Đầu tiên, phải khẳng định thông tin các khu trục hạm chở trực thăng của Nhật có khả năng triển khai và thu hồi các chiến đấu cơ F-35B là hoàn toàn đúng. Đây chính là điều khiến Bắc Kinh đang "ngứa mắt" nhất khi Nhật Bản nghiễm nhiên có 4 tàu sân bay - đông gấp đôi lực lượng tàu sân bay của Trung Quốc hiện tại. Nguồn ảnh: TATM.Tờ Tokyo Times của Nhật cũng vừa đăng tải hồi đầu tuần vừa rồi cho biết, phía Nhật sẽ mua tổng cộng 105 chiến đấu cơ F-35A từ phía Mỹ và 40 máy bay F-35B với khả năng hạ cánh thẳng đứng để trước mắt đủ số lượng hoạt động cùng khu trục hạm mang trực thăng Izumo. Nguồn ảnh: TATM.TokyoTimes cũng cho biết, với hai tàu khu trục mang trực thăng lớp Izumo, sức ép về Không quân Hải quân mà Nhật có thể mang lại trên biển sẽ là rất lớn. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản lại có khả năng triển khai không quân từ tàu sân bay trên biển. Nguồn ảnh: TATM.Các chuyên gia quân sự nhận định, việc trang bị các máy bay F-35B lên khu trục hạm mang trực thăng sẽ mang lại cho Tokyo một sức mạnh hoả lực trên biển lớn chưa từng có - điều mà không một loại trực thăng tấn công nào có thể làm được trước đây. Nguồn ảnh: TATM.Một nỗ lực của Trung Quốc có thể coi là bằng chứng cho việc Bắc Kinh đang hết sức lo sợ cho sự phát triển của Không quân các nước trong khu vực đó là nước này đã xây dựng hệ thống "Vạn lý trường thành phòng không" ở vùng biển quanh Trung Quốc đặc biệt ở khu vực biển Hoàng Hải. Nguồn ảnh: TATM.Giới phân tích quân sự cũng đánh giá, với trình độ và khoa học của Trung Quốc hiện nay, việc chạy đua sản xuất máy bay thế hệ mới với các nước trong khu vực là điều khá bất khả thi. Trung Quốc nên chấp nhận không có ưu thế trên không và thay vào đó hãy tập trung phát triển hải quân, để chiếm ưu thế trên biển. Nguồn ảnh: TATM.Lực lượng Hải quân Trung Quốc hiện tại cũng có sức mạnh và số lượng thuộc vào dạng "có số má" trong khu vực. Đặc biệt là tốc độ đóng mới tàu của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang nhanh nhất thế giới, đáng để các nước láng giềng trong khu vực phải kiêng nể. Nguồn ảnh: TATM.Tuy nhiên các học giả Nhật lại chỉ ra rằng, Trung Quốc có rất ít hoặc thậm chí là không có kinh nghiệm đối phó với các máy bay tàng hình thế hệ mới. Đây chính là lợi thế không nhỏ mà Hàn Quốc và Nhật Bản có thể lợi dụng để chiếm được ưu thế trước Trung Quốc khi hai nước này có các chiến đấu cơ F-35 trong tay. Nguồn ảnh: TATM.Rõ ràng trong thời điểm hiện tại và trong tương lai, các chiến đấu cơ F-35 vẫn sẽ là mắt xích quan trọng nhất với mọi quốc gia ở khu vực Đông Á. Còn Trung Quốc, nếu muốn mở toàn cánh cổng ra biển lớn cho hạm đội của mình chắc chắn sẽ phải tìm ra cách để khắc chế được loại chiến đấu cơ đời mới cực kỳ khó chịu này. Nguồn ảnh: TATM. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-35B cất - hạ cánh từ tàu đổ bộ tấn công của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ.
Đầu tiên, phải khẳng định thông tin các khu trục hạm chở trực thăng của Nhật có khả năng triển khai và thu hồi các chiến đấu cơ F-35B là hoàn toàn đúng. Đây chính là điều khiến Bắc Kinh đang "ngứa mắt" nhất khi Nhật Bản nghiễm nhiên có 4 tàu sân bay - đông gấp đôi lực lượng tàu sân bay của Trung Quốc hiện tại. Nguồn ảnh: TATM.
Tờ Tokyo Times của Nhật cũng vừa đăng tải hồi đầu tuần vừa rồi cho biết, phía Nhật sẽ mua tổng cộng 105 chiến đấu cơ F-35A từ phía Mỹ và 40 máy bay F-35B với khả năng hạ cánh thẳng đứng để trước mắt đủ số lượng hoạt động cùng khu trục hạm mang trực thăng Izumo. Nguồn ảnh: TATM.
TokyoTimes cũng cho biết, với hai tàu khu trục mang trực thăng lớp Izumo, sức ép về Không quân Hải quân mà Nhật có thể mang lại trên biển sẽ là rất lớn. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản lại có khả năng triển khai không quân từ tàu sân bay trên biển. Nguồn ảnh: TATM.
Các chuyên gia quân sự nhận định, việc trang bị các máy bay F-35B lên khu trục hạm mang trực thăng sẽ mang lại cho Tokyo một sức mạnh hoả lực trên biển lớn chưa từng có - điều mà không một loại trực thăng tấn công nào có thể làm được trước đây. Nguồn ảnh: TATM.
Một nỗ lực của Trung Quốc có thể coi là bằng chứng cho việc Bắc Kinh đang hết sức lo sợ cho sự phát triển của Không quân các nước trong khu vực đó là nước này đã xây dựng hệ thống "Vạn lý trường thành phòng không" ở vùng biển quanh Trung Quốc đặc biệt ở khu vực biển Hoàng Hải. Nguồn ảnh: TATM.
Giới phân tích quân sự cũng đánh giá, với trình độ và khoa học của Trung Quốc hiện nay, việc chạy đua sản xuất máy bay thế hệ mới với các nước trong khu vực là điều khá bất khả thi. Trung Quốc nên chấp nhận không có ưu thế trên không và thay vào đó hãy tập trung phát triển hải quân, để chiếm ưu thế trên biển. Nguồn ảnh: TATM.
Lực lượng Hải quân Trung Quốc hiện tại cũng có sức mạnh và số lượng thuộc vào dạng "có số má" trong khu vực. Đặc biệt là tốc độ đóng mới tàu của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang nhanh nhất thế giới, đáng để các nước láng giềng trong khu vực phải kiêng nể. Nguồn ảnh: TATM.
Tuy nhiên các học giả Nhật lại chỉ ra rằng, Trung Quốc có rất ít hoặc thậm chí là không có kinh nghiệm đối phó với các máy bay tàng hình thế hệ mới. Đây chính là lợi thế không nhỏ mà Hàn Quốc và Nhật Bản có thể lợi dụng để chiếm được ưu thế trước Trung Quốc khi hai nước này có các chiến đấu cơ F-35 trong tay. Nguồn ảnh: TATM.
Rõ ràng trong thời điểm hiện tại và trong tương lai, các chiến đấu cơ F-35 vẫn sẽ là mắt xích quan trọng nhất với mọi quốc gia ở khu vực Đông Á. Còn Trung Quốc, nếu muốn mở toàn cánh cổng ra biển lớn cho hạm đội của mình chắc chắn sẽ phải tìm ra cách để khắc chế được loại chiến đấu cơ đời mới cực kỳ khó chịu này. Nguồn ảnh: TATM.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-35B cất - hạ cánh từ tàu đổ bộ tấn công của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ.