Đội quân yếu nhất châu Âu hiện nay theo Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu là Bosnia và Herzegovina. Đây là một nước cộng hòa thuộc Liên bang Nam Tư trước đây, với quân số chỉ 10.000 người, sức mạnh xếp vị trí 133/138 trên thế giới.Từ năm 2010, Bosnia và Herzegovina đã làm đơn xin gia nhập NATO, nhưng cho đến nay nước này mới chỉ là đối tác của Liên minh. Cũng từ năm 2010, một cuộc cải tổ quân đội quy mô lớn đã được thực hiện trong nước, trong đó họ đang cố gắng thay vũ khí và huấn luyện theo tiêu chuẩn của NATO.Chính vì cải cách này, trong quá trình tái vũ trang, họ đã loại khỏi biên chế số vũ khí cũ từ thời Liên Xô, nhưng vũ khí mới trang bị đều tự sản xuất. Trong mười năm, Bosnia và Herzegovina đã tụt xuống vị trí thứ 20 trong bảng xếp hạng quân đội và trở thành quân đội yếu nhất ở châu Âu.Bosnia và Herzegovina không có lực lượng không quân cũng như hải quân. Lực lượng lục quân cũng không có xe tăng chiến đấu chủ lực; họ có khoảng 30 đơn vị thiết giáp hạng nhẹ và 50 đơn vị pháo binh.Quân đội yếu thứ hai châu Âu là Bắc Macedonia, cũng là một quốc gia thuộc Nam Tư cũ; xếp loại sức mạnh quân sự đứng 127/138 trên thế giới, quân số 8.000 người. Vào ngày 27/3/2020, nước này chính thức trở thành thành viên NATO.Quân đội Bắc Macedonia không có xe tăng chiến đấu chủ lực; lực lượng mặt đất có ít hơn 100 đơn vị pháo binh và khoảng 50 xe bọc thép hạng nhẹ, chủ yếu có nguồn gốc Liên Xô. Lực lượng không quân cũng không có máy bay chiến đấu. Sức mạnh hải quân được đại diện bởi hai tàu tuần tra của Cảnh sát biển.Quân đội yếu thứ ba của châu Âu là Montenegro, cũng là một quốc gia tách ra từ Liên bang Nam Tư, vị trí trong bảng xếp hạng thế giới là 123/138; quân số là 2.260 người, trong đó một nửa là sĩ quan. Kể từ năm 2017, Montenegro là thành viên NATO.Montenegro không có lực lượng không quân chiến đấu; hải quân có 2 hộ vệ hạm và 2 tàu tên lửa. Lực lượng lục quân không có xe tăng chiến đấu chủ lực, nhưng có khoảng một trăm đơn vị xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và xe bọc thép. Pháo binh có một đại đội pháo xe kéo.Quân đội yếu thứ tư ở châu Âu là Estonia; đây là quốc gia thuộc Liên Xô, được xếp hạng 119/138 trong bảng xếp hạng quân sự toàn cầu; quân số 6.400 người và 60.000 quân dự bị. Estonia là thành viên NATO từ năm 2004. Lực lượng vũ trang Estonia có đủ các quân chủng là lục quân, không quân và hải quân.Mặc dù giáp nước Nga hùng mạnh, nhưng quân đội Estonia không có xe tăng chiến đấu chủ lực. Lực lượng lục quân có một số xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép với tổng số khoảng 150 chiếc. Ngoài ra, còn có khoảng 100 đơn vị pháo xe kéo và tự hành.Lực lượng không quân của Estonia hiện không có máy bay chiến đấu, mà chỉ có hai máy bay vận tải và bốn trực thăng đa năng hạng nhẹ. Lực lượng hải quân gồm 3 tàu quét mìn và 1 tàu cứu hộ. Estonia là quốc gia có tư tưởng chống Nga quyết liệt.Quân đội yếu thứ năm của châu Âu cũng là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây đó là Moldova; được xếp vị trí 112/138 theo bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu. Quân số là 5.100 người và 60.000 quân nhân dự bị.Moldova không phải là thành viên của bất kỳ khối quân sự nào, điều khoản này được ghi trong Hiến pháp của đất nước. Quân đội của nước này khá khiêm tốn, chỉ với 5.100 quân với ngân sách quốc phòng hàng năm là 30 triệu USD.Quân đội Moldova chỉ có lục quân và không quân, trong đó không quân có 800 người, bao gồm 6 máy bay trực thăng Mi-8 với nhiều cải tiến và 3 máy bay vận tải và 3 máy bay huấn luyện.Mặc dù Không quân Moldova không có máy bay chiến đấu, nhưng có 3 hệ thống phòng không S-125 (đã được nâng cấp). Lực lượng lục quân của nước này có trong tay một lượng nhỏ pháo binh và xe bọc thép hạng nhẹ; không có xe tăng chiến đấu chủ lực. Nguồn ảnh: BI. Sức mạnh của hạm đội Biển Đen thuộc hải quân Nga đủ sức nhấn chìm một nửa NATO vào "lòng đại dương". Nguồn: MilitaryNewsToday.
Đội quân yếu nhất châu Âu hiện nay theo Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu là Bosnia và Herzegovina. Đây là một nước cộng hòa thuộc Liên bang Nam Tư trước đây, với quân số chỉ 10.000 người, sức mạnh xếp vị trí 133/138 trên thế giới.
Từ năm 2010, Bosnia và Herzegovina đã làm đơn xin gia nhập NATO, nhưng cho đến nay nước này mới chỉ là đối tác của Liên minh. Cũng từ năm 2010, một cuộc cải tổ quân đội quy mô lớn đã được thực hiện trong nước, trong đó họ đang cố gắng thay vũ khí và huấn luyện theo tiêu chuẩn của NATO.
Chính vì cải cách này, trong quá trình tái vũ trang, họ đã loại khỏi biên chế số vũ khí cũ từ thời Liên Xô, nhưng vũ khí mới trang bị đều tự sản xuất. Trong mười năm, Bosnia và Herzegovina đã tụt xuống vị trí thứ 20 trong bảng xếp hạng quân đội và trở thành quân đội yếu nhất ở châu Âu.
Bosnia và Herzegovina không có lực lượng không quân cũng như hải quân. Lực lượng lục quân cũng không có xe tăng chiến đấu chủ lực; họ có khoảng 30 đơn vị thiết giáp hạng nhẹ và 50 đơn vị pháo binh.
Quân đội yếu thứ hai châu Âu là Bắc Macedonia, cũng là một quốc gia thuộc Nam Tư cũ; xếp loại sức mạnh quân sự đứng 127/138 trên thế giới, quân số 8.000 người. Vào ngày 27/3/2020, nước này chính thức trở thành thành viên NATO.
Quân đội Bắc Macedonia không có xe tăng chiến đấu chủ lực; lực lượng mặt đất có ít hơn 100 đơn vị pháo binh và khoảng 50 xe bọc thép hạng nhẹ, chủ yếu có nguồn gốc Liên Xô. Lực lượng không quân cũng không có máy bay chiến đấu. Sức mạnh hải quân được đại diện bởi hai tàu tuần tra của Cảnh sát biển.
Quân đội yếu thứ ba của châu Âu là Montenegro, cũng là một quốc gia tách ra từ Liên bang Nam Tư, vị trí trong bảng xếp hạng thế giới là 123/138; quân số là 2.260 người, trong đó một nửa là sĩ quan. Kể từ năm 2017, Montenegro là thành viên NATO.
Montenegro không có lực lượng không quân chiến đấu; hải quân có 2 hộ vệ hạm và 2 tàu tên lửa. Lực lượng lục quân không có xe tăng chiến đấu chủ lực, nhưng có khoảng một trăm đơn vị xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và xe bọc thép. Pháo binh có một đại đội pháo xe kéo.
Quân đội yếu thứ tư ở châu Âu là Estonia; đây là quốc gia thuộc Liên Xô, được xếp hạng 119/138 trong bảng xếp hạng quân sự toàn cầu; quân số 6.400 người và 60.000 quân dự bị. Estonia là thành viên NATO từ năm 2004. Lực lượng vũ trang Estonia có đủ các quân chủng là lục quân, không quân và hải quân.
Mặc dù giáp nước Nga hùng mạnh, nhưng quân đội Estonia không có xe tăng chiến đấu chủ lực. Lực lượng lục quân có một số xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép với tổng số khoảng 150 chiếc. Ngoài ra, còn có khoảng 100 đơn vị pháo xe kéo và tự hành.
Lực lượng không quân của Estonia hiện không có máy bay chiến đấu, mà chỉ có hai máy bay vận tải và bốn trực thăng đa năng hạng nhẹ. Lực lượng hải quân gồm 3 tàu quét mìn và 1 tàu cứu hộ. Estonia là quốc gia có tư tưởng chống Nga quyết liệt.
Quân đội yếu thứ năm của châu Âu cũng là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây đó là Moldova; được xếp vị trí 112/138 theo bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu. Quân số là 5.100 người và 60.000 quân nhân dự bị.
Moldova không phải là thành viên của bất kỳ khối quân sự nào, điều khoản này được ghi trong Hiến pháp của đất nước. Quân đội của nước này khá khiêm tốn, chỉ với 5.100 quân với ngân sách quốc phòng hàng năm là 30 triệu USD.
Quân đội Moldova chỉ có lục quân và không quân, trong đó không quân có 800 người, bao gồm 6 máy bay trực thăng Mi-8 với nhiều cải tiến và 3 máy bay vận tải và 3 máy bay huấn luyện.
Mặc dù Không quân Moldova không có máy bay chiến đấu, nhưng có 3 hệ thống phòng không S-125 (đã được nâng cấp). Lực lượng lục quân của nước này có trong tay một lượng nhỏ pháo binh và xe bọc thép hạng nhẹ; không có xe tăng chiến đấu chủ lực. Nguồn ảnh: BI.
Sức mạnh của hạm đội Biển Đen thuộc hải quân Nga đủ sức nhấn chìm một nửa NATO vào "lòng đại dương". Nguồn: MilitaryNewsToday.