Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai có rất nhiều công việc kỳ lạ mà không phải ai cũng biết tới. Thậm chí, ngay cả những người lính bị "điều động" tham gia vào những công việc này cũng khá bất ngờ. Nguồn ảnh: BI.Đầu tiên là công việc thợ rèn. Do nhu cầu của chiến trường đòi hỏi có những bộ phận, linh kiện bằng kim loại mà chuỗi cung ứng từ nội địa Mỹ không thể đảm đương được nên bộ phận thợ rèn trong quân đội Mỹ đã được huy động. Nguồn ảnh: BI.Ngoại trừ phần lớn lượng lương thực (thịt) được gửi tới chiến trường dưới dạng đồ đóng hộp, cũng có không ít lần Quân đội Mỹ trên chiến trường nhận được cả một tảng thịt đông lạnh cỡ lớn, và giờ đây họ sẽ cần huy động... người cắt thịt. Nguồn ảnh: BI.Lực lượng kỵ binh vẫn tồn tại trong quân đội Mỹ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, vậy nên một công việc không thể thiếu được đó là người chăn ngựa. Ngoài công việc huấn luyện và chăm ngựa thông thường, những người lính này còn phải vác súng ra giữa chuồng ngựa khai hoả hàng ngày để lũ ngựa quen với tiếng súng. Nguồn ảnh: BI.Trong thời kỳ này, tranh tuyên truyền, cổ động và nhiều loại giấy tờ khác đòi hỏi phải có cả... hoạ sĩ trên chiến trường. Dưới bàn tay của những hoạ sĩ này, những bức tranh sống động nhất đã được ra đời ngay dưới chiến hào, có mặt đúng lúc cần thiết nhất. Nguồn ảnh: BI.Các loại máy radio thời kỳ này sử dụng tinh thể để nhận biết tần số, mỗi loại tinh thể sẽ có khả năng thu nhận tần số khác nhau. Với đặc thù này, có rất nhiều người lính trong quân đội Mỹ có công việc duy nhất đó là ngồi... xay tinh thể sau đó cân bằng lại các tinh thể này để chúng nhận được nhiều loại tín hiệu, tần số khác nhau. Nguồn ảnh: BI.Thợ mộc cũng là một công việc quan trọng trong quân đội Mỹ thời kỳ này khi mà chủ yếu hàng hoá, đạn dược đều được đóng trong thùng gỗ và đóng bằng tay. Ảnh: Lính Liên Xô kiểm tra hàng hậu cần Mỹ chuyển tới. Nguồn ảnh: BI.Thiết kế mô hình là một công việc nghe có vẻ không liên quan gì tới quân đội, tuy nhiên dưới bàn tay của dân thiết kế "chuyên nghiệp", các loại vũ khí, khí tài, thiết bị hoặc thập chí là sa bàn sẽ được thiết kế ở tỷ lệ nhỏ hơn với độ chính xác và thẩm mỹ cao hơn nhiều. Nguồn ảnh: BI.Quân đội Mỹ vẫn sử dụng chim bồ câu để đưa thư trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ước tính có tới 90% số lượng thông điệp được gửi bằng chim bồ câu đã tới đích. Để làm được kỳ tích này, người ta cần... thợ nuôi và huấn luyện chim bồ câu. Nguồn ảnh: BI.Ghi âm tiếng pháo nổ là một công việc kỳ lạ trong thời kỳ này. Nhiệm vụ của những người ghi âm tiếng pháo nổ là chuyển tải những đoạn ghi âm này về nhà, sau đó quân đội Mỹ sẽ sử dụng để huấn luyện cho binh lính, đảm bảo rằng lính Mỹ khi ra chiến trường sẽ phân biệt được từng loại pháo chỉ thông qua tiếng nổ. Nguồn ảnh: BI.Ngoài việc sử dụng thợ mộc để đóng thùng gỗ, quân đội Mỹ cũng dùng thợ mộc để chế tạo... máy bay. Đơn giản là do vào thời kỳ này, máy bay vẫn còn rất nhiều linh kiện được chế tạo bằng gỗ do dễ gia công và nhẹ. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: "Siêu cơ" của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai có rất nhiều công việc kỳ lạ mà không phải ai cũng biết tới. Thậm chí, ngay cả những người lính bị "điều động" tham gia vào những công việc này cũng khá bất ngờ. Nguồn ảnh: BI.
Đầu tiên là công việc thợ rèn. Do nhu cầu của chiến trường đòi hỏi có những bộ phận, linh kiện bằng kim loại mà chuỗi cung ứng từ nội địa Mỹ không thể đảm đương được nên bộ phận thợ rèn trong quân đội Mỹ đã được huy động. Nguồn ảnh: BI.
Ngoại trừ phần lớn lượng lương thực (thịt) được gửi tới chiến trường dưới dạng đồ đóng hộp, cũng có không ít lần Quân đội Mỹ trên chiến trường nhận được cả một tảng thịt đông lạnh cỡ lớn, và giờ đây họ sẽ cần huy động... người cắt thịt. Nguồn ảnh: BI.
Lực lượng kỵ binh vẫn tồn tại trong quân đội Mỹ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, vậy nên một công việc không thể thiếu được đó là người chăn ngựa. Ngoài công việc huấn luyện và chăm ngựa thông thường, những người lính này còn phải vác súng ra giữa chuồng ngựa khai hoả hàng ngày để lũ ngựa quen với tiếng súng. Nguồn ảnh: BI.
Trong thời kỳ này, tranh tuyên truyền, cổ động và nhiều loại giấy tờ khác đòi hỏi phải có cả... hoạ sĩ trên chiến trường. Dưới bàn tay của những hoạ sĩ này, những bức tranh sống động nhất đã được ra đời ngay dưới chiến hào, có mặt đúng lúc cần thiết nhất. Nguồn ảnh: BI.
Các loại máy radio thời kỳ này sử dụng tinh thể để nhận biết tần số, mỗi loại tinh thể sẽ có khả năng thu nhận tần số khác nhau. Với đặc thù này, có rất nhiều người lính trong quân đội Mỹ có công việc duy nhất đó là ngồi... xay tinh thể sau đó cân bằng lại các tinh thể này để chúng nhận được nhiều loại tín hiệu, tần số khác nhau. Nguồn ảnh: BI.
Thợ mộc cũng là một công việc quan trọng trong quân đội Mỹ thời kỳ này khi mà chủ yếu hàng hoá, đạn dược đều được đóng trong thùng gỗ và đóng bằng tay. Ảnh: Lính Liên Xô kiểm tra hàng hậu cần Mỹ chuyển tới. Nguồn ảnh: BI.
Thiết kế mô hình là một công việc nghe có vẻ không liên quan gì tới quân đội, tuy nhiên dưới bàn tay của dân thiết kế "chuyên nghiệp", các loại vũ khí, khí tài, thiết bị hoặc thập chí là sa bàn sẽ được thiết kế ở tỷ lệ nhỏ hơn với độ chính xác và thẩm mỹ cao hơn nhiều. Nguồn ảnh: BI.
Quân đội Mỹ vẫn sử dụng chim bồ câu để đưa thư trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ước tính có tới 90% số lượng thông điệp được gửi bằng chim bồ câu đã tới đích. Để làm được kỳ tích này, người ta cần... thợ nuôi và huấn luyện chim bồ câu. Nguồn ảnh: BI.
Ghi âm tiếng pháo nổ là một công việc kỳ lạ trong thời kỳ này. Nhiệm vụ của những người ghi âm tiếng pháo nổ là chuyển tải những đoạn ghi âm này về nhà, sau đó quân đội Mỹ sẽ sử dụng để huấn luyện cho binh lính, đảm bảo rằng lính Mỹ khi ra chiến trường sẽ phân biệt được từng loại pháo chỉ thông qua tiếng nổ. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài việc sử dụng thợ mộc để đóng thùng gỗ, quân đội Mỹ cũng dùng thợ mộc để chế tạo... máy bay. Đơn giản là do vào thời kỳ này, máy bay vẫn còn rất nhiều linh kiện được chế tạo bằng gỗ do dễ gia công và nhẹ. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: "Siêu cơ" của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.