Phải tới những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Liên Xô mới bắt tay vào nghiên cứu các loại chiến đấu cơ đặc biệt phục vụ trên các tàu tuần dương hạm hạng nặng của nước này. Nguồn ảnh: Rumil.Một trong những thành quả đầu tiên đó là Yak-38 - loại cường kích có khả năng cất - hạ cánh từ boong tàu. Về cơ bản, Yak-38 có khả năng hạ cánh thẳng đứng không khác gì F-35B của Mỹ ngày nay. Nguồn ảnh: Rumil.Loại cường kích này có khả năng mang theo 2 tấn vũ khí dưới bốn giá treo hai bên cánh. Đặc biệt, vũ khí chính của nó là khẩu pháo nòng đôi GSh-23 cỡ nòng 23mm cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Rumil.Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phi cơ hạm Yak-38 đó là tầm bay chiến đấu rất nhỏ, chỉ khoảng 195 km và tỷ lệ tai nạn rất lớn. Trong số 231 chiếc Yak-38 từng được ra đời, có tới hơn 50 chiếc - chiếm gần 1/4 bị phá huỷ hoàn toàn do tai nạn. Nguồn ảnh: Rumil.Được phát triển cùng với Yak-38 nhưng không "gặp thời" đó chính là tiêm kích hạm Yak-141 - loại phi cơ có tính năng tương đương như Yak-38 nhưng vượt trội hơn nhiều về khả năng chiến đấu cũng như... giá thành. Nguồn ảnh: Rumil.Yak-141 được phát triển để trở thành loại chiến đấu cơ có khả năng bảo vệ đội hình hàng không mẫu hạm trước máy bay địch, chiếm ưu thế trên không, không chiến tầm gần, tác chiến tầm xa,... Nguồn ảnh: Rumil.Yak-141 có bán kính chiến đấu tới 900 km, tầm bay tối đa 1800 km và trần bay thực tế lên tới 15.000 mét. Máy bay được trang bị một khẩu pháo 30mm, tên lửa dẫn đường dưới 5 giá treo và thậm chí còn có radar độc lập. Nguồn ảnh: Rumil.Đáng tiếc là Yak-141 ra đời quá muộn, giai đoạn hoàn thiện cuối cùng của Yak-141 diễn ra khi Liên Xô tan rã. Hậu quả là toàn bộ chương trình Yak-141 bị đình chỉ nhằm cắt giảm chi phí. Một phần các tài liệu nghiên cứu về Yak-141 sau đó đã được Lockheed Martin của Mỹ mua lại, tạo tiền đề cho F-35B ra đời sau này. Nguồn ảnh: Rumil.Trong thế kỷ 21, Nga chỉ phát triển một vài loại tiêm kích hạm, đơn giản là do đội tàu sân bay của quốc gia này cũng không còn được duy trì với số lượng lớn, số còn hoạt động cũng lỗi thời, quá lạc hậu so với các quốc gia khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Rumil.Loại tiêm kích hạm nổi bật nhất của Nga trong giai đoạn này chính là Sukhoi Su-33 - chiến đấu cơ tàu sân bay được phát triển từ phiên bản tiêm kích Su-27 trứ danh của Liên Xô trước kia. Nguồn ảnh: Rumil.Su-33 mang danh là tiêm kích lớn nhất thế giới hoạt động được trên tàu sân bay, được thiết kế để tuần tra đường dài, đánh chặn các mục tiêu bay ở khoảng cách lớn hoặc thậm chí cơ động tác chiến tầm gần cực kỳ "uyển chuyển". Nguồn ảnh: Rumil.Mặc dù vậy, với việc tàu sân bay duy nhất của Nga chiếc Đô đốc Kuznetsov không còn được sử dụng, những chiến đấu cơ Su-33 của lực lượng này cũng đã "mất đất diễn". Trong tương lai, khi mà đội tàu sân bay của Nga vẫn "thiếu, yếu thậm chí là không tồn tại" như ở thời điểm hiện tại, Nga hoàn toàn không có thêm bất cứ lý do gì để phát triển các dòng tiêm kích hạm hiện đại của mình. Nguồn ảnh: Rumil.Tiếc nuối chương trình phát triển Yak-141 của Liên Xô trong quá khứ.
