Theo hãng thông tấn TASS đưa tin cho hay, hôm 13/10 một biên đội tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ trên Biển Nhật Bản (JMSDF) vừa cập cảng Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông, Nga. Trước đó biên đội này vừa có chuyến thăm đến cảng Anchorage ở Alaska, Mỹ. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Phát ngôn viên của JMSDF cho biết, theo dự kiến các tàu chiến của JMSDF sẽ đến Vladivostok vào hôm 15/10 nhưng lịch trình chuyến thăm đã được thay đổi để phù hợp hơn với các hoạt động của cả hai bên. Biên đội tàu JMSDF đến Vladivostok lần này gồm tàu khu trục mang tên lửa lớp JS Harusame (DD-102) và tàu huấn luyện JDS Kashima (TV-3508). Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Được biết, Nga là quốc gia cuối cùng mà biên đội tàu JMSDF sau hải trình vòng quanh thế giới, trước đó biên đội tàu này đã đến một số nước Mỹ Latinh, Canada và Mỹ. Thủy đoàn của biên đội tàu này gồm 190 sĩ quan và thủy thủ. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Dự kiến biên đội tàu JMSDF sẽ dừng lại Vladivostok đến ngày 19/10 trước khi trở về nước, cũng vào thời gian này năm ngoái JMSDF cũng cử các tàu chiến đến “giao lưu” với Hạm đội Thái Bình Dương Nga ở Vladivostok. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Bất chấp mối quan hệ Nga và phương Tây có chiều hướng xấu đi trong những năm trở lại gần đây, Tokyo vẫn giữ mối quan hệ hữu hảo với Moscow trên nhiều mặt cho dù họ cũng có các lệnh cấm kinh tế đối với Nga do sức ép từ Mỹ. Tuy nhiên đa phần chỉ mang tính hình thức. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là việc các tàu chiến Nhật Bản thường xuyên đến thăm Nga, thậm chí hải quân hai nước còn tập trận chung trên biển. Dần dần giữa Moscow và Tokyo đã hình thành một mối quan hệ “ngoại giao chiến hạm” chỉ ở các cấp quân sự và ít có sự tiếp xúc về mặt chính trị trực tiếp. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.“Ngoại giao chiến hạm” được xem như là cách Nhật Bản tạo mối liên kết gián tiếp đối với Nga thông qua các hoạt động quân sự chung, từ đó tìm ra các tiếng chung trong các vấn đề quốc tế nhất là tại khu vực Đông Bắc Á. Và ở khu vực này, Tokyo cần tới Moscow hơn là chiều ngược lại bởi từ trước cho tới nay cả hai có rất ít mối liên hệ chính trị. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Bên cạnh đó, cả Nga và Nhật Bản cũng đang tìm cách khai thác tiềm năng từ khu vực Quần đảo Kuril phù hợp với lợi ích của cả hai nước hơn là phức tạp hóa tình hình bằng vũ lực. Ít nhiều họ cũng đã tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này mặc dù vẫn còn nhiều bất đồng chưa thể tháo gỡ. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Và với các chuyến thăm ngoại giao bằng chiến hạm như hôm 13/10 vừa rồi chắc hẳn mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa ngoài phạm vi các cuộc tập trận vô thưởng vô phạt trên biển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tàu khu trục mang tên lửa lớp JS Harusame (DD-102) là một trong 9 tàu khu trục lớp Murasame của JMSDF, nó được đưa vào trang bị từ năm 1997 với cảng nhà là tại Yokosuka. Các tàu khu trục Murasame được thiết kế dành cho tác chiến chống ngầm và cả tác chiến chống hạm cũng như phòng không hạm đội. Nguồn ảnh: YouTube.Tàu khu trục Murasame có lượng giãn nước đầy tải 6.100 tấn, với chiều dài cơ sở 151 mét, bề ngang 5,2 mét và cao tới 17.4 mét. Tàu khu trục này có tốc độ di chuyển tối đa khoảng 30 hải lý/giờ với dự trữ hành trình hơn 30 ngày. Nguồn ảnh: seaforces.org.Hệ thống vũ khí chính trên các tàu Murasame gồm một hải pháo 76mm OTO Melara 3, tên lửa chống hạm Type 90, hai hệ thống đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS, hai ống phóng ngư lôi Type 68 và các hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng VLS mang theo tên lửa chống ngầm RUM-139 và tên lửa phòng không RIM-162. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Theo hãng thông tấn TASS đưa tin cho hay, hôm 13/10 một biên đội tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ trên Biển Nhật Bản (JMSDF) vừa cập cảng Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông, Nga. Trước đó biên đội này vừa có chuyến thăm đến cảng Anchorage ở Alaska, Mỹ. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Phát ngôn viên của JMSDF cho biết, theo dự kiến các tàu chiến của JMSDF sẽ đến Vladivostok vào hôm 15/10 nhưng lịch trình chuyến thăm đã được thay đổi để phù hợp hơn với các hoạt động của cả hai bên. Biên đội tàu JMSDF đến Vladivostok lần này gồm tàu khu trục mang tên lửa lớp JS Harusame (DD-102) và tàu huấn luyện JDS Kashima (TV-3508). Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Được biết, Nga là quốc gia cuối cùng mà biên đội tàu JMSDF sau hải trình vòng quanh thế giới, trước đó biên đội tàu này đã đến một số nước Mỹ Latinh, Canada và Mỹ. Thủy đoàn của biên đội tàu này gồm 190 sĩ quan và thủy thủ. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Dự kiến biên đội tàