Theo đó cái tên được nhắc đến nhiều nhất sau sự cố tên lửa Syria bắn nhầm máy bay trinh sát IL-20 của Nga đêm 17/9 chính là S-200, tổ hợp tên lửa phòng không mạnh nhất Quân đội Syria hiện tại. Đây có lẽ cũng là một phần lý do khiến chiếc IL-20 của Nga không có cơ hội sống sót trước đòn đánh bất ngờ của lực lượng phòng không đồng minh.Cũng cần phải nói thêm là, sự kiện IL-20 bị bắn rơi ở Syria có sự tác động không hề nhỏ từ phía Israel, khi các chiến đấu cơ F-16 của không quân Israel cố tình sử dụng IL-20 như "tấm lá chắn" trước phòng không Syria, bởi kích thước và tiết diện phản xạ sóng radar của IL-20 lớn hơn hẳn F-16. Vậy sức mạnh của tên lửa S-200 lớn đến đâu, để khiến chiến đấu cơ mạnh nhất nhì của Israel phản trốn chui, trốn nhủi phía sau máy bay Nga?S-200 Angara/Vega/Dubna thường gọi tắt là S-200 và có tên ký hiệu NATO là SA-5 Gammon là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm xa được Liên Xô chế tạo và đi vào phục vụ trong biên chế quân đội các nước trên thế giới thứ năm 1967 tới nay. Nguồn ảnh: Southfront.Loại vũ khí này có nhiều phiên bản tên lửa khác nhau, giúp nó có thể bắn tới các mục tiêu ở độ cao từ trung bình đến độ cao lớn. Điều đó khiến tên lửa S-200 có khả năng tác chiến tốt khi đối đầu với cả các mục tiêu chiến lược lẫn chiến thuật của đối phương. Nguồn ảnh: Southfront.Tên lửa S-200 chính thức đi vào hoạt động trong lực lượng phòng không Liên Xô từ năm 1967 và hiện vẫn đang được sử dụng bởi lực lượng phòng không của nhiều nước thuộc Liên Xô cũ và Trung Đông. Nguồn ảnh: Weaker.Phiên bản tên lửa phổ biến nhất được sử dụng cùng với tổ hợp S-200 là loại 5V28V. Đây là loại tên lửa có trọng lượng 7100 kg, chiều dài 10,8 mét, đầu nổ mảnh có trọng lượng 217 kg. Loại tên lửa này có hai cơ cấu nổ, bao gồm nổ cận đích và nổ có điều khiển. Nguồn ảnh: Meseum.Động cơ phản lực của 5V28V là loại động cơ phản lực nhiên liệu rắn liều phóng kép. Để tăng cường trần bay tiêu diệt mục tiêu của S-200, tên lửa 5V28V được trang bị thêm bốn tên lửa đẩy gắn giữa các cánh điều hướng của tên lửa chính. Nguồn ảnh: Was.Việc trang bị thêm các tên lửa đẩy này giúp trần bay tối đa của 5V28V có thể lên tới 40.000 mét và tầm hoạt động là 300 km. Đây là tầm bắn có thể hạ được mọi loại máy bay trên thế giới hiện nay vì tới tận thế kỷ 21, vẫn không có loại máy bay chiến đấu nào vượt qua được độ cao 40.000 mét. Nguồn ảnh: Wiki.Động cơ của loại tên lửa này sử dụng nhiên liệu rắn, nghĩa là nó sẽ tăng tốc liên tục và không thể giảm tốc độ giữa hành trình. Tốc độ tối đa mà 5V28V có thể đạt được lên tới 2500 mét/giây - tương đương với 9000 km/h. Nguồn ảnh: Southfront.Trong quá khứ, S-200 là loại tên lửa có nhiều tiếng tăm nhưng cũng nhiều tai tiếng không kém. Trước vụ việc bắn nhầm máy bay IL-20 của Nga vừa diễn ra tại Syria vừa rồi, một khẩu đội S-200 của Ukraine thậm chí còn bắn hạ cả... máy bay dân dụng vào năm 2001 khiến toàn bộ hành khách trên máy bay thiệt mạng. Nguồn ảnh: Alireza.Gần đây nhất vào năm 2017, tổ hợp phòng không S-200V của Syria đã lập được kỳ tích khi tấn công một phi đội 4 chiếc F-16 của Israel và bắn hạ một chiếc, làm hư hỏng nặng một chiếc khác khiến đối phương phải rút lui. Nguồn ảnh: Southfront.Hiện tại, tại quê hương của mình là Nga, tên lửa S-200 đã hoàn toàn bị loại biên. Tuy nhiên trên thế giới vẫn còn khoảng 20 quốc gia nữa có sử dụng loại vũ khí này, trong đó có Myanmar được ghi nhận có số lượng nhiều nhất với 20 bệ phóng mua lại từ Triều Tiên. Nguồn ảnh: Southfront. Mời độc giả xem Video: Chiến sự ở Syria ác liệt liệu có sắp kết thúc?
