Ukraine đã lần đầu tiên xác nhận việc họ bắt giữ một khí tài trong hệ thống trinh sát tín hiệu tình báo (SIGINT) R-381T Taran-M (Taran) của Quân đội Nga, trong một cuộc phản công được tiến hành ở khu vực Kharkov phía đông nước này.Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài hơn nửa năm và Quân đội Ukraine đã chiếm được một số lượng lớn hệ thống tác chiến điện tử của Nga, từ các thành phần đóng trong container của các hệ thống trên mặt đất, đến các thùng gây nhiễu điện tử trên máy bay chiến đấu.Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, chiếc xe trinh sát điện tử của Nga bị Quân đội Ukraine bắt giữ có tên là R-381T2M; đây là một phương tiện nằm trong hệ thống trinh sát chiến lược R-381TM Taran-M; hệ thống này thường bao gồm nhiều xe, nhưng các xe này cũng có thể hoạt động độc lập.Hệ thống trinh sát tình báo điện tử R-381TM Taran-M là phiên bản nâng cấp từ hệ thống R-381T Taran, được Liên Xô phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh; hệ thống này được Quân đội Nga mô tả là một "tổ hợp trinh sát tình báo vô tuyến tự động".Nhiệm vụ của hệ thống R-381T là theo dõi các tín hiệu vô tuyến trong một dải tần số nhất định, nghe trộm thông tin liên lạc, máy phát định vị địa lý và cung cấp cho chỉ huy những thông tin quan trọng về vị trí thực tế của lực lượng đối phương. Hệ thống có thể cung cấp thông tin tình báo cho các lực lượng mặt đất gần đó, không quân và thậm chí cả tàu hải quân.Chiếc xe R-381T1 Taran-M mới nhất, vừa bị phía Ukraine thu giữ, có mức độ bí mật cao và ít thông tin chi tiết được phía Nga tiết lộ; nhưng chiếc R-381T Taran nguyên bản thì có nhiều thông tin chi tiết hơn. Theo Tổ chức Tình báo nguồn tin mở Ukraine (OSINT), hệ thống 381T Taran hoàn chỉnh gồm 7 xe. Bốn trong số đó là trạm giám sát vô tuyến R-381T2 hoạt động ở băng tần 30-100 MHz UHF và hai trạm giám sát vô tuyến R-381T1 VHF hoạt động ở tần số 1,5-30 MHz. Những xe trên, đều có khả năng giám sát thông tin liên lạc vô tuyến hàng không (trong dải tần từ 100- 400Mhz) và liên kết chuyển tiếp vô tuyến (trong dải tần từ 300-1000MHz). Dữ liệu mà những chiếc xe này thu được sau đó được xử lý bởi máy tính trên một chiếc R-381T3.Hệ thống trinh sát điện tử Taran có thể phát hiện, phân loại và giám sát tất cả các loại hoạt động vô tuyến trong phạm vi 40 km trên mặt đất và 100 km trên không.Hệ thống trinh sát điện tử Taran ban đầu được các kỹ sư điện tử Xô viết phát triển ở thành phố Kharkov, Ukraine và được đưa vào sử dụng vào giữa những năm 1980. Các hệ thống này dùng xe vận tải bọc thép MT-LB (cũng được phát triển và sản xuất tại Kharkov), một loại khung gầm được sử dụng cho nhiều loại phương tiện, bao gồm cả pháo tự hành của Quân đội Liên Xô. Vào thời Liên Xô, các hệ thống Taran thường được biên chế cho các tiểu đoàn và các đại đội trinh sát kỹ thuật, để trinh sát thông tin liên lạc của NATO trong bất kỳ cuộc xung đột nào có thể xảy ra trong tương lai. Hệ thống Taran-M là phiên bản cải tiến và hiện đại hơn do Nga phát triển, khả năng sẽ có phạm vi phát hiện tần số lớn hơn, độ chính xác định vị cao hơn và tốc độ định vị nhanh hơn, ít bị giới hạn bởi độ cong của trái đất, nhưng cự ly trinh sát cũng không được cải thiện.Nâng cấp mới nhất của Taran-M sẽ được trang bị các thiết bị và phần mềm hiện đại của Nga và có thể sử dụng các linh kiện điện tử có nguồn gốc từ phương Tây, hiện đang được sử dụng trong các vũ khí, khí tài công nghệ cao của Nga, bao gồm cả tên lửa hành trình. Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24/2, đây là hệ thống Taran đầu tiên bị Ukraine thu giữ làm chiến lợi phẩm; nhưng khí tài trinh sát này đã được phát hiện sớm nhất vào năm 2015, trong cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine. Nga đã sử dụng khả năng tác chiến điện tử trên quy mô lớn ở miền đông Ukraine trong những năm gần đây và trong các hoạt động khác nhau ở Syria, bao gồm cả việc sử dụng các kỹ thuật gây nhiễu và giả mạo tín hiệu hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ.Các cơ quan tình báo của Mỹ và các nước phương Tây khác, đã theo dõi chặt chẽ sự phát triển của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga và vai trò tiềm tàng của chúng trong các cuộc xung đột trong tương lai. Hệ thống R-381T2M có thể không quan trọng bằng hệ thống tác chiến điện tử di động Krasukha được Nga phát triển mới đây, nhưng nó vẫn có giá trị cao, vì nó cung cấp cho phương Tây về khả năng trinh sát tình báo tín hiệu hiện tại của Nga và những điểm khác biệt so với hệ thống Taran trước đây. Việc nắm được khả năng của Nga, trong việc trinh sát các đường truyền vô tuyến của đối phương trên chiến trường, có thể giúp giải quyết các “lỗ hổng” tiềm ẩn trong các hệ thống thông tin liên lạc hiện tại của phương Tây và cải thiện chúng, do đó có thể làm giảm khả năng của hệ thống và thậm chí cung cấp tín hiệu để đánh lừa hệ thống.Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã tiếp tục cái gọi là chương trình nghiên cứu vũ khí và khí tài từ Liên Xô và các đối thủ của Mỹ (nhất là Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên). Ukraine là nguồn cung cấp các loại vũ khí của Liên Xô nhiều nhất cho phương Tây, kể cả chiến đấu cơ Su-27 và hệ thống phòng không S-300.Gần như chắc chắn rằng, Mỹ cũng đã nhận được một số vũ khí của Nga, bị Ukraine thu giữ trong cuộc chiến đang diễn ra, để đổi lấy việc cung cấp viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ USD cho Ukraine; đồng thời những bí mật quân sự của Nga, sẽ bị người Mỹ nắm được.
Ukraine đã lần đầu tiên xác nhận việc họ bắt giữ một khí tài trong hệ thống trinh sát tín hiệu tình báo (SIGINT) R-381T Taran-M (Taran) của Quân đội Nga, trong một cuộc phản công được tiến hành ở khu vực Kharkov phía đông nước này.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài hơn nửa năm và Quân đội Ukraine đã chiếm được một số lượng lớn hệ thống tác chiến điện tử của Nga, từ các thành phần đóng trong container của các hệ thống trên mặt đất, đến các thùng gây nhiễu điện tử trên máy bay chiến đấu.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, chiếc xe trinh sát điện tử của Nga bị Quân đội Ukraine bắt giữ có tên là R-381T2M; đây là một phương tiện nằm trong hệ thống trinh sát chiến lược R-381TM Taran-M; hệ thống này thường bao gồm nhiều xe, nhưng các xe này cũng có thể hoạt động độc lập.
Hệ thống trinh sát tình báo điện tử R-381TM Taran-M là phiên bản nâng cấp từ hệ thống R-381T Taran, được Liên Xô phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh; hệ thống này được Quân đội Nga mô tả là một "tổ hợp trinh sát tình báo vô tuyến tự động".
Nhiệm vụ của hệ thống R-381T là theo dõi các tín hiệu vô tuyến trong một dải tần số nhất định, nghe trộm thông tin liên lạc, máy phát định vị địa lý và cung cấp cho chỉ huy những thông tin quan trọng về vị trí thực tế của lực lượng đối phương. Hệ thống có thể cung cấp thông tin tình báo cho các lực lượng mặt đất gần đó, không quân và thậm chí cả tàu hải quân.
Chiếc xe R-381T1 Taran-M mới nhất, vừa bị phía Ukraine thu giữ, có mức độ bí mật cao và ít thông tin chi tiết được phía Nga tiết lộ; nhưng chiếc R-381T Taran nguyên bản thì có nhiều thông tin chi tiết hơn.
Theo Tổ chức Tình báo nguồn tin mở Ukraine (OSINT), hệ thống 381T Taran hoàn chỉnh gồm 7 xe. Bốn trong số đó là trạm giám sát vô tuyến R-381T2 hoạt động ở băng tần 30-100 MHz UHF và hai trạm giám sát vô tuyến R-381T1 VHF hoạt động ở tần số 1,5-30 MHz.
