Cùng với một số trạm radar quân đội Mỹ tự tay phá hủy ở phía đông bắc Syria như là một phần trong cuộc rút quân khỏi khu vực này thì nhiều trang bị bị chưa kịp rút khỏi Syria đã bị biến mất.Trong số đó có nhiều tên lửa phòng không vác vai Stinger, một số lượng lớn tên lửa chống tăng TOW cùng một số hệ thống radar khác dùng cho nhiệm vụ phát hiện lực lượng bộ binh mới được Mỹ điều đến Syria hồi cuối năm 2018.Trong khi chưa rõ lực lượng nào đã lấy đi những thiết bị và vũ khí Mỹ nhưng trang Avia cho rằng, cùng với cuộc tấn công tự phá hủy radar của Mỹ đông bắc Syria trước đó và vụ mất trang bị thiết lần này cho thấy, Mỹ đã gần như không còn khả năng chiến đấu tại Syria.Vậy Mỹ có vai trò như thế nào trong thời gian có mặt ở Syria. Ngày 23/9/2014, Mỹ và các đồng minh Arap mở chiến dịch không kích nhằm vào Syria với lý do tấn công khủng bố IS, mở rộng một chiến dịch đang được triển khai ở Iraq. Là phía đóng góp lớn nhất cho liên quân, Washington triển khai 2.000 binh sĩ, hầu hết là lính đặc nhiệm.Đến tháng 10/2015, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một liên minh Arap người Kurd Syria gồm khoảng 50.000 chiến binh, được thành lập với sự ủng hộ của Mỹ. Gồm chủ yếu là dân quân YPG (Các đơn vị Bảo vệ Người Kurd), SDF được Mỹ đào tạo và hậu thuẫn dưới hình thức hỗ trợ vũ trang, không kích và tình báo.SDF sau đó triệt hạ được IS ở miền bắc Syria, đánh bật tổ chức thánh chiến này ra khỏi vùng lãnh địa cuối cùng ở làng Baghouz vào tháng 3/2019. Đến ngày 19/12/2018, ông Trump thông báo sẽ rút toàn bộ 2.000 lính Mỹ khỏi Syria vì IS đã bị đánh bại. Quyết định bất ngờ này khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từ chức, đồng thời vấp phải lo ngại từ Pháp, Anh và Đức, nhưng được Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh.Ngày 16/1/2019, một vụ tấn công liều chết do IS nhận trách nhiệm đã cướp mạng sống của 4 quân nhân Mỹ cùng 15 người khác ở một khách sạn thuộc thành phố Manbij, miền bắc Syria. Đây là vụ tấn công chết chóc nhất nhằm vào các lực lượng Mỹ kể từ khi họ triển khai tới Syria.Ngày 7/8, các nhà chức trách Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí lập một vùng đệm giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực ở Syria nằm trong tay YPG, tổ chức bị Ankara coi là mối đe dọa khủng bố. Nhưng ngày 6/10, Washington thông báo các lực lượng Mỹ rút khỏi các khu vực biên giới để dọn đường cho một chiến dịch đã được Thổ Nhĩ Kỳ "được hoạch định từ lâu".Ngay hôm sau, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan xác nhận chiến dịch của Ankara chống lại các tay súng người Kurd ở Syria sắp diễn ra. Quyết định rút quân mà ông Trump đưa ra đã làm nóng dư luận ở Washington. Một số đồng minh thân cận kêu gọi ông hãy xem xét lại. Ảnh trong bài: Căn cứ Mỹ bỏ hoang và lính Mỹ khi còn hoạt động tại Syria.
Cùng với một số trạm radar quân đội Mỹ tự tay phá hủy ở phía đông bắc Syria như là một phần trong cuộc rút quân khỏi khu vực này thì nhiều trang bị bị chưa kịp rút khỏi Syria đã bị biến mất.
Trong số đó có nhiều tên lửa phòng không vác vai Stinger, một số lượng lớn tên lửa chống tăng TOW cùng một số hệ thống radar khác dùng cho nhiệm vụ phát hiện lực lượng bộ binh mới được Mỹ điều đến Syria hồi cuối năm 2018.
Trong khi chưa rõ lực lượng nào đã lấy đi những thiết bị và vũ khí Mỹ nhưng trang Avia cho rằng, cùng với cuộc tấn công tự phá hủy radar của Mỹ đông bắc Syria trước đó và vụ mất trang bị thiết lần này cho thấy, Mỹ đã gần như không còn khả năng chiến đấu tại Syria.
Vậy Mỹ có vai trò như thế nào trong thời gian có mặt ở Syria. Ngày 23/9/2014, Mỹ và các đồng minh Arap mở chiến dịch không kích nhằm vào Syria với lý do tấn công khủng bố IS, mở rộng một chiến dịch đang được triển khai ở Iraq. Là phía đóng góp lớn nhất cho liên quân, Washington triển khai 2.000 binh sĩ, hầu hết là lính đặc nhiệm.
Đến tháng 10/2015, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một liên minh Arap người Kurd Syria gồm khoảng 50.000 chiến binh, được thành lập với sự ủng hộ của Mỹ. Gồm chủ yếu là dân quân YPG (Các đơn vị Bảo vệ Người Kurd), SDF được Mỹ đào tạo và hậu thuẫn dưới hình thức hỗ trợ vũ trang, không kích và tình báo.
SDF sau đó triệt hạ được IS ở miền bắc Syria, đánh bật tổ chức thánh chiến này ra khỏi vùng lãnh địa cuối cùng ở làng Baghouz vào tháng 3/2019. Đến ngày 19/12/2018, ông Trump thông báo sẽ rút toàn bộ 2.000 lính Mỹ khỏi Syria vì IS đã bị đánh bại. Quyết định bất ngờ này khiến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từ chức, đồng thời vấp phải lo ngại từ Pháp, Anh và Đức, nhưng được Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh.
Ngày 16/1/2019, một vụ tấn công liều chết do IS nhận trách nhiệm đã cướp mạng sống của 4 quân nhân Mỹ cùng 15 người khác ở một khách sạn thuộc thành phố Manbij, miền bắc Syria. Đây là vụ tấn công chết chóc nhất nhằm vào các lực lượng Mỹ kể từ khi họ triển khai tới Syria.
Ngày 7/8, các nhà chức trách Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí lập một vùng đệm giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực ở Syria nằm trong tay YPG, tổ chức bị Ankara coi là mối đe dọa khủng bố. Nhưng ngày 6/10, Washington thông báo các lực lượng Mỹ rút khỏi các khu vực biên giới để dọn đường cho một chiến dịch đã được Thổ Nhĩ Kỳ "được hoạch định từ lâu".
Ngay hôm sau, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan xác nhận chiến dịch của Ankara chống lại các tay súng người Kurd ở Syria sắp diễn ra. Quyết định rút quân mà ông Trump đưa ra đã làm nóng dư luận ở Washington. Một số đồng minh thân cận kêu gọi ông hãy xem xét lại. Ảnh trong bài: Căn cứ Mỹ bỏ hoang và lính Mỹ khi còn hoạt động tại Syria.