Theo đó cái tên được nhắc đến nhiều nhất sau sự cố tên lửa Syria bắn nhầm máy bay trinh sát IL-20 của Nga đêm 17/9 chính là S-200, tổ hợp tên lửa phòng không mạnh nhất Quân đội Syria hiện tại. Đây có lẽ cũng là một phần lý do khiến chiếc IL-20 của Nga không có cơ hội sống sót trước đòn đánh bất ngờ của lực lượng phòng không đồng minh.
Cũng cần phải nói thêm là, sự kiện IL-20 bị bắn rơi ở Syria có sự tác động không hề nhỏ từ phía Israel, khi các chiến đấu cơ F-16 của không quân Israel cố tình sử dụng IL-20 như "tấm lá chắn" trước phòng không Syria, bởi kích thước và tiết diện phản xạ sóng radar của IL-20 lớn hơn hẳn F-16. Vậy sức mạnh của tên lửa S-200 lớn đến đâu, để khiến chiến đấu cơ mạnh nhất nhì của Israel phản trốn chui, trốn nhủi phía sau máy bay Nga?
S-200 Angara/Vega/Dubna thường gọi tắt là S-200 và có tên ký hiệu NATO là SA-5 Gammon là tổ hợp tên lửa đất đối không tầm xa được Liên Xô chế tạo và đi vào phục vụ trong biên chế quân đội các nước trên thế giới thứ năm 1967 tới nay. Nguồn ảnh: Southfront.
Loại vũ khí này có nhiều phiên bản tên lửa khác nhau, giúp nó có thể bắn tới các mục tiêu ở độ cao từ trung bình đến độ cao lớn. Điều đó khiến tên lửa S-200 có khả năng tác chiến tốt khi đối đầu với cả các mục tiêu chiến lược lẫn chiến thuật của đối phương. Nguồn ảnh: Southfront.
Tên lửa S-200 chính thức đi vào hoạt động trong lực lượng phòng không Liên Xô từ năm 1967 và hiện vẫn đang được sử dụng bởi lực lượng phòng không của nhiều nước thuộc Liên Xô cũ và Trung Đông. Nguồn ảnh: Weaker.
Phiên bản tên lửa phổ biến nhất được sử dụng cùng với tổ hợp S-200 là loại 5V28V. Đây là loại tên lửa có trọng lượng 7100 kg, chiều dài 10,8 mét, đầu nổ mảnh có trọng lượng 217 kg. Loại tên lửa này có hai cơ cấu nổ, bao gồm nổ cận đích và nổ có điều khiển. Nguồn ảnh: Meseum.
Động cơ phản lực của 5V28V là loại động cơ phản lực nhiên liệu rắn liều phóng kép. Để tăng cường trần bay tiêu diệt mục tiêu của S-200, tên lửa 5V28V được trang bị thêm bốn tên lửa đẩy gắn giữa các cánh điều hướng của tên lửa chính. Nguồn ảnh: Was.
Việc trang bị thêm các tên lửa đẩy này giúp trần bay tối đa của 5V28V có thể lên tới 40.000 mét và tầm hoạt động là 300 km. Đây là tầm bắn có thể hạ được mọi loại máy bay trên thế giới hiện nay vì tới tận thế kỷ 21, vẫn không có loại máy bay chiến đấu nào vượt qua được độ cao 40.000 mét. Nguồn ảnh: Wiki.
Động cơ của loại tên lửa này sử dụng nhiên liệu rắn, nghĩa là nó sẽ tăng tốc liên tục và không thể giảm tốc độ giữa hành trình. Tốc độ tối đa mà 5V28V có thể đạt được lên tới 2500 mét/giây - tương đương với 9000 km/h. Nguồn ảnh: Southfront.
Trong quá khứ, S-200 là loại tên lửa có nhiều tiếng tăm nhưng cũng nhiều tai tiếng không kém. Trước vụ việc bắn nhầm máy bay IL-20 của Nga vừa diễn ra tại Syria vừa rồi, một khẩu đội S-200 của Ukraine thậm chí còn bắn hạ cả... máy bay dân dụng vào năm 2001 khiến toàn bộ hành khách trên máy bay thiệt mạng. Nguồn ảnh: Alireza.
Gần đây nhất vào năm 2017, tổ hợp phòng không S-200V của Syria đã lập được kỳ tích khi tấn công một phi đội 4 chiếc F-16 của Israel và bắn hạ một chiếc, làm hư hỏng nặng một chiếc khác khiến đối phương phải rút lui. Nguồn ảnh: Southfront.
Hiện tại, tại quê hương của mình là Nga, tên lửa S-200 đã hoàn toàn bị loại biên. Tuy nhiên trên thế giới vẫn còn khoảng 20 quốc gia nữa có sử dụng loại vũ khí này, trong đó có Myanmar được ghi nhận có số lượng nhiều nhất với 20 bệ phóng mua lại từ Triều Tiên. Nguồn ảnh: Southfront.
Mời độc giả xem Video: Chiến sự ở Syria ác liệt liệu có sắp kết thúc?