Trong chiến dịch 12 ngày đêm ném bom đánh phá miền Bắc, Mỹ đã mất tổng cộng 84 chiếc máy bay các loại, trong đó có tới 32 chiếc máy bay ném bom B-52, một tổn thất quá lớn và cực kỳ ngỡ ngàng với toàn bộ giới tướng lĩnh quân đội của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.Có rất nhiều yếu tố có thể lý giải cho sự thiệt hại quá lớn này của quân đội Mỹ trong chiến dịch Linebacker II, trong đó, không thể không nhắc tới yếu tố chủ quan, khinh địch mà Mỹ từng mang tới bầu trời Hà Nội dịp cuối năm 1972. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, mạc dù là một chiến dịch quân sự có quy mô lớn, mang tính quyết định. Tuy nhiên Mỹ lại chuẩn bị ít phương án tấn công. Bằng chứng là quân đội Mỹ sử dụng đi sử dụng lại hai hướng bay chính, chỉ thay đổi hướng bay trong những ngày cuối cùng do thiệt hại phải hứng chịu quá lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.Nếu chịu "động não" hơn, sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau trong từng ngày hoặc sau từng đợt tấn công, thiệt hại mà quân đội Mỹ phải hứng chịu sẽ ít hơn nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.Kèm theo chiến thuật kém cỏi đó chính là sự nặng nề của những máy bay ném bom B-52. Không quân Việt Nam đã cực kỳ thông minh, phát hiện ra quy luật bẻ ngoặt hướng bay ngay sau khi vừa cắt bom của B-52 để bắn đón, chặn đường rút lui của chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong khoảnh khắc máy bay ném bom B-52 "ôm cua" trên bầu trời Hà Nội, chúng sẽ nặng nề và chậm chạm đến nỗi không thể né tránh được bất cứ thứ gì. Nguồn ảnh: Pinterest.Với các máy bay chiến thuật, lưới lửa phòng không nhân dân tỏ ra cực kỳ có hiệu quả, chặn không cho những máy bay này tiếp cận các trận địa pháo phòng không của ta. Nguồn ảnh: Pinterest.Phía Mỹ cũng rất chủ quan, chúng sử dụng nhiều mật danh rất dễ nhớ và... dễ đoán dành cho những tốp đi đầu hoặc dành cho những máy bay ném bom B-52. Nguồn ảnh: Pinterest.Bằng việc nghe lén thông tin liên lạc bộ đàm của Mỹ, quân đội ta có thể xác định được đội hình bay, cách thức tiếp cận mục tiêu và quan trọng nhất là vị trí của những chiếc máy bay ném bom B-52 trong đội hình này để tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.Cuối cùng là vì... quá đông, các máy bay Mỹ sẽ phải bật đèn khi bay trên bầu trời Hà Nội nhằm tránh va chạm vào nhau khi cơ động. Việc bật đèn ở đuôi và cánh máy bay không khác nào "tín hiệu" cho các phi công của Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong những ngày cuối cùng, các máy bay của Mỹ đã buộc phải tắt đèn hiệu, giãn cách đội hình để di chuyển trên bầu trời Hà Nội nhằm tránh tiêm kích của ta phát hiện. Tuy nhiên do giãn cách đội hình hơi xa nhau, các máy bay ném bom B-52 đã ít nhiều bị lộ trên màn hình radar do không còn được máy bay tiêm kích gây nhiễu chủ động cho nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Cuộc chiến 12 ngày đêm lịch sử trên bầu trời Hà Nội.
Trong chiến dịch 12 ngày đêm ném bom đánh phá miền Bắc, Mỹ đã mất tổng cộng 84 chiếc máy bay các loại, trong đó có tới 32 chiếc máy bay ném bom B-52, một tổn thất quá lớn và cực kỳ ngỡ ngàng với toàn bộ giới tướng lĩnh quân đội của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có rất nhiều yếu tố có thể lý giải cho sự thiệt hại quá lớn này của quân đội Mỹ trong chiến dịch Linebacker II, trong đó, không thể không nhắc tới yếu tố chủ quan, khinh địch mà Mỹ từng mang tới bầu trời Hà Nội dịp cuối năm 1972. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, mạc dù là một chiến dịch quân sự có quy mô lớn, mang tính quyết định. Tuy nhiên Mỹ lại chuẩn bị ít phương án tấn công. Bằng chứng là quân đội Mỹ sử dụng đi sử dụng lại hai hướng bay chính, chỉ thay đổi hướng bay trong những ngày cuối cùng do thiệt hại phải hứng chịu quá lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu chịu "động não" hơn, sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau trong từng ngày hoặc sau từng đợt tấn công, thiệt hại mà quân đội Mỹ phải hứng chịu sẽ ít hơn nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kèm theo chiến thuật kém cỏi đó chính là sự nặng nề của những máy bay ném bom B-52. Không quân Việt Nam đã cực kỳ thông minh, phát hiện ra quy luật bẻ ngoặt hướng bay ngay sau khi vừa cắt bom của B-52 để bắn đón, chặn đường rút lui của chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong khoảnh khắc máy bay ném bom B-52 "ôm cua" trên bầu trời Hà Nội, chúng sẽ nặng nề và chậm chạm đến nỗi không thể né tránh được bất cứ thứ gì. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với các máy bay chiến thuật, lưới lửa phòng không nhân dân tỏ ra cực kỳ có hiệu quả, chặn không cho những máy bay này tiếp cận các trận địa pháo phòng không của ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phía Mỹ cũng rất chủ quan, chúng sử dụng nhiều mật danh rất dễ nhớ và... dễ đoán dành cho những tốp đi đầu hoặc dành cho những máy bay ném bom B-52. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bằng việc nghe lén thông tin liên lạc bộ đàm của Mỹ, quân đội ta có thể xác định được đội hình bay, cách thức tiếp cận mục tiêu và quan trọng nhất là vị trí của những chiếc máy bay ném bom B-52 trong đội hình này để tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng là vì... quá đông, các máy bay Mỹ sẽ phải bật đèn khi bay trên bầu trời Hà Nội nhằm tránh va chạm vào nhau khi cơ động. Việc bật đèn ở đuôi và cánh máy bay không khác nào "tín hiệu" cho các phi công của Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong những ngày cuối cùng, các máy bay của Mỹ đã buộc phải tắt đèn hiệu, giãn cách đội hình để di chuyển trên bầu trời Hà Nội nhằm tránh tiêm kích của ta phát hiện. Tuy nhiên do giãn cách đội hình hơi xa nhau, các máy bay ném bom B-52 đã ít nhiều bị lộ trên màn hình radar do không còn được máy bay tiêm kích gây nhiễu chủ động cho nữa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cuộc chiến 12 ngày đêm lịch sử trên bầu trời Hà Nội.