Ý kiến trên được chuyên gia Mark Episkopos - người phụ trách chuyên mục của tạp chí National Interest bày tỏ, ông đã nêu ra 5 đặc điểm chính đáng sợ nhất mà tiêm kích Su-57 của Nga sở hữu.Điều đầu tiên mà tác giả bài báo chỉ ra chính là “đặc tính khí động học tuyệt vời và khả năng siêu cơ động mà tiêm kích Su-57 của Nga sở hữu”.Nhờ trang bị động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy ba chiều, khả năng phát triển tốc độ siêu thanh mà không sử dụng thiết bị đốt cháy sau và phạm vi hoạt động rộng giúp máy bay chiến đấu Nga đạt hiệu quả cao trong các tình huống không chiến khác nhau.Cự ly sử dụng vũ khí là một lợi thế khác của chiến đấu cơ Su-57. Do được thiết kế chủ yếu để chiếm ưu thế trên không, chiến đấu cơ này có trong trang bị một kho tên lửa không đối không mạnh mẽ với tầm bắn ấn tượng.Tuy nhiên máy bay Su-57 còn là tiêm kích đa năng đích thực khi có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất bằng tên lửa và bom dẫn đường.Trong tương lai không xa, chiến đấu cơ này còn hoạt động như một phương tiện mang tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal để tung đòn tấn công tầm xa đáng sợ.Bên cạnh đó, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến của tiêm kích thế hệ năm Su-57 khiến nó trở thành mối đe dọa đối với "các mục tiêu trên không có giá trị cao".Tổ hợp thiết bị điện tử đa dạng giúp việc phát hiện máy bay địch, kể cả phi cơ tàng hình ở khoảng cách xa dễ dàng hơn và cung cấp cho phi công những phương án tấn công hiệu quả nhất.Cuối cùng, máy bay không người lái (UAV) S-70 Okhotnik sẽ giúp tăng cường khả năng chiến đấu của chiếc tiêm kích lên gấp nhiều lần.Như ông Episkopos nhận xét, đây là "người sát cánh trung thành" của máy bay chiến đấu thế hệ năm Su-57, giúp nó thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và truyền dữ liệu. Không chỉ có vậy, Okhotnik cũng có thể độc lập tấn công.Chuyên gia quân sự Mỹ kết luận rằng chi phí của chiếc máy bay là yếu tổ bổ sung cho tất cả những tính năng ưu việt được liệt kê.Theo ông Episkopos, trong những năm tới, Nga có thể giảm đáng kể giá thành của Su-57, điều này giúp tối ưu hóa việc sản xuất hàng loạt loại máy bay này và khiến nó có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Tuy vậy một số chuyên gia khác lại cho rằng đánh giá của ông Episkopos là quá phóng đại tính năng của Su-57, đặc biệt khi chiếc tiêm kích tàng hình này hầu như chưa thể hiện được gì ngoài thực địa.Khả năng cơ động cao của nó bị cho là không cần thiết, khi tiêm kích thế hệ năm đặc trưng bởi mức độ tàng hình nhằm tung đòn tấn công ngoài tầm nhìn chứ không để bị kéo vào không chiến quần vòng cự ly ngắn.Đó là chưa kể đến việc động cơ “chuẩn thế hệ năm” của Su-57 là Izdeliye-30 vẫn chưa hoàn thiện, nó vẫn đang phải bay tạm bằng loại AL-41F1S vốn lắp cho Su-35, nên những đặc tính mà ông Episkopos đưa ra là hoàn toàn thiếu cơ sở.Bên cạnh đó, các loại tên lửa tầm xa của Su-57 cũng chẳng giúp ích được gì nhiều nếu radar của nó không nhận diện được mục tiêu tàng hình từ xa, ngoài ra chiếc S-70 Okhotnik cũng còn lâu mới đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu, thậm chí là không bao giờ.
Ý kiến trên được chuyên gia Mark Episkopos - người phụ trách chuyên mục của tạp chí National Interest bày tỏ, ông đã nêu ra 5 đặc điểm chính đáng sợ nhất mà tiêm kích Su-57 của Nga sở hữu.
Điều đầu tiên mà tác giả bài báo chỉ ra chính là “đặc tính khí động học tuyệt vời và khả năng siêu cơ động mà tiêm kích Su-57 của Nga sở hữu”.
Nhờ trang bị động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy ba chiều, khả năng phát triển tốc độ siêu thanh mà không sử dụng thiết bị đốt cháy sau và phạm vi hoạt động rộng giúp máy bay chiến đấu Nga đạt hiệu quả cao trong các tình huống không chiến khác nhau.
Cự ly sử dụng vũ khí là một lợi thế khác của chiến đấu cơ Su-57. Do được thiết kế chủ yếu để chiếm ưu thế trên không, chiến đấu cơ này có trong trang bị một kho tên lửa không đối không mạnh mẽ với tầm bắn ấn tượng.
Tuy nhiên máy bay Su-57 còn là tiêm kích đa năng đích thực khi có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất bằng tên lửa và bom dẫn đường.
Trong tương lai không xa, chiến đấu cơ này còn hoạt động như một phương tiện mang tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal để tung đòn tấn công tầm xa đáng sợ.
Bên cạnh đó, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến của tiêm kích thế hệ năm Su-57 khiến nó trở thành mối đe dọa đối với "các mục tiêu trên không có giá trị cao".
Tổ hợp thiết bị điện tử đa dạng giúp việc phát hiện máy bay địch, kể cả phi cơ tàng hình ở khoảng cách xa dễ dàng hơn và cung cấp cho phi công những phương án tấn công hiệu quả nhất.
Cuối cùng, máy bay không người lái (UAV) S-70 Okhotnik sẽ giúp tăng cường khả năng chiến đấu của chiếc tiêm kích lên gấp nhiều lần.
Như ông Episkopos nhận xét, đây là "người sát cánh trung thành" của máy bay chiến đấu thế hệ năm Su-57, giúp nó thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và truyền dữ liệu. Không chỉ có vậy, Okhotnik cũng có thể độc lập tấn công.
Chuyên gia quân sự Mỹ kết luận rằng chi phí của chiếc máy bay là yếu tổ bổ sung cho tất cả những tính năng ưu việt được liệt kê.
Theo ông Episkopos, trong những năm tới, Nga có thể giảm đáng kể giá thành của Su-57, điều này giúp tối ưu hóa việc sản xuất hàng loạt loại máy bay này và khiến nó có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tuy vậy một số chuyên gia khác lại cho rằng đánh giá của ông Episkopos là quá phóng đại tính năng của Su-57, đặc biệt khi chiếc tiêm kích tàng hình này hầu như chưa thể hiện được gì ngoài thực địa.
Khả năng cơ động cao của nó bị cho là không cần thiết, khi tiêm kích thế hệ năm đặc trưng bởi mức độ tàng hình nhằm tung đòn tấn công ngoài tầm nhìn chứ không để bị kéo vào không chiến quần vòng cự ly ngắn.
Đó là chưa kể đến việc động cơ “chuẩn thế hệ năm” của Su-57 là Izdeliye-30 vẫn chưa hoàn thiện, nó vẫn đang phải bay tạm bằng loại AL-41F1S vốn lắp cho Su-35, nên những đặc tính mà ông Episkopos đưa ra là hoàn toàn thiếu cơ sở.
Bên cạnh đó, các loại tên lửa tầm xa của Su-57 cũng chẳng giúp ích được gì nhiều nếu radar của nó không nhận diện được mục tiêu tàng hình từ xa, ngoài ra chiếc S-70 Okhotnik cũng còn lâu mới đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu, thậm chí là không bao giờ.