Trang mạng tình hình chiến sự Trung Đông gần đây đã đăng tải hình ảnh về “hệ thống” tên lửa phòng không do phiến quân IS phát triển. Các hình ảnh cho thấy một quả tên lửa có kích thước rất lớn được đặt trên bệ phóng tự chế lắp vào khung thân xe tải nhỏ. Nguồn ảnh: OryxLoại tên lửa trên hệ thống phòng không của IS được cho là mẫu đạn không đối không R-40 được biên chế trong Không quân Syria. Có khả năng, IS lấy được R-40 từ các căn cứ Quân đội Syria bị chiếm giữ. Nguồn ảnh: OryxRất may là có vẻ như đây là thiết kế “lỗi” hoặc chưa hoàn thiện, không ghi nhận bất kỳ trường hợp máy bay, trực thăng nào của Quân đội Syria bị loại vũ khí này tấn công. Nguồn ảnh: OryxTuy nhiên, đây cũng là thông tin đáng báo động với máy bay của Không quân Nga, Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Đáng lưu tâm, không chỉ R-40, phiến quân IS được cho là đã cướp được vô số tên lửa không đối không R-3S, R-13M, R-60, R-73E. Trên cơ sở đó, chúng có thể phát triển tên lửa đất đối không để đối phó với máy bay Nga. Nguồn ảnh: OryxR-40 (NATO gọi là AA-6 Acrid) là tên lửa không đối không tầm xa do Phòng thiết kế OKB-4 MR Bisnovatyi (sau này là Vympel) phát triển từ những năm 1960 dành cho siêu tiêm kích đánh chặn MiG-25. Nguồn ảnh: WikipediaKhông quân Syria được biết đến là có sở hữu số lượng nhỏ tiêm kích MiG-25, tuy nhiên hiện nay chúng hầu hết đã ngừng hoạt động sau khi hết thời gian sử dụng cũng như thiếu tài chính để hiện đại hóa. Nguồn ảnh: OryxVào thời điểm ra đời, R-40 được xem là mẫu tên lửa lớn nhất thế giới với trọng lượng lên đến 475kg, dài 6,23m, đường kính thân 310mm và lắp đầu đạn nặng 38-100kg với ngòi nổ tiên tiến bằng radar hoặc laser chủ động. Nguồn ảnh: Airwar.ruĐặc biệt, tên lửa R-40 khi đó còn nằm trong số ít tên lửa không đối không được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động tiên tiến. Với đầu đạn sức công phá lớn, tầm bắn xa (50-80km), dùng đầu dẫn tối tân, R-40 được coi là một trong những tên lửa không đối không đáng sợ nhất thế giới những năm 1960. Nguồn ảnh: Airwar.ruTuy có tính năng "khủng", thế nhưng trong Không quân Liên Xô, R-40 hầu như không có cơ hội được sử dụng. Sau này, khi Liên Xô xuất khẩu MiG-25 tới các nước Trung Đông thì R-40 mới có cơ hội trổ tài. Chiến công đầu tiên của R-40 chính là do không quân Syria lập nên với phi vụ bắn hạ tiêm kích F-15 của Israel ngày 29/7/1981. Chiến công thứ 2 và cũng là cuối cùng của R-40 là vào ngày 17/1/1991, tiêm kích MiG-25 của Iraq đã bắn rơi F/A-18C của Hải quân Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Airwar.ru
Trang mạng tình hình chiến sự Trung Đông gần đây đã đăng tải hình ảnh về “hệ thống” tên lửa phòng không do phiến quân IS phát triển. Các hình ảnh cho thấy một quả tên lửa có kích thước rất lớn được đặt trên bệ phóng tự chế lắp vào khung thân xe tải nhỏ. Nguồn ảnh: Oryx
Loại tên lửa trên hệ thống phòng không của IS được cho là mẫu đạn không đối không R-40 được biên chế trong Không quân Syria. Có khả năng, IS lấy được R-40 từ các căn cứ Quân đội Syria bị chiếm giữ. Nguồn ảnh: Oryx
Rất may là có vẻ như đây là thiết kế “lỗi” hoặc chưa hoàn thiện, không ghi nhận bất kỳ trường hợp máy bay, trực thăng nào của Quân đội Syria bị loại vũ khí này tấn công. Nguồn ảnh: Oryx
Tuy nhiên, đây cũng là thông tin đáng báo động với máy bay của Không quân Nga, Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria. Đáng lưu tâm, không chỉ R-40, phiến quân IS được cho là đã cướp được vô số tên lửa không đối không R-3S, R-13M, R-60, R-73E. Trên cơ sở đó, chúng có thể phát triển tên lửa đất đối không để đối phó với máy bay Nga. Nguồn ảnh: Oryx
R-40 (NATO gọi là AA-6 Acrid) là tên lửa không đối không tầm xa do Phòng thiết kế OKB-4 MR Bisnovatyi (sau này là Vympel) phát triển từ những năm 1960 dành cho siêu tiêm kích đánh chặn MiG-25. Nguồn ảnh: Wikipedia
Không quân Syria được biết đến là có sở hữu số lượng nhỏ tiêm kích MiG-25, tuy nhiên hiện nay chúng hầu hết đã ngừng hoạt động sau khi hết thời gian sử dụng cũng như thiếu tài chính để hiện đại hóa. Nguồn ảnh: Oryx
Vào thời điểm ra đời, R-40 được xem là mẫu tên lửa lớn nhất thế giới với trọng lượng lên đến 475kg, dài 6,23m, đường kính thân 310mm và lắp đầu đạn nặng 38-100kg với ngòi nổ tiên tiến bằng radar hoặc laser chủ động. Nguồn ảnh: Airwar.ru
Đặc biệt, tên lửa R-40 khi đó còn nằm trong số ít tên lửa không đối không được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động tiên tiến. Với đầu đạn sức công phá lớn, tầm bắn xa (50-80km), dùng đầu dẫn tối tân, R-40 được coi là một trong những tên lửa không đối không đáng sợ nhất thế giới những năm 1960. Nguồn ảnh: Airwar.ru
Tuy có tính năng "khủng", thế nhưng trong Không quân Liên Xô, R-40 hầu như không có cơ hội được sử dụng. Sau này, khi Liên Xô xuất khẩu MiG-25 tới các nước Trung Đông thì R-40 mới có cơ hội trổ tài. Chiến công đầu tiên của R-40 chính là do không quân Syria lập nên với phi vụ bắn hạ tiêm kích F-15 của Israel ngày 29/7/1981. Chiến công thứ 2 và cũng là cuối cùng của R-40 là vào ngày 17/1/1991, tiêm kích MiG-25 của Iraq đã bắn rơi F/A-18C của Hải quân Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Airwar.ru