Cần phải nói rõ tình hình tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc hiện tại. Đó là dù có tới hai chiếc tàu sân bay, chỉ một chiếc mới nhất là Type 001A là được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Chiếc còn lại - mang tên Liêu Ninh thực chất không có khả năng chiến đấu và chỉ có nhiệm vụ làm tàu sân bay huấn luyện cho Không quân Hải quân. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù vậy, tàu sân bay Type 001A dù được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu thực chất lại được đóng dựa trên công nghệ của tàu sân bay Liêu Ninh - nghĩa là dựa trên công nghệ của những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Điều này làm đặt ra nhiều dấu hỏi về khả năng tác chiến thực sự của Type 001A. Nguồn ảnh: BI.Một trong những điểm yếu nhất mà Trung Quốc đang gặp phải rất nhiều khó khăn đó là chế tạo động cơ. Giống với động cơ phản lực trên chiếc J-20, Trung Quốc không thể chế tạo được một động cơ đủ tốt cho Type 001A và động cơ diesel tàu này sử dụng cũng được đánh giá là thiếu ổn định. Nguồn ảnh: BI.Đơn giản là do công nghệ động cơ tua-bin dùng nhiên liệu diesel dù giảm thiểu được cháy nổ nhưng lại sẽ kém hiệu quả và giảm thiểu tốc độ di chuyển cũng như tuổi thọ của phương tiện cũng như gia tăng gánh nặng bảo dưỡng nhiều hơn so với hệ thống động lực hạt nhân. Theo nhiều nguồn tin, động cơ của tàu Liêu Ninh chỉ cho phép nó di chuyển được 20 hải lý/giờ - tương đương khoảng 36 km/h. Nguồn ảnh: BI.Tiếp theo là hệ thống phóng máy bay. Khác với các tàu sân bay hiện đại sau này, hệ thống phóng máy bay trên tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc là hệ thống phóng bằng cầu nhảy. Nghĩa là máy bay sẽ không thể mang đầy tải (bao gồm đầy nhiên liệu và vũ khí) cho mỗi lần cất cánh vì tối đa khoảng 27 tấn. Nguồn ảnh: BI.Trong khi đó, các máy bay được sử dụng trên hàng không mẫu hạm của Trung Quốc là loại J-15 lại có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa tới 33 tấn. Điều này có nghĩa, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ mang được ít máy bay hơn các loại tàu sân bay của nước ngoài khác và khi máy bay được tung lên trời, nó cũng sẽ mang ít nhiên liệu và vũ khí hơn khi tham chiến. Nguồn ảnh: BI.Tiếp theo là vấn đề về phi công. Khi mà phi công Không quân hải quân Nga thậm chí còn hiếm hơn cả phi công vũ trụ thì số lượng phi công tiêm kích trong Không quân Hải quân Trung Quốc cũng tương tự. Vì chỉ có duy nhất một tàu sân bay là Liêu Ninh để huấn luyện, việc cho ra lò được một phi công không quân hải quân là cực kỳ mất thời gian, chưa kể tới việc tai nạn trong quá trình huấn luyện sẽ khiến phi công tử vong hoặc mất khả năng bay ngay lập tức. Nguồn ảnh: BI.Ví dụ như trong năm 2014, tờ Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc đã đưa tin 2 phi công của không quân hải quân nước này thiệt mạng trong một vụ tai nạn khi đang cố cất cánh từ chiếc Liêu Ninh - rõ ràng là quy chuẩn an toàn và quy trình huấn luyện của Không quân Hải quân Trung Quốc đang chưa được hoàn thiện hoặc ít nhất là cũng kém hiệu quả hơn so với phương Tây. Nguồn ảnh: BI.Cuối cùng, cái mà Trung Quốc thiếu nhất và cũng là thứ dù có mang cả núi vàng ra đổi cũng không được - đó chính là kinh nghiệm tác chiến với tàu sân bay. Dù có trong tay tới hai tàu sân bay, Không quân Hải quân Trung Quốc cũng chưa từng tham chiến một trận nào với các loại vũ khí siêu tối tân này. Nguồn ảnh: BI.Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn khi hải quân Trung Quốc tham chiến thực sự. Các thuyền trưởng, sĩ quan hải quân thiếu kinh nghiệm thực chiến, mang trong mình chỉ toàn kinh nghiệm sách vở sẽ khó có thể đưa ra được các phán đoán chính xác và kịp thời trong một tình huống khó khăn. Điều này có thể khiến hiệu quả tác chiến của Type 001A và Liêu Ninh tụt xuống rất thấp, thậm chí bằng không. Nguồn ảnh: BI.Nên nhớ, Hải quân Mỹ hay Hải quân Nga ít ra vẫn có kinh nghiệm thực chiến trên Trung Đông - nếu như không muốn lôi những kinh nghiệm cũ rích từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai ra để kể - vốn cũng là những kinh nghiệm mà Trung Quốc hoàn toàn không có. Việc thiếu kinh nghiệm có thể sẽ khiến Trung Quốc xây dựng một học thuyết tác chiến tàu sân bay kém hiệu quả hoặc thậm chí là sai lầm. Nguồn ảnh: BI.Tóm lại, với rất rất nhiều thiếu sót trong kinh nghiệm cũng như công nghệ phát triển không quân hải quân và hàng không mẫu hạm, Trung Quốc đang càng ngày càng chứng tỏ mình là một... con hổ giấy trong mắt phương Tây mà đặc biệt là Mỹ. Trong tương lai, dù số lượng tàu sân bay mà Bắc Kinh sở hữu có bằng với số tàu sân bay của Washington thì kinh nghiệm vẫn là thứ Bắc Kinh không thể đọ được với đối thủ ở bên kia bờ Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc huấn luyện bay trên biển, có thể tấy được nhiều nét tương đồng với cách thức hoạt động của một tàu sân bay Mỹ.
Cần phải nói rõ tình hình tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc hiện tại. Đó là dù có tới hai chiếc tàu sân bay, chỉ một chiếc mới nhất là Type 001A là được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Chiếc còn lại - mang tên Liêu Ninh thực chất không có khả năng chiến đấu và chỉ có nhiệm vụ làm tàu sân bay huấn luyện cho Không quân Hải quân. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, tàu sân bay Type 001A dù được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu thực chất lại được đóng dựa trên công nghệ của tàu sân bay Liêu Ninh - nghĩa là dựa trên công nghệ của những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Điều này làm đặt ra nhiều dấu hỏi về khả năng tác chiến thực sự của Type 001A. Nguồn ảnh: BI.
Một trong những điểm yếu nhất mà Trung Quốc đang gặp phải rất nhiều khó khăn đó là chế tạo động cơ. Giống với động cơ phản lực trên chiếc J-20, Trung Quốc không thể chế tạo được một động cơ đủ tốt cho Type 001A và động cơ diesel tàu này sử dụng cũng được đánh giá là thiếu ổn định. Nguồn ảnh: BI.
Đơn giản là do công nghệ động cơ tua-bin dùng nhiên liệu diesel dù giảm thiểu được cháy nổ nhưng lại sẽ kém hiệu quả và giảm thiểu tốc độ di chuyển cũng như tuổi thọ của phương tiện cũng như gia tăng gánh nặng bảo dưỡng nhiều hơn so với hệ thống động lực hạt nhân. Theo nhiều nguồn tin, động cơ của tàu Liêu Ninh chỉ cho phép nó di chuyển được 20 hải lý/giờ - tương đương khoảng 36 km/h. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp theo là hệ thống phóng máy bay. Khác với các tàu sân bay hiện đại sau này, hệ thống phóng máy bay trên tàu sân bay Type 001A của Trung Quốc là hệ thống phóng bằng cầu nhảy. Nghĩa là máy bay sẽ không thể mang đầy tải (bao gồm đầy nhiên liệu và vũ khí) cho mỗi lần cất cánh vì tối đa khoảng 27 tấn. Nguồn ảnh: BI.
Trong khi đó, các máy bay được sử dụng trên hàng không mẫu hạm của Trung Quốc là loại J-15 lại có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa tới 33 tấn. Điều này có nghĩa, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ mang được ít máy bay hơn các loại tàu sân bay của nước ngoài khác và khi máy bay được tung lên trời, nó cũng sẽ mang ít nhiên liệu và vũ khí hơn khi tham chiến. Nguồn ảnh: BI.
Tiếp theo là vấn đề về phi công. Khi mà phi công Không quân hải quân Nga thậm chí còn hiếm hơn cả phi công vũ trụ thì số lượng phi công tiêm kích trong Không quân Hải quân Trung Quốc cũng tương tự. Vì chỉ có duy nhất một tàu sân bay là Liêu Ninh để huấn luyện, việc cho ra lò được một phi công không quân hải quân là cực kỳ mất thời gian, chưa kể tới việc tai nạn trong quá trình huấn luyện sẽ khiến phi công tử vong hoặc mất khả năng bay ngay lập tức. Nguồn ảnh: BI.
Ví dụ như trong năm 2014, tờ Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc đã đưa tin 2 phi công của không quân hải quân nước này thiệt mạng trong một vụ tai nạn khi đang cố cất cánh từ chiếc Liêu Ninh - rõ ràng là quy chuẩn an toàn và quy trình huấn luyện của Không quân Hải quân Trung Quốc đang chưa được hoàn thiện hoặc ít nhất là cũng kém hiệu quả hơn so với phương Tây. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng, cái mà Trung Quốc thiếu nhất và cũng là thứ dù có mang cả núi vàng ra đổi cũng không được - đó chính là kinh nghiệm tác chiến với tàu sân bay. Dù có trong tay tới hai tàu sân bay, Không quân Hải quân Trung Quốc cũng chưa từng tham chiến một trận nào với các loại vũ khí siêu tối tân này. Nguồn ảnh: BI.
Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn khi hải quân Trung Quốc tham chiến thực sự. Các thuyền trưởng, sĩ quan hải quân thiếu kinh nghiệm thực chiến, mang trong mình chỉ toàn kinh nghiệm sách vở sẽ khó có thể đưa ra được các phán đoán chính xác và kịp thời trong một tình huống khó khăn. Điều này có thể khiến hiệu quả tác chiến của Type 001A và Liêu Ninh tụt xuống rất thấp, thậm chí bằng không. Nguồn ảnh: BI.
Nên nhớ, Hải quân Mỹ hay Hải quân Nga ít ra vẫn có kinh nghiệm thực chiến trên Trung Đông - nếu như không muốn lôi những kinh nghiệm cũ rích từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai ra để kể - vốn cũng là những kinh nghiệm mà Trung Quốc hoàn toàn không có. Việc thiếu kinh nghiệm có thể sẽ khiến Trung Quốc xây dựng một học thuyết tác chiến tàu sân bay kém hiệu quả hoặc thậm chí là sai lầm. Nguồn ảnh: BI.
Tóm lại, với rất rất nhiều thiếu sót trong kinh nghiệm cũng như công nghệ phát triển không quân hải quân và hàng không mẫu hạm, Trung Quốc đang càng ngày càng chứng tỏ mình là một... con hổ giấy trong mắt phương Tây mà đặc biệt là Mỹ. Trong tương lai, dù số lượng tàu sân bay mà Bắc Kinh sở hữu có bằng với số tàu sân bay của Washington thì kinh nghiệm vẫn là thứ Bắc Kinh không thể đọ được với đối thủ ở bên kia bờ Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc huấn luyện bay trên biển, có thể tấy được nhiều nét tương đồng với cách thức hoạt động của một tàu sân bay Mỹ.