Năm 2020 là năm thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19, dẫn đến nền kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh. Nhưng theo báo cáo công bố cách đây vài ngày của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết, chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng 2,6%. Trung bình mỗi quốc gia đã chi 2,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.Trong top 10 nước chi tiêu quốc phòng nhiều nhất năm 2021, Australia đứng thứ 10 với ngân sách là 42,7 tỷ USD. Hiện nay nợ nước ngoài của Australia là 1,7 nghìn tỷ USD. Dân số của đất nước là 25,5 triệu người.Tổng quân số của Quân đội Australia là 80.000 người (chiếm 0,3% dân số). Trong số này, 60.000 là quân nhân tại ngũ và 20.000 là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,3378 (hệ số gần giá trị hơn 0,0000 được coi là hoàn hảo).Đứng thứ 9 trong top 10 là Pháp, dự kiến sẽ chi gần 47,7 tỷ USD vào năm 2021. Nợ nước ngoài của nước này là 5,4 nghìn tỷ USD. Dân số của Pháp là gần 68 triệu người, trong đó tổng số quân nhân là 450.000 người (0,7%). Trong số này, 270.000 là quân nhân tại ngũ, và 35.000 là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,1681.Đứng thứ 8 trong top 10 là Hàn Quốc với ngân sách quốc phòng 48 tỷ USD. Nợ nước ngoài của nước này là 385 tỷ USD. Dân số gần 52 triệu người, trong đó tổng số quân nhân là 6.710.000 người (12,9%). Trong số này, 600.000 là quân nhân tại ngũ, và 3.100.000 là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh là 0,1612.Đứng thứ 7 trong top 10 là Ả Rập Xê-út với 48,5 tỷ USD. Nợ nước ngoài của nước này là 205 tỷ USD. Dân số của đất nước là gần 34 triệu người, trong đó 505.000 người là quân nhân (1,5%). Trong số này, 480.000 người là quân nhân tại ngũ và quân nhân dự là 0. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,3231.Đứng thứ 6 trong top 10 là Nhật Bản, với mức chi 51,7 tỷ USD. Nợ nước ngoài của Nhật Bản là 3,240 nghìn tỷ USD. Dân số của đất nước là gần 126 triệu người, trong đó có 319.000 quân nhân (0,3%). Trong số này, 250.000 người là quân nhân tại ngũ, và 55.000 người là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,1599.Đứng thứ 5 trong top 10 là Vương quốc Anh, với số ngân sách là 56,04 tỷ USD. Nợ nước ngoài của Anh là 8.126 nghìn tỷ USD. Dân số của đất nước là gần 66 triệu người, trong đó tổng số quân nhân là 275.000 người (0,4%). Trong số này, 195.000 là quân nhân tại ngũ và 80.000 là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,1997.Đứng thứ 4 trong top 10 là quân đội Đức với mức chi ngân sách 57,4 tỷ USD. Nợ nước ngoài của nước này là 5,326 nghìn tỷ USD. Dân số của đất nước là gần 80 triệu người, trong đó tổng số quân nhân là 215.000 người (chiếm 0,3%). Trong số này, 185.000 là quân nhân tại ngũ, và 30.000 là quân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,2519.Xếp hạng 3 trong top 10 là quân đội Ấn Độ với 73,6 tỷ USD. Nợ nước ngoài của Ấn Độ là 501 tỷ USD. Dân số của đất nước gần 1,3 tỷ người, trong đó tổng số quân nhân là 5.127.000 người (chiếm 0,4%). Trong số này, 1.445.000 là quân nhân tại ngũ và 3.682.000 là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,1207.Xếp hạng 2 trong top 10 là quân đội Trung Quốc với 178,2 tỷ USD. Nợ nước ngoài của nước này là 1,6 nghìn tỷ USD. Dân số của đất nước là gần 1,4 tỷ người, trong đó có 3.355.000 quân nhân (0,2%). Trong số này, 2.185.000 là quân nhân tại ngũ, và 510.000 là quân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,0854.Mỹ luôn là quốc gia có ngân sách quốc phòng số 1 thế giới từ sau Thế chiến 2. Ngân sách quốc phòng của Mỹ dự kiến năm 2021 là 740,5 tỷ USD. Nợ nước ngoài của Mỹ là 17,9 nghìn tỷ đô la. Dân số của đất nước là gần 333 triệu người, trong đó tổng số 2.245.500 quân nhân (0,7%). Trong số này, 1.400.000 là quân nhân tại ngũ, và 845.500 là quân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,0718.Trong 10 quốc gia chi phí quốc phòng nhiều nhất, ngoài Mỹ luôn duy trì tiềm lực quân sự mạnh nhất, thì có 6 quốc gia đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, 3 của châu Âu và chỉ 1 từ châu Mỹ. Như vậy khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiềm ẩn nhiều bất ổn, khi có nhiều quốc gia chi phí quốc phòng lớn.Điều bất ngờ nữa là Nga, một quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh, nhưng không lọt top 10 quốc gia có chi phí quốc phòng lớn nhất. Trong những năm vừa qua, do giá dầu lao dốc, bị phương Tây cấm vận, nền kinh tế Nga thực sự lâm vào khủng hoảng, nên nhiều chương trình vũ khí mới của nước này đã bị chậm tiến độ. Nguồn ảnh: Pinterest. Bất chấp ngân sách quốc phòng suy giảm, Nga vẫn hứa hẹn ra mắt một loạt các loại tàu chiến, tăng cường thêm sức mạnh cho lực lượng hải quân trong năm 2021 này. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.
Năm 2020 là năm thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19, dẫn đến nền kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh. Nhưng theo báo cáo công bố cách đây vài ngày của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết, chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng 2,6%. Trung bình mỗi quốc gia đã chi 2,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.
Trong top 10 nước chi tiêu quốc phòng nhiều nhất năm 2021, Australia đứng thứ 10 với ngân sách là 42,7 tỷ USD. Hiện nay nợ nước ngoài của Australia là 1,7 nghìn tỷ USD. Dân số của đất nước là 25,5 triệu người.
Tổng quân số của Quân đội Australia là 80.000 người (chiếm 0,3% dân số). Trong số này, 60.000 là quân nhân tại ngũ và 20.000 là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,3378 (hệ số gần giá trị hơn 0,0000 được coi là hoàn hảo).
Đứng thứ 9 trong top 10 là Pháp, dự kiến sẽ chi gần 47,7 tỷ USD vào năm 2021. Nợ nước ngoài của nước này là 5,4 nghìn tỷ USD. Dân số của Pháp là gần 68 triệu người, trong đó tổng số quân nhân là 450.000 người (0,7%). Trong số này, 270.000 là quân nhân tại ngũ, và 35.000 là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,1681.
Đứng thứ 8 trong top 10 là Hàn Quốc với ngân sách quốc phòng 48 tỷ USD. Nợ nước ngoài của nước này là 385 tỷ USD. Dân số gần 52 triệu người, trong đó tổng số quân nhân là 6.710.000 người (12,9%). Trong số này, 600.000 là quân nhân tại ngũ, và 3.100.000 là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh là 0,1612.
Đứng thứ 7 trong top 10 là Ả Rập Xê-út với 48,5 tỷ USD. Nợ nước ngoài của nước này là 205 tỷ USD. Dân số của đất nước là gần 34 triệu người, trong đó 505.000 người là quân nhân (1,5%). Trong số này, 480.000 người là quân nhân tại ngũ và quân nhân dự là 0. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,3231.
Đứng thứ 6 trong top 10 là Nhật Bản, với mức chi 51,7 tỷ USD. Nợ nước ngoài của Nhật Bản là 3,240 nghìn tỷ USD. Dân số của đất nước là gần 126 triệu người, trong đó có 319.000 quân nhân (0,3%). Trong số này, 250.000 người là quân nhân tại ngũ, và 55.000 người là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,1599.
Đứng thứ 5 trong top 10 là Vương quốc Anh, với số ngân sách là 56,04 tỷ USD. Nợ nước ngoài của Anh là 8.126 nghìn tỷ USD. Dân số của đất nước là gần 66 triệu người, trong đó tổng số quân nhân là 275.000 người (0,4%). Trong số này, 195.000 là quân nhân tại ngũ và 80.000 là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,1997.
Đứng thứ 4 trong top 10 là quân đội Đức với mức chi ngân sách 57,4 tỷ USD. Nợ nước ngoài của nước này là 5,326 nghìn tỷ USD. Dân số của đất nước là gần 80 triệu người, trong đó tổng số quân nhân là 215.000 người (chiếm 0,3%). Trong số này, 185.000 là quân nhân tại ngũ, và 30.000 là quân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,2519.
Xếp hạng 3 trong top 10 là quân đội Ấn Độ với 73,6 tỷ USD. Nợ nước ngoài của Ấn Độ là 501 tỷ USD. Dân số của đất nước gần 1,3 tỷ người, trong đó tổng số quân nhân là 5.127.000 người (chiếm 0,4%). Trong số này, 1.445.000 là quân nhân tại ngũ và 3.682.000 là quân nhân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,1207.
Xếp hạng 2 trong top 10 là quân đội Trung Quốc với 178,2 tỷ USD. Nợ nước ngoài của nước này là 1,6 nghìn tỷ USD. Dân số của đất nước là gần 1,4 tỷ người, trong đó có 3.355.000 quân nhân (0,2%). Trong số này, 2.185.000 là quân nhân tại ngũ, và 510.000 là quân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,0854.
Mỹ luôn là quốc gia có ngân sách quốc phòng số 1 thế giới từ sau Thế chiến 2. Ngân sách quốc phòng của Mỹ dự kiến năm 2021 là 740,5 tỷ USD. Nợ nước ngoài của Mỹ là 17,9 nghìn tỷ đô la. Dân số của đất nước là gần 333 triệu người, trong đó tổng số 2.245.500 quân nhân (0,7%). Trong số này, 1.400.000 là quân nhân tại ngũ, và 845.500 là quân dự bị. Hệ số sức mạnh hàng năm là 0,0718.
Trong 10 quốc gia chi phí quốc phòng nhiều nhất, ngoài Mỹ luôn duy trì tiềm lực quân sự mạnh nhất, thì có 6 quốc gia đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, 3 của châu Âu và chỉ 1 từ châu Mỹ. Như vậy khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiềm ẩn nhiều bất ổn, khi có nhiều quốc gia chi phí quốc phòng lớn.
Điều bất ngờ nữa là Nga, một quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh, nhưng không lọt top 10 quốc gia có chi phí quốc phòng lớn nhất. Trong những năm vừa qua, do giá dầu lao dốc, bị phương Tây cấm vận, nền kinh tế Nga thực sự lâm vào khủng hoảng, nên nhiều chương trình vũ khí mới của nước này đã bị chậm tiến độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bất chấp ngân sách quốc phòng suy giảm, Nga vẫn hứa hẹn ra mắt một loạt các loại tàu chiến, tăng cường thêm sức mạnh cho lực lượng hải quân trong năm 2021 này. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga.