Theo thông tin trên tờ Der Spiegel của Đức, các loại pháo mặt đất và pháo phòng không của Đức đang thất bại ở chiến trường Ukraine, do xuống cấp quá nhanh trong điều kiện thực chiến và các loại đạn thay thế không tương thích.Với việc một số Hệ thống tên lửa cơ động cao (HIMARS) và pháo hạng nhẹ M-777, được Mỹ cung cấp cho Ukraine đã bị Nga phá hủy; trong khi số đạn pháo và pháo của Ukraine, được kế thừa từ thời Liên Xô, phần bị Nga phá hủy, phần hết niên hạn sử dụng, số còn lại đã tiêu hao hết. Vì vậy, triển vọng quân sự của Kiev rất ảm đạm.Tờ Der Spiegel cho biết, vào giữa tháng 7 vừa qua, Kiev đã thông báo cho Berlin về việc một số trong 7 khẩu pháo tự hành bánh xích Panzerhaubitze-2000 (PzH-2000), được chuyển giao cho Ukraine vào cuối tháng 6, đã bị hỏng hóc và cần sửa chữa khẩn cấp. Sau khi Quân đội Ukraine, sử dụng pháo PzH-2000 thực hiện pháo kích dữ dội vào các vị trí của Nga, thì các vết nứt trên nòng pháo xuất hiện. Trước đó Quân đội Ukraine đã thực hiện bắn hơn 100 quả đạn mỗi ngày, vượt quá quy định được Quân đội Đức quy định.Kết hợp với việc bắn quá tính năng quy định của pháo PzH-2000 là việc Quân đội Ukraine thường xuyên phải sử dụng loại đạn tăng tầm, để bắn các mục tiêu tầm xa; do vậy, vì vậy càng đẩy nhanh việc phá hủy nòng pháo. Các hình ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy, pháo tự hành PzH-2000 đã được Quân đội Ukraine sử dụng trong chế độ bắn liên tục, trên các chiến tuyến ở phía đông Donbass. Lý do là Quân đội Ukraine đang rất thiếu hỏa lực pháo binh và có thể họ sử dụng pháo này vượt quá tính năng quy định.Pháo tự hành PzH-2000 là thiết kế tháp pháo kiểu kín, sử dụng khung gầm và dùng chung với một số bộ phận của xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Leopard-2. Về vũ khí chính, sử dụng pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO; theo lý thuyết, PzH-2000 có thể bắn chung các loại đạn 155mm, do các quốc gia NATO sản xuất.PzH-2000 được trang bị thêm một súng máy MG-3 7,62 mm và 8 ống phóng lựu đạn khói (để ngụy trang). PzH-2000 có thể mang theo 60 viên đạn pháo (trong đó có 48 viên đạn nổ phá thông thường); 2.000 viên đạn súng máy và 4 thùng lựu đạn khói.Pháo tự hành PzH-2000 là vũ khí rất lý tưởng, trong thực hiện chiến thuật "bắn và chạy" của pháo binh hiện đại. Sau khi thực hiện cấp tập đạn vào các mục tiêu của đối phương, nó có thể nhanh chóng rời khỏi trận địa, trước khi đối phương kịp tiến hành phản pháo thành công. PzH-2000 được trang bị hệ thống định vị GPS và hệ thống kiểm soát hỏa lực (FCS) tiên tiến, cho phép bắn chính xác ngay từ phát bắn đầu tiên. PzH-2000 là một trong ít loại pháo, có tầm bắn xa nhất trong số các loại pháo 155 mm của khối NATO, khi tầm bắn tối đa của đạn tới 56 km. Hai nhà sản xuất pháo tự hành PzH-2000 của Đức là Krauss-Maffei Wegmann (KMW) và Rheinmetall, vào ngày 27/7 cũng ra thông báo cho biết, họ đã bắt đầu sản xuất thêm 100 khẩu PzH-2000 cho Quân đội Ukraine (UAF), và sẽ cung cấp nhiều phụ tùng hơn nữa. Tuy nhiên, với việc Nga đang làm chủ chiến trường và Quân đội Ukraine liên tiếp rút quân khỏi các vị trí phòng thủ tại Donbass, thì còn rất ít cơ hội và thời gian, để số pháo PzH-2000 đang bắt đầu được sản xuất, giúp Ukraine cải thiện tình hình chiến trường. Còn tác động mà nó có thể mang lại trên chiến trường, vẫn chưa được chứng minh. Pháo tự hành PzH-2000 không phải là vũ khí duy nhất của Đức xảy ra lỗi khi thực chiến, ngay cả loại pháo phòng không tự hành 35mm Gepard (SPAAG) của Quân đội Đức, mới viện trợ cho Ukraine, cũng không tương thích với đạn của Na Uy sản xuất.Mặc dù Đức viện trợ pháo phòng không 35mm Gepard cho Ukraine, nhưng lại có rất ít đạn; do vậy, Ukraine phải nhập đạn từ Na Uy vì Đức đã ngừng sản xuất loại đạn này. Tuy nhiên, đạn do Na Uy sản xuất lại có vẻ "không tương thích" với khẩu Gepard, khiến loại pháo phòng không tự hành này không thể hoạt động được tại Ukraine.Quốc hội Đức cũng đã can thiệp vào việc bán xe tăng Leopard-2 thuộc sở hữu của các quốc gia khác cho Ukraine; mới nhất là Tây Ban Nha cũng đã từ bỏ kế hoạch viện trợ những chiếc MBT Leopard-2 của mình tới Ukraine, do Kiev ủng hộ vấn đề Kosovo.Hãng tin Anh Reuters cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles cho biết, số xe tăng Leopard-2 của Tây Ban Nha cũng đang ở trong tình trạng kỹ thuật hết sức "tệ hại" và Tây Ban Nha phải chịu trách nhiệm trên chiến trường, về những xe tăng Leopard-2 nếu bàn giao cho Ukraine.Ba Lan cũng chỉ trích Đức vì đã không gửi xe tăng thay thế như đã hứa, sau khi Warszawa rút khỏi biên chế chiến đấu hàng chục xe tăng T-72, được sản xuất từ thời Liên Xô, để viện trợ cho Ukraine. Ba Lan trước đó đã hy vọng vào "cơ chế trao đổi vòng tròn" mà Đức đã thực hiện với Cộng hòa Séc và Hy Lạp, nơi Praha đã nhận được xe tăng Leopard cũ từ Berlin, sau khi viện trợ xe tăng T-72 của họ cho Ukraine.Từ ngày 5/7 đến ngày 2/8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy ít nhất sáu Hệ thống tên lửa cơ động cao (HIMARS) M142; loại vũ khí được cho là hứa hẹn sẽ lật ngược tình thế chiến trường tại Ukraine. Đồng thời Nga cũng tuyên bố phá hủy 5 khẩu pháo hạng nhẹ M-777 và ba hệ thống tên lửa chống hạm Harpoon của Ukraine.Theo dõi tình hình chiến trường, lần lượt các vũ khí hiện đại của phương Tây đã "gặp trục trặc" trong thực chiến tại Ukraine và pháo tự hành PzH-2000 của Đức cũng có thể gặp chung số phận.Nên nhớ rằng, Nga không chỉ dẫn đầu châu Âu mà còn dẫn đầu thế giới về sự đa dạng, số lượng và chất lượng của các hệ thống pháo và tên lửa; chúng được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận quân sự đúng đắn, như một phần kế thừa truyền thống từ thời Nga Hoàng.
Theo thông tin trên tờ Der Spiegel của Đức, các loại pháo mặt đất và pháo phòng không của Đức đang thất bại ở chiến trường Ukraine, do xuống cấp quá nhanh trong điều kiện thực chiến và các loại đạn thay thế không tương thích.
Với việc một số Hệ thống tên lửa cơ động cao (HIMARS) và pháo hạng nhẹ M-777, được Mỹ cung cấp cho Ukraine đã bị Nga phá hủy; trong khi số đạn pháo và pháo của Ukraine, được kế thừa từ thời Liên Xô, phần bị Nga phá hủy, phần hết niên hạn sử dụng, số còn lại đã tiêu hao hết. Vì vậy, triển vọng quân sự của Kiev rất ảm đạm.
Tờ Der Spiegel cho biết, vào giữa tháng 7 vừa qua, Kiev đã thông báo cho Berlin về việc một số trong 7 khẩu pháo tự hành bánh xích Panzerhaubitze-2000 (PzH-2000), được chuyển giao cho Ukraine vào cuối tháng 6, đã bị hỏng hóc và cần sửa chữa khẩn cấp.
Sau khi Quân đội Ukraine, sử dụng pháo PzH-2000 thực hiện pháo kích dữ dội vào các vị trí của Nga, thì các vết nứt trên nòng pháo xuất hiện. Trước đó Quân đội Ukraine đã thực hiện bắn hơn 100 quả đạn mỗi ngày, vượt quá quy định được Quân đội Đức quy định.
Kết hợp với việc bắn quá tính năng quy định của pháo PzH-2000 là việc Quân đội Ukraine thường xuyên phải sử dụng loại đạn tăng tầm, để bắn các mục tiêu tầm xa; do vậy, vì vậy càng đẩy nhanh việc phá hủy nòng pháo.
Các hình ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy, pháo tự hành PzH-2000 đã được Quân đội Ukraine sử dụng trong chế độ bắn liên tục, trên các chiến tuyến ở phía đông Donbass. Lý do là Quân đội Ukraine đang rất thiếu hỏa lực pháo binh và có thể họ sử dụng pháo này vượt quá tính năng quy định.
Pháo tự hành PzH-2000 là thiết kế tháp pháo kiểu kín, sử dụng khung gầm và dùng chung với một số bộ phận của xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Leopard-2. Về vũ khí chính, sử dụng pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO; theo lý thuyết, PzH-2000 có thể bắn chung các loại đạn 155mm, do các quốc gia NATO sản xuất.
PzH-2000 được trang bị thêm một súng máy MG-3 7,62 mm và 8 ống phóng lựu đạn khói (để ngụy trang). PzH-2000 có thể mang theo 60 viên đạn pháo (trong đó có 48 viên đạn nổ phá thông thường); 2.000 viên đạn súng máy và 4 thùng lựu đạn khói.
Pháo tự hành PzH-2000 là vũ khí rất lý tưởng, trong thực hiện chiến thuật "bắn và chạy" của pháo binh hiện đại. Sau khi thực hiện cấp tập đạn vào các mục tiêu của đối phương, nó có thể nhanh chóng rời khỏi trận địa, trước khi đối phương kịp tiến hành phản pháo thành công.
PzH-2000 được trang bị hệ thống định vị GPS và hệ thống kiểm soát hỏa lực (FCS) tiên tiến, cho phép bắn chính xác ngay từ phát bắn đầu tiên. PzH-2000 là một trong ít loại pháo, có tầm bắn xa nhất trong số các loại pháo 155 mm của khối NATO, khi tầm bắn tối đa của đạn tới 56 km.
Hai nhà sản xuất pháo tự hành PzH-2000 của Đức là Krauss-Maffei Wegmann (KMW) và Rheinmetall, vào ngày 27/7 cũng ra thông báo cho biết, họ đã bắt đầu sản xuất thêm 100 khẩu PzH-2000 cho Quân đội Ukraine (UAF), và sẽ cung cấp nhiều phụ tùng hơn nữa.
Tuy nhiên, với việc Nga đang làm chủ chiến trường và Quân đội Ukraine liên tiếp rút quân khỏi các vị trí phòng thủ tại Donbass, thì còn rất ít cơ hội và thời gian, để số pháo PzH-2000 đang bắt đầu được sản xuất, giúp Ukraine cải thiện tình hình chiến trường. Còn tác động mà nó có thể mang lại trên chiến trường, vẫn chưa được chứng minh.
Pháo tự hành PzH-2000 không phải là vũ khí duy nhất của Đức xảy ra lỗi khi thực chiến, ngay cả loại pháo phòng không tự hành 35mm Gepard (SPAAG) của Quân đội Đức, mới viện trợ cho Ukraine, cũng không tương thích với đạn của Na Uy sản xuất.
Mặc dù Đức viện trợ pháo phòng không 35mm Gepard cho Ukraine, nhưng lại có rất ít đạn; do vậy, Ukraine phải nhập đạn từ Na Uy vì Đức đã ngừng sản xuất loại đạn này. Tuy nhiên, đạn do Na Uy sản xuất lại có vẻ "không tương thích" với khẩu Gepard, khiến loại pháo phòng không tự hành này không thể hoạt động được tại Ukraine.
Quốc hội Đức cũng đã can thiệp vào việc bán xe tăng Leopard-2 thuộc sở hữu của các quốc gia khác cho Ukraine; mới nhất là Tây Ban Nha cũng đã từ bỏ kế hoạch viện trợ những chiếc MBT Leopard-2 của mình tới Ukraine, do Kiev ủng hộ vấn đề Kosovo.
Hãng tin Anh Reuters cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles cho biết, số xe tăng Leopard-2 của Tây Ban Nha cũng đang ở trong tình trạng kỹ thuật hết sức "tệ hại" và Tây Ban Nha phải chịu trách nhiệm trên chiến trường, về những xe tăng Leopard-2 nếu bàn giao cho Ukraine.
Ba Lan cũng chỉ trích Đức vì đã không gửi xe tăng thay thế như đã hứa, sau khi Warszawa rút khỏi biên chế chiến đấu hàng chục xe tăng T-72, được sản xuất từ thời Liên Xô, để viện trợ cho Ukraine.
Ba Lan trước đó đã hy vọng vào "cơ chế trao đổi vòng tròn" mà Đức đã thực hiện với Cộng hòa Séc và Hy Lạp, nơi Praha đã nhận được xe tăng Leopard cũ từ Berlin, sau khi viện trợ xe tăng T-72 của họ cho Ukraine.
Từ ngày 5/7 đến ngày 2/8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy ít nhất sáu Hệ thống tên lửa cơ động cao (HIMARS) M142; loại vũ khí được cho là hứa hẹn sẽ lật ngược tình thế chiến trường tại Ukraine. Đồng thời Nga cũng tuyên bố phá hủy 5 khẩu pháo hạng nhẹ M-777 và ba hệ thống tên lửa chống hạm Harpoon của Ukraine.
Theo dõi tình hình chiến trường, lần lượt các vũ khí hiện đại của phương Tây đã "gặp trục trặc" trong thực chiến tại Ukraine và pháo tự hành PzH-2000 của Đức cũng có thể gặp chung số phận.
Nên nhớ rằng, Nga không chỉ dẫn đầu châu Âu mà còn dẫn đầu thế giới về sự đa dạng, số lượng và chất lượng của các hệ thống pháo và tên lửa; chúng được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận quân sự đúng đắn, như một phần kế thừa truyền thống từ thời Nga Hoàng.