Hải quân Triều Tiên (KPN) là một trong các thành phần chính lực lượng vũ trang Triều Tiên được thành lập tháng 6/1945. Theo báo cáo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), quân thường trực KPN vào khoảng 146.000 người được tổ chức thành 2 hạm đội gồm: Hạm đội bờ biển Đông và Hạm đội bờ biển Tây.Về số lượng tàu chiến biên chế trong KPN thì còn nhiều tranh cãi. Có nguồn tin cho rằng, KPN trang bị khoảng 700 tàu, những cũng có nguồn cho rằng họ có chừng 1.000 tàu. Đó đều là những con số “khủng” đối với lực lượng hải quân trên thế giới.Tuy có lực lượng về người và trang bị cực kỳ đông đảo. Nhưng Hải quân Triều Tiên được đánh giá chỉ có khả năng bảo vệ vùng lãnh hải trong khoảng 80km tính từ bờ biển. Lý giải điều này rất đơn giản, Triều Tiên tuy có số lượng tàu lớn nhưng chiếm phần lớn đều là tàu pháo, tàu phóng lôi “cổ lỗ sĩ”.Phần còn lại trong Hải quân Triều Tiên gồm các khinh hạm, tàu cao tốc được trang bị tên lửa chống tàu. Tuy nó được xem là hiện đại với Triều Tiên nhưng so với Hàn Quốc thì thua xa. Trong ảnh là khinh hạm chủ lực lớp Najian nước này, được coi là mạnh nhất nhưng hỏa lực mạnh nhất chỉ vẻn vẹn 2 tên lửa chống tàu cận âm CSS-N-1.Hải quân Triều Tiên còn trang bị khoảng 24 tàu cao tốc tên lửa cỡ nhỏ do nước này sản xuất hoặc Liên Xô viện trợ. Hầu hết các tàu đều chỉ có lượng giãn nước 100-200 tấn, trang bị 2-4 tên lửa chống tàu cận âm P-15 Termit hoặc CSS-N-1. Tuy nhiên, các loại tên lửa này đều thuộc thế hệ rất cũ, dễ bị hệ thống phòng không tiên tiến Hàn Quốc đánh chặn. Ảnh minh họaVài trăm tàu còn lại của Triều Tiên đều là tàu pháo tuần tra cỡ nhỏ, tàu phóng ngư lôi có lượng giãn nước vài chục tới vài trăm tấn. Trong ảnh là tàu pháo lớp T do Triều Tiên tự đóng.Những chiếc tàu này đã không còn thích hợp với tác chiến hiện đại, nó khó lòng tiếp cận tàu chiến Hàn Quốc ở tầm hỏa lực hiệu quả chỉ với vài khẩu pháo.Một loại tàu tuần tra cao tốc của Triều Tiên được trang bị giàn pháo phản lực phóng loạt thích hợp cho việc dọn bãi trong chiến dịch đổ bộ đường biển.Tàu phóng ngư lôi được sử dụng rất rộng rãi trong Hải quân Triều Tiên. Loại tàu này trang bị 2-4 ống phóng ngư lôi, tầm bắn 5-10km. Ưu điểm của tàu phóng lôi là tốc độ rất cao (khoảng 70km/h).Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Triều Tiên cũng thuộc hàng đông nhất thế giới với 70 tàu các loại. Tuy nhiên, các tàu đều lạc hậu, chỉ thích hợp hoạt động tuần tra bờ biển, chở quân đột nhập đường biển.Những tàu ngầm lớn nhất của Triều Tiên gồm 22 chiếc lớp Romeo (Liên Xô thiết kế) có lượng giãn nước 1.830 tấn (khi lặn), dài 76,6m. Tàu được trang bị 8 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm với 14 quả ngư lôi chống tàu mặt nước/chống ngầm. Loại tàu này được chế tạo theo công nghệ những năm 1950 nên có độ ồn lớn, dễ dàng bị hệ thống định vị thủy âm tối tân Mỹ - Hàn phát hiện.Triều Tiên cũng tự sản xuất 40 tàu ngầm mini lớp Sang-O dài 34m, lượng giãn nước 370 tấn khi lặn. Tàu trang bị 2 máy phóng ngư lôi 533mm. Loại tàu này chủ yếu phục vụ hoạt động đặc biệt đưa quân lính đột nhập bờ biển Hàn Quốc. Trong ảnh là một tàu ngầm Sang-O bị mắc cạn khi xâm nhập bờ biển Hàn Quốc năm 1996.Lực lượng tàu đổ bộ của Triều Tiên cũng thuộc hàng đông đảo với chừng 400 chiếc. Tất nhiên, tương tự tàu ngầm, tàu đổ bộ đều thuộc cỡ nhỏ, khả năng vận chuyển hạn chế.. Có lẽ ý thức được sự lạc hậu trang bị của mình, vài năm trở lại đây Triều Tiên bắt đầu có những nỗ lực đóng mới tàu chiến theo tiêu chuẩn hiện đại. Trong nửa đầu năm 2015, hãng thông tấn KCNA bất ngờ tung hình ảnh về một loại tàu chiến “lạ” kết cấu kiểu tàng hình với những quả tên lửa rất lạ lẫm khác hoàn toàn với mẫu P-15 Termit lỗi thời.Loại tên lửa được trang bị cho tàu chiến “tối tân” này được chuyên gia thế giới nhận định có thể sao chép mẫu Kh-35 Uran hay là C-802.
