberra có khả năng mang theo tối đa tới 3,6 tấn bom. Nguồn ảnh: Hush.Máy bay ném bom Canberra không những được Anh sử dụng mà còn được xuất khẩu cho nhiều nước khác trên thế giới. Tới tận năm 2006 Không quân Hoàng gia Anh mới cho loại máy bay này về nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Jetart.Ra đời từ năm 1969, Tu-22M chính là chiếc máy bay ném bom nguy hiểm bậc nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và là dòng máy bay ném bom có khả năng thực hiện hành trình siêu thanh đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Hush.Tu-22M có thể mang theo tới 24 tấn vũ khí, có tốc độ tối đa Mach 1,8 tương đương với khoảng 2000 km/h. Đây cũng là chiếc oanh tạc cơ đầu tiên trên thế giới sở hữu thiết kế cánh cụp cánh xòe rất độc đáo. Nguồn ảnh: Wiki.Trước khi Tu-22M ra đời, Không quân Liên Xô hoàn toàn trông cậy vào phi đội Tu-16 từ năm 1952. Đây cũng là một trong những dòng máy bay ném bom phản lực đầu tiên của Liên Xô có khả năng tác chiến tầm xa. Nguồn ảnh: Hush.Không chỉ Liên Xô, phía Trung Quốc cũng trang bị trong biên chế của mình những chiếc Tu-16 tự sản xuất dưới tên gọi Xian-6. Loại máy bay này có thể mang theo tối đa 9 tấn bom. Nguồn ảnh: Hush.Một mẫu máy bay ném bom khác của Không quân Hoàng gia Anh cũng được coi là một trong những loại máy bay ném bom có sức ảnh hưởng nhất Chiến tranh Lạnh, đó chính là Avro Vulcan ra đời vào năm 1952. Nguồn ảnh: Hush.Kiểu dáng thiết kế của Avro Vulcan khiến người ta liên tưởng tới ngay mẫu máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Mỹ sau này, Avro Vulcan có khả năng bay với vận tốc lên tới Mach 0,96 tương đoưng với 1038 km/h và mang được tối đa nửa tấn bom. Nguồn ảnh: Wiki.Nhắc tới các loại máy bay ném bom phản lực có tầm ảnh hưởng lớn nhất Chiến tranh Lạnh mà không nhắc tới những chiếc Tu-160 thì quả là một thiếu sót rất lớn. Chuyến bay đầu tiên của Tu-160 được diễn ra vào năm 1981, tới nay đã có khoảng 27 chiếc máy bay ném bom loại này được chế tạo. Nguồn ảnh: Hush.Tốc độ tối đa của Tu-160 lên tới Mach 2,05, máy bay có thể mang được tối đa tới 40 tấn vũ khí và có khả năng hoạt động ở trần bay lên tới 15,000 mét. Nguồn ảnh: Military.Chiếc máy bay phản lực ném bom cuối cùng có ảnh hưởng lớn nhất trong Chiến tranh Lạnh không ai khác, chính là "Pháo đài bay" B-52của Mỹ. Ra đời từ năm 1952, những chiếc máy bay B-52 được coi là một trong những biểu tượng của Không quân Mỹ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Hush.B-52 có thể mang tới 31,5 tấn vũ khí các loại, bán kính chiến đấu lên tới 7200 km và có khả năng bay với tốc độ lên tới 1047 km/h. Nguồn ảnh: Pacific.
Đứng đầu danh sách những chiếc máy bay ném bom phản lực nguy hiểm và có ảnh hưởng nhất Chiến tranh Lạnh là một đại diện đến từ Mỹ, chiếc B-47 Stratojet một trong những máy bay ném bom phản lực đầu tiên của nước này. Nguồn ảnh: Hush.
Các thông số kỹ thuật của máy bay ném bom B-47 khá bình thường, tuy nhiên sự ra đời của nó vào năm 1951 được coi là phát súng đầu tiên khơi mào cuộc chạy đua chế tạo máy bay ném bom chiến lược tầm xa giữa Mỹ và Liên Xô trong trong hơn 30 năm sau đó. Nguồn ảnh: Wiki.
Đứng ở vị trí tiếp theo là chiếc English Electric Canberra, một mẫu máy bay ném bom phản lực của Không quân Hoàng gia Anh. Được ra đời từ năm 1951, Canberra có khả năng mang theo tối đa tới 3,6 tấn bom. Nguồn ảnh: Hush.
Máy bay ném bom Canberra không những được Anh sử dụng mà còn được xuất khẩu cho nhiều nước khác trên thế giới. Tới tận năm 2006 Không quân Hoàng gia Anh mới cho loại máy bay này về nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Jetart.
Ra đời từ năm 1969, Tu-22M chính là chiếc máy bay ném bom nguy hiểm bậc nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và là dòng máy bay ném bom có khả năng thực hiện hành trình siêu thanh đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Hush.
Tu-22M có thể mang theo tới 24 tấn vũ khí, có tốc độ tối đa Mach 1,8 tương đương với khoảng 2000 km/h. Đây cũng là chiếc oanh tạc cơ đầu tiên trên thế giới sở hữu thiết kế cánh cụp cánh xòe rất độc đáo. Nguồn ảnh: Wiki.
Trước khi Tu-22M ra đời, Không quân Liên Xô hoàn toàn trông cậy vào phi đội Tu-16 từ năm 1952. Đây cũng là một trong những dòng máy bay ném bom phản lực đầu tiên của Liên Xô có khả năng tác chiến tầm xa. Nguồn ảnh: Hush.
Không chỉ Liên Xô, phía Trung Quốc cũng trang bị trong biên chế của mình những chiếc Tu-16 tự sản xuất dưới tên gọi Xian-6. Loại máy bay này có thể mang theo tối đa 9 tấn bom. Nguồn ảnh: Hush.
Một mẫu máy bay ném bom khác của Không quân Hoàng gia Anh cũng được coi là một trong những loại máy bay ném bom có sức ảnh hưởng nhất Chiến tranh Lạnh, đó chính là Avro Vulcan ra đời vào năm 1952. Nguồn ảnh: Hush.
Kiểu dáng thiết kế của Avro Vulcan khiến người ta liên tưởng tới ngay mẫu máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Mỹ sau này, Avro Vulcan có khả năng bay với vận tốc lên tới Mach 0,96 tương đoưng với 1038 km/h và mang được tối đa nửa tấn bom. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhắc tới các loại máy bay ném bom phản lực có tầm ảnh hưởng lớn nhất Chiến tranh Lạnh mà không nhắc tới những chiếc Tu-160 thì quả là một thiếu sót rất lớn. Chuyến bay đầu tiên của Tu-160 được diễn ra vào năm 1981, tới nay đã có khoảng 27 chiếc máy bay ném bom loại này được chế tạo. Nguồn ảnh: Hush.
Tốc độ tối đa của Tu-160 lên tới Mach 2,05, máy bay có thể mang được tối đa tới 40 tấn vũ khí và có khả năng hoạt động ở trần bay lên tới 15,000 mét. Nguồn ảnh: Military.
Chiếc máy bay phản lực ném bom cuối cùng có ảnh hưởng lớn nhất trong Chiến tranh Lạnh không ai khác, chính là "Pháo đài bay" B-52của Mỹ. Ra đời từ năm 1952, những chiếc máy bay B-52 được coi là một trong những biểu tượng của Không quân Mỹ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: Hush.
B-52 có thể mang tới 31,5 tấn vũ khí các loại, bán kính chiến đấu lên tới 7200 km và có khả năng bay với tốc độ lên tới 1047 km/h. Nguồn ảnh: Pacific.