Những xe trên, đều có khả năng giám sát thông tin liên lạc vô tuyến hàng không (trong dải tần từ 100- 400Mhz) và liên kết chuyển tiếp vô tuyến (trong dải tần từ 300-1000MHz). Dữ liệu mà những chiếc xe này thu được sau đó được xử lý bởi máy tính trên một chiếc R-381T3.
Hệ thống trinh sát điện tử Taran có thể phát hiện, phân loại và giám sát tất cả các loại hoạt động vô tuyến trong phạm vi 40 km trên mặt đất và 100 km trên không.
Hệ thống trinh sát điện tử Taran ban đầu được các kỹ sư điện tử Xô viết phát triển ở thành phố Kharkov, Ukraine và được đưa vào sử dụng vào giữa những năm 1980. Các hệ thống này dùng xe vận tải bọc thép MT-LB (cũng được phát triển và sản xuất tại Kharkov), một loại khung gầm được sử dụng cho nhiều loại phương tiện, bao gồm cả pháo tự hành của Quân đội Liên Xô.
Vào thời Liên Xô, các hệ thống Taran thường được biên chế cho các tiểu đoàn và các đại đội trinh sát kỹ thuật, để trinh sát thông tin liên lạc của NATO trong bất kỳ cuộc xung đột nào có thể xảy ra trong tương lai.
Hệ thống Taran-M là phiên bản cải tiến và hiện đại hơn do Nga phát triển, khả năng sẽ có phạm vi phát hiện tần số lớn hơn, độ chính xác định vị cao hơn và tốc độ định vị nhanh hơn, ít bị giới hạn bởi độ cong của trái đất, nhưng cự ly trinh sát cũng không được cải thiện.
Nâng cấp mới nhất của Taran-M sẽ được trang bị các thiết bị và phần mềm hiện đại của Nga và có thể sử dụng các linh kiện điện tử có nguồn gốc từ phương Tây, hiện đang được sử dụng trong các vũ khí, khí tài công nghệ cao của Nga, bao gồm cả tên lửa hành trình.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24/2, đây là hệ thống Taran đầu tiên bị Ukraine thu giữ làm chiến lợi phẩm; nhưng khí tài trinh sát này đã được phát hiện sớm nhất vào năm 2015, trong cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine.
Nga đã sử dụng khả năng tác chiến điện tử trên quy mô lớn ở miền đông Ukraine trong những năm gần đây và trong các hoạt động khác nhau ở Syria, bao gồm cả việc sử dụng các kỹ thuật gây nhiễu và giả mạo tín hiệu hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ.
Các cơ quan tình báo của Mỹ và các nước phương Tây khác, đã theo dõi chặt chẽ sự phát triển của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga và vai trò tiềm tàng của chúng trong các cuộc xung đột trong tương lai.
Hệ thống R-381T2M có thể không quan trọng bằng hệ thống tác chiến điện tử di động Krasukha được Nga phát triển mới đây, nhưng nó vẫn có giá trị cao, vì nó cung cấp cho phương Tây về khả năng trinh sát tình báo tín hiệu hiện tại của Nga và những điểm khác biệt so với hệ thống Taran trước đây.
Việc nắm được khả năng của Nga, trong việc trinh sát các đường truyền vô tuyến của đối phương trên chiến trường, có thể giúp giải quyết các “lỗ hổng” tiềm ẩn trong các hệ thống thông tin liên lạc hiện tại của phương Tây và cải thiện chúng, do đó có thể làm giảm khả năng của hệ thống và thậm chí cung cấp tín hiệu để đánh lừa hệ thống.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã tiếp tục cái gọi là chương trình nghiên cứu vũ khí và khí tài từ Liên Xô và các đối thủ của Mỹ (nhất là Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên). Ukraine là nguồn cung cấp các loại vũ khí của Liên Xô nhiều nhất cho phương Tây, kể cả chiến đấu cơ Su-27 và hệ thống phòng không S-300.
Gần như chắc chắn rằng, Mỹ cũng đã nhận được một số vũ khí của Nga, bị Ukraine thu giữ trong cuộc chiến đang diễn ra, để đổi lấy việc cung cấp viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ USD cho Ukraine; đồng thời những bí mật quân sự của Nga, sẽ bị người Mỹ nắm được.