Phải tới những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Liên Xô mới bắt tay vào nghiên cứu các loại chiến đấu cơ đặc biệt phục vụ trên các tàu tuần dương hạm hạng nặng của nước này. Nguồn ảnh: Rumil.
Một trong những thành quả đầu tiên đó là Yak-38 - loại cường kích có khả năng cất - hạ cánh từ boong tàu. Về cơ bản, Yak-38 có khả năng hạ cánh thẳng đứng không khác gì F-35B của Mỹ ngày nay. Nguồn ảnh: Rumil.
Loại cường kích này có khả năng mang theo 2 tấn vũ khí dưới bốn giá treo hai bên cánh. Đặc biệt, vũ khí chính của nó là khẩu pháo nòng đôi GSh-23 cỡ nòng 23mm cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Rumil.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phi cơ hạm Yak-38 đó là tầm bay chiến đấu rất nhỏ, chỉ khoảng 195 km và tỷ lệ tai nạn rất lớn. Trong số 231 chiếc Yak-38 từng được ra đời, có tới hơn 50 chiếc - chiếm gần 1/4 bị phá huỷ hoàn toàn do tai nạn. Nguồn ảnh: Rumil.
Được phát triển cùng với Yak-38 nhưng không "gặp thời" đó chính là tiêm kích hạm Yak-141 - loại phi cơ có tính năng tương đương như Yak-38 nhưng vượt trội hơn nhiều về khả năng chiến đấu cũng như... giá thành. Nguồn ảnh: Rumil.
Yak-141 được phát triển để trở thành loại chiến đấu cơ có khả năng bảo vệ đội hình hàng không mẫu hạm trước máy bay địch, chiếm ưu thế trên không, không chiến tầm gần, tác chiến tầm xa,... Nguồn ảnh: Rumil.
Yak-141 có bán kính chiến đấu tới 900 km, tầm bay tối đa 1800 km và trần bay thực tế lên tới 15.000 mét. Máy bay được trang bị một khẩu pháo 30mm, tên lửa dẫn đường dưới 5 giá treo và thậm chí còn có radar độc lập. Nguồn ảnh: Rumil.
Đáng tiếc là Yak-141 ra đời quá muộn, giai đoạn hoàn thiện cuối cùng của Yak-141 diễn ra khi Liên Xô tan rã. Hậu quả là toàn bộ chương trình Yak-141 bị đình chỉ nhằm cắt giảm chi phí. Một phần các tài liệu nghiên cứu về Yak-141 sau đó đã được Lockheed Martin của Mỹ mua lại, tạo tiền đề cho F-35B ra đời sau này. Nguồn ảnh: Rumil.
Trong thế kỷ 21, Nga chỉ phát triển một vài loại tiêm kích hạm, đơn giản là do đội tàu sân bay của quốc gia này cũng không còn được duy trì với số lượng lớn, số còn hoạt động cũng lỗi thời, quá lạc hậu so với các quốc gia khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Rumil.
Loại tiêm kích hạm nổi bật nhất của Nga trong giai đoạn này chính là Sukhoi Su-33 - chiến đấu cơ tàu sân bay được phát triển từ phiên bản tiêm kích Su-27 trứ danh của Liên Xô trước kia. Nguồn ảnh: Rumil.
Su-33 mang danh là tiêm kích lớn nhất thế giới hoạt động được trên tàu sân bay, được thiết kế để tuần tra đường dài, đánh chặn các mục tiêu bay ở khoảng cách lớn hoặc thậm chí cơ động tác chiến tầm gần cực kỳ "uyển chuyển". Nguồn ảnh: Rumil.
Mặc dù vậy, với việc tàu sân bay duy nhất của Nga chiếc Đô đốc Kuznetsov không còn được sử dụng, những chiến đấu cơ Su-33 của lực lượng này cũng đã "mất đất diễn". Trong tương lai, khi mà đội tàu sân bay của Nga vẫn "thiếu, yếu thậm chí là không tồn tại" như ở thời điểm hiện tại, Nga hoàn toàn không có thêm bất cứ lý do gì để phát triển các dòng tiêm kích hạm hiện đại của mình. Nguồn ảnh: Rumil.
Tiếc nuối chương trình phát triển Yak-141 của Liên Xô trong quá khứ.