Trong hàng thập kỷ qua, Triều Tiên là nước duy nhất bắt giữ thành công một tàu hải quân của Mỹ vào năm 1968, buộc Washington phải thương lượng để giải cứu tù binh. Trong ảnh, tàu USS Pueblo (AGER-2) được Triều Tiên neo trên bờ sông Đại Đồng, thủ đô Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: SinaCuộc khủng hoảng USS Pueblo là một trong sự kiện nóng bỏng nhất trong quan hệ Triều Tiên với Mỹ. Tháng 1/1968, tàu do thám USS Pueblo được Hải quân Mỹ điều động tới vùng biển Triều Tiên nhằm thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo liên quan tới Quân đội Triều Tiên. Nguồn ảnh: SinaNgày 23/1/1968, bất ngờ một tàu tuần tra Triều Tiên áp sát USS Pueblo khi đó đang hoạt động trên hải phận quốc tế - vì thế thủy thủ đoàn chắc mẩm rằng Triều Tiên sẽ không manh động. Tuy nhiên, các thủy thủ vô cùng sửng sốt khi các binh sĩ Triều Tiên xuất hiện và yêu cầu lên boong kiểm tra. Điều gì đến cũng phải đến, khi các thủy thủ Mỹ từ chối, tàu Triều Tiên ngay lập tức nổ súng. Nguồn ảnh: SinaNgay lập tức thủy thủ đoàn USS Pueblo đã nỗ lực tăng tốc đưa tàu tháo chạy. Tuy nhiên, tốc độ của con tàu dễ dàng bị các tàu cao tốc Hải quân Triều Tiên đuổi kịp. Một thủy thủ thiệt mạng, 3 người khác bị thương, toàn bộ số còn lại gồm cả thuyền trường Lloyd M. Bucher bị Triều Tiên bắt sống. Nguồn ảnh: SinaCác quan chức Washington đã vô cùng sửng sốt khi hay tin tàu do thám USS Pueblo bị Triều Tiên bắt. Giới chuyên gia quốc tế khi đó đã bình luận rằng "đây là điều đáng xấu hổ nhất đối với lực lượng hải quân vốn có truyền thống hơn 150 năm chưa để mất tàu nào". Ngay sau đó, Quân đội Mỹ lập tức được triển khai tới các căn cứ ở Hàn Quốc – Nhật Bản. Dẫu vậy, sau đó hai bên chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán để tìm tiếng nói chung thay vì một cuộc chiến giữa lúc Mỹ đang sa lầy ở Việt Nam. Nguồn ảnh: SinaPhải mất tới 11 tháng đàm phán, cuối cùng sau lời xin lỗi chính thức từ các thủy thủ tàu USS Pueblo, bản lời khai xác nhận họ đã hoạt động gián điệp, cùng sự nhượng bộ rằng Mỹ sẽ không tái diễn những hoạt động do thám, Bình Nhưỡng chấp nhận thả tự do cho 82 thủy thủ còn sống. Nguồn ảnh: SinaNgày 23/12/1968, một chiếc xe buýt đã chở các thủy thủ đến khu phi quân sự DMZ và yêu cầu từng người một đi bộ qua phía Hàn Quốc. Trong ảnh, các thủy thủ tàu USS Pueblo (AGER-2) sau khi được trả tự do. Nguồn ảnh: SinaVề số phận chiếc USS Pueblo, con tàu đã được Triều Tiên kéo về bên bờ sông Đại Đồng phục vụ mục đích thăm quan. Suốt nhiều năm Mỹ vẫn nỗ lực đàm phán để lấy lại con tàu nhưng vô vọng. Nguồn ảnh: SinaUSS Pueblo (AGER-2) thuộc lớp tàu nghiên cứu đại dương Banner, tuy nhiên thực tế thì con tàu này cùng nhiều tàu khác cùng loại được sử dụng như các tàu do thám. Nguồn ảnh: SinaCon tàu có lượng giãn nước khoảng 895 tấn, dài 54m, được trang bị hai động cơ diesel cho tốc độ tối đa 23,5km/h. Trong ảnh là cột buồm của USS Pueblo (AGER-2). Nguồn ảnh: SinaTrên tàu được lắp 2 khẩu đại liên M2 Browning 12,7mm. Tuy nhiên, một số thủy thủ tàu sau khi được trả tự do lại phát biểu rằng “Chúng tôi không có vũ khí để đáp trả. Khi đó, chúng tôi đang đội lốt một tàu phi vũ trang", đại úy Skip Schumacher kể lại trên BBC. Nguồn ảnh: SinaNhững phát đạn do tàu Triều Tiên nã vào USS Pueblo. Nguồn ảnh: SinaCác thiết bị điện tử do thám trên tàu USS Pueblo – bằng chứng không thể chối cãi việc Mỹ do thám Triều Tiên. Nguồn ảnh: SinaTheo các nhân chứng, khi biết rằng không thể chạy thoát, các thủy thủ USS Pueblo đã cố gắng đốt sạch tài liệu mật, trong khi máy móc thì đành chấp nhận để nguyên. Nguồn ảnh: SinaMột nữ chiến sĩ Quân đội Triều Tiên trên tàu USS Pueblo. Nguồn ảnh: Sina
Trong hàng thập kỷ qua, Triều Tiên là nước duy nhất bắt giữ thành công một tàu hải quân của Mỹ vào năm 1968, buộc Washington phải thương lượng để giải cứu tù binh. Trong ảnh, tàu USS Pueblo (AGER-2) được Triều Tiên neo trên bờ sông Đại Đồng, thủ đô Bình Nhưỡng. Nguồn ảnh: Sina
Cuộc khủng hoảng USS Pueblo là một trong sự kiện nóng bỏng nhất trong quan hệ Triều Tiên với Mỹ. Tháng 1/1968, tàu do thám USS Pueblo được Hải quân Mỹ điều động tới vùng biển Triều Tiên nhằm thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo liên quan tới Quân đội Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina
Ngày 23/1/1968, bất ngờ một tàu tuần tra Triều Tiên áp sát USS Pueblo khi đó đang hoạt động trên hải phận quốc tế - vì thế thủy thủ đoàn chắc mẩm rằng Triều Tiên sẽ không manh động. Tuy nhiên, các thủy thủ vô cùng sửng sốt khi các binh sĩ Triều Tiên xuất hiện và yêu cầu lên boong kiểm tra. Điều gì đến cũng phải đến, khi các thủy thủ Mỹ từ chối, tàu Triều Tiên ngay lập tức nổ súng. Nguồn ảnh: Sina
Ngay lập tức thủy thủ đoàn USS Pueblo đã nỗ lực tăng tốc đưa tàu tháo chạy. Tuy nhiên, tốc độ của con tàu dễ dàng bị các tàu cao tốc Hải quân Triều Tiên đuổi kịp. Một thủy thủ thiệt mạng, 3 người khác bị thương, toàn bộ số còn lại gồm cả thuyền trường Lloyd M. Bucher bị Triều Tiên bắt sống. Nguồn ảnh: Sina
Các quan chức Washington đã vô cùng sửng sốt khi hay tin tàu do thám USS Pueblo bị Triều Tiên bắt. Giới chuyên gia quốc tế khi đó đã bình luận rằng "đây là điều đáng xấu hổ nhất đối với lực lượng hải quân vốn có truyền thống hơn 150 năm chưa để mất tàu nào". Ngay sau đó, Quân đội Mỹ lập tức được triển khai tới các căn cứ ở Hàn Quốc – Nhật Bản. Dẫu vậy, sau đó hai bên chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán để tìm tiếng nói chung thay vì một cuộc chiến giữa lúc Mỹ đang sa lầy ở Việt Nam. Nguồn ảnh: Sina
Phải mất tới 11 tháng đàm phán, cuối cùng sau lời xin lỗi chính thức từ các thủy thủ tàu USS Pueblo, bản lời khai xác nhận họ đã hoạt động gián điệp, cùng sự nhượng bộ rằng Mỹ sẽ không tái diễn những hoạt động do thám, Bình Nhưỡng chấp nhận thả tự do cho 82 thủy thủ còn sống. Nguồn ảnh: Sina
Ngày 23/12/1968, một chiếc xe buýt đã chở các thủy thủ đến khu phi quân sự DMZ và yêu cầu từng người một đi bộ qua phía Hàn Quốc. Trong ảnh, các thủy thủ tàu USS Pueblo (AGER-2) sau khi được trả tự do. Nguồn ảnh: Sina
Về số phận chiếc USS Pueblo, con tàu đã được Triều Tiên kéo về bên bờ sông Đại Đồng phục vụ mục đích thăm quan. Suốt nhiều năm Mỹ vẫn nỗ lực đàm phán để lấy lại con tàu nhưng vô vọng. Nguồn ảnh: Sina
USS Pueblo (AGER-2) thuộc lớp tàu nghiên cứu đại dương Banner, tuy nhiên thực tế thì con tàu này cùng nhiều tàu khác cùng loại được sử dụng như các tàu do thám. Nguồn ảnh: Sina
Con tàu có lượng giãn nước khoảng 895 tấn, dài 54m, được trang bị hai động cơ diesel cho tốc độ tối đa 23,5km/h. Trong ảnh là cột buồm của USS Pueblo (AGER-2). Nguồn ảnh: Sina
Trên tàu được lắp 2 khẩu đại liên M2 Browning 12,7mm. Tuy nhiên, một số thủy thủ tàu sau khi được trả tự do lại phát biểu rằng “Chúng tôi không có vũ khí để đáp trả. Khi đó, chúng tôi đang đội lốt một tàu phi vũ trang", đại úy Skip Schumacher kể lại trên BBC. Nguồn ảnh: Sina
Những phát đạn do tàu Triều Tiên nã vào USS Pueblo. Nguồn ảnh: Sina
Các thiết bị điện tử do thám trên tàu USS Pueblo – bằng chứng không thể chối cãi việc Mỹ do thám Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina
Theo các nhân chứng, khi biết rằng không thể chạy thoát, các thủy thủ USS Pueblo đã cố gắng đốt sạch tài liệu mật, trong khi máy móc thì đành chấp nhận để nguyên. Nguồn ảnh: Sina
Một nữ chiến sĩ Quân đội Triều Tiên trên tàu USS Pueblo. Nguồn ảnh: Sina