Quyết định này được Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Ba Lan hôm 31/1/2015. Các vũ khí Pháp được điều động tới Ba Lan gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc và xe chiến đấu bộ binh VBCI. Trong đó, Leclerc được đánh giá là có khả năng đối chọi hiệu quả với xe tăng T-90 của Nga, thậm chí nó còn vượt trội hơn về mặt hệ thống điện tử.Leclerc được phát triển từ năm 1978 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 1992, có kíp chiến đấu 3 người, trọng lượng 54,6 tấn, dài 9,87 mét, rộng 3,71 mét, cao 2,92 mét, tốc độ tối đa 71 km/h và phạm vi hoạt động 550 km.Xe có lớp giáp tiên tiến từ vật liệu tổng hợp thép, gốm sứ và Kevlar. Hệ thống điện được nhân đôi để tăng cường khả năng sống sót. Ngoài ra còn có hệ thống phóng lựu đạn khói, lựu đạn sát thương hoặc tia hồng ngoại đánh lạc hướng đối phương.Leclerc trang bị pháo nòng trơn CN 120-26 cỡ 120 mm, nạp đạn tự động, bắn 12 phát/phút, có khả năng tấn công cùng lúc 6 mục tiêu trong 1 phút ở phạm vi 1.5-2 km. Xe tăng còn có 1 súng máy đồng trục 12,7 mm cùng một súng máy phòng không điều khiển từ xa 7,62 mm.Vũ khí Pháp nguy hiểm thứ 2 được điều tới Ba Lan là xe chiến đấu bộ binh VBCI mới biên chế từ năm 2008. Xe có kíp lái 2 người, mang theo 9 binh sĩ, trọng lượng xe 25,6 tấn, dài 7,6 m, rộng 2,98 m, cao 3 m, tốc độ tối đa trên đường đất 100 km/h và phạm vi hoạt động 750 km.VBCI có lớp giáp nhôm và thép, chống đạn xuyên giáp 14,5 mm. Ngoài ra có thể thêm lớp giáp Titanium tăng cường. Xe có khả năng di chuyển ngay cả khi một bánh xe bị nổ do trúng mìn.Vũ khí chính của VBCI là pháo 25 mm có khả năng bắn theo 3 chế độ (1 viên, 3 viên và 10 viên trong chế độ tự động), có thể bắn đạn xuyên thép thoát vỏ ổn định bằng cánh (APFSDS) có khả năng xâm nhập lớp giáp 85 mm từ cách 1.000 mét. Loại pháo này có thể hạ gục những chiếc trực thăng bay ở tầm thấp.Với động thái điều động các hai loại vũ khí mặt đất lợi hại tới Ba Lan, Pháp đã góp phần tăng cường sự hiện diện của NATO ở Đông Âu được cho là lực lượng đối trọng với Nga trong bối cảnh xung đột leo thang trở lại ở Ukraine.
Quyết định này được Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Ba Lan hôm 31/1/2015. Các vũ khí Pháp được điều động tới Ba Lan gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc và xe chiến đấu bộ binh VBCI. Trong đó, Leclerc được đánh giá là có khả năng đối chọi hiệu quả với xe tăng T-90 của Nga, thậm chí nó còn vượt trội hơn về mặt hệ thống điện tử.
Leclerc được phát triển từ năm 1978 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 1992, có kíp chiến đấu 3 người, trọng lượng 54,6 tấn, dài 9,87 mét, rộng 3,71 mét, cao 2,92 mét, tốc độ tối đa 71 km/h và phạm vi hoạt động 550 km.
Xe có lớp giáp tiên tiến từ vật liệu tổng hợp thép, gốm sứ và Kevlar. Hệ thống điện được nhân đôi để tăng cường khả năng sống sót. Ngoài ra còn có hệ thống phóng lựu đạn khói, lựu đạn sát thương hoặc tia hồng ngoại đánh lạc hướng đối phương.
Leclerc trang bị pháo nòng trơn CN 120-26 cỡ 120 mm, nạp đạn tự động, bắn 12 phát/phút, có khả năng tấn công cùng lúc 6 mục tiêu trong 1 phút ở phạm vi 1.5-2 km. Xe tăng còn có 1 súng máy đồng trục 12,7 mm cùng một súng máy phòng không điều khiển từ xa 7,62 mm.
Vũ khí Pháp nguy hiểm thứ 2 được điều tới Ba Lan là xe chiến đấu bộ binh VBCI mới biên chế từ năm 2008. Xe có kíp lái 2 người, mang theo 9 binh sĩ, trọng lượng xe 25,6 tấn, dài 7,6 m, rộng 2,98 m, cao 3 m, tốc độ tối đa trên đường đất 100 km/h và phạm vi hoạt động 750 km.
VBCI có lớp giáp nhôm và thép, chống đạn xuyên giáp 14,5 mm. Ngoài ra có thể thêm lớp giáp Titanium tăng cường. Xe có khả năng di chuyển ngay cả khi một bánh xe bị nổ do trúng mìn.
Vũ khí chính của VBCI là pháo 25 mm có khả năng bắn theo 3 chế độ (1 viên, 3 viên và 10 viên trong chế độ tự động), có thể bắn đạn xuyên thép thoát vỏ ổn định bằng cánh (APFSDS) có khả năng xâm nhập lớp giáp 85 mm từ cách 1.000 mét. Loại pháo này có thể hạ gục những chiếc trực thăng bay ở tầm thấp.
Với động thái điều động các hai loại vũ khí mặt đất lợi hại tới Ba Lan, Pháp đã góp phần tăng cường sự hiện diện của NATO ở Đông Âu được cho là lực lượng đối trọng với Nga trong bối cảnh xung đột leo thang trở lại ở Ukraine.