Hải quân Triều Tiên (KPN) là một trong các thành phần chính lực lượng vũ trang Triều Tiên được thành lập tháng 6/1945. Theo báo cáo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), quân thường trực KPN vào khoảng 146.000 người được tổ chức thành 2 hạm đội gồm: Hạm đội bờ biển Đông và Hạm đội bờ biển Tây.
Về số lượng tàu chiến biên chế trong KPN thì còn nhiều tranh cãi. Có nguồn tin cho rằng, KPN trang bị khoảng 700 tàu, những cũng có nguồn cho rằng họ có chừng 1.000 tàu. Đó đều là những con số “khủng” đối với lực lượng hải quân trên thế giới.
Tuy có lực lượng về người và trang bị cực kỳ đông đảo. Nhưng Hải quân Triều Tiên được đánh giá chỉ có khả năng bảo vệ vùng lãnh hải trong khoảng 80km tính từ bờ biển. Lý giải điều này rất đơn giản, Triều Tiên tuy có số lượng tàu lớn nhưng chiếm phần lớn đều là tàu pháo, tàu phóng lôi “cổ lỗ sĩ”.
Phần còn lại trong Hải quân Triều Tiên gồm các khinh hạm, tàu cao tốc được trang bị tên lửa chống tàu. Tuy nó được xem là hiện đại với Triều Tiên nhưng so với Hàn Quốc thì thua xa. Trong ảnh là khinh hạm chủ lực lớp Najian nước này, được coi là mạnh nhất nhưng hỏa lực mạnh nhất chỉ vẻn vẹn 2 tên lửa chống tàu cận âm CSS-N-1.
Hải quân Triều Tiên còn trang bị khoảng 24 tàu cao tốc tên lửa cỡ nhỏ do nước này sản xuất hoặc Liên Xô viện trợ. Hầu hết các tàu đều chỉ có lượng giãn nước 100-200 tấn, trang bị 2-4 tên lửa chống tàu cận âm P-15 Termit hoặc CSS-N-1. Tuy nhiên, các loại tên lửa này đều thuộc thế hệ rất cũ, dễ bị hệ thống phòng không tiên tiến Hàn Quốc đánh chặn. Ảnh minh họa
Vài trăm tàu còn lại của Triều Tiên đều là tàu pháo tuần tra cỡ nhỏ, tàu phóng ngư lôi có lượng giãn nước vài chục tới vài trăm tấn. Trong ảnh là tàu pháo lớp T do Triều Tiên tự đóng.
Những chiếc tàu này đã không còn thích hợp với tác chiến hiện đại, nó khó lòng tiếp cận tàu chiến Hàn Quốc ở tầm hỏa lực hiệu quả chỉ với vài khẩu pháo.
Một loại tàu tuần tra cao tốc của Triều Tiên được trang bị giàn pháo phản lực phóng loạt thích hợp cho việc dọn bãi trong chiến dịch đổ bộ đường biển.
Tàu phóng ngư lôi được sử dụng rất rộng rãi trong Hải quân Triều Tiên. Loại tàu này trang bị 2-4 ống phóng ngư lôi, tầm bắn 5-10km. Ưu điểm của tàu phóng lôi là tốc độ rất cao (khoảng 70km/h).
Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Triều Tiên cũng thuộc hàng đông nhất thế giới với 70 tàu các loại. Tuy nhiên, các tàu đều lạc hậu, chỉ thích hợp hoạt động tuần tra bờ biển, chở quân đột nhập đường biển.
Những tàu ngầm lớn nhất của Triều Tiên gồm 22 chiếc lớp Romeo (Liên Xô thiết kế) có lượng giãn nước 1.830 tấn (khi lặn), dài 76,6m. Tàu được trang bị 8 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm với 14 quả ngư lôi chống tàu mặt nước/chống ngầm. Loại tàu này được chế tạo theo công nghệ những năm 1950 nên có độ ồn lớn, dễ dàng bị hệ thống định vị thủy âm tối tân Mỹ - Hàn phát hiện.
Triều Tiên cũng tự sản xuất 40 tàu ngầm mini lớp Sang-O dài 34m, lượng giãn nước 370 tấn khi lặn. Tàu trang bị 2 máy phóng ngư lôi 533mm. Loại tàu này chủ yếu phục vụ hoạt động đặc biệt đưa quân lính đột nhập bờ biển Hàn Quốc. Trong ảnh là một tàu ngầm Sang-O bị mắc cạn khi xâm nhập bờ biển Hàn Quốc năm 1996.
Lực lượng tàu đổ bộ của Triều Tiên cũng thuộc hàng đông đảo với chừng 400 chiếc. Tất nhiên, tương tự tàu ngầm, tàu đổ bộ đều thuộc cỡ nhỏ, khả năng vận chuyển hạn chế.
. Có lẽ ý thức được sự lạc hậu trang bị của mình, vài năm trở lại đây Triều Tiên bắt đầu có những nỗ lực đóng mới tàu chiến theo tiêu chuẩn hiện đại. Trong nửa đầu năm 2015, hãng thông tấn KCNA bất ngờ tung hình ảnh về một loại tàu chiến “lạ” kết cấu kiểu tàng hình với những quả tên lửa rất lạ lẫm khác hoàn toàn với mẫu P-15 Termit lỗi thời.
Loại tên lửa được trang bị cho tàu chiến “tối tân” này được chuyên gia thế giới nhận định có thể sao chép mẫu Kh-35 Uran hay là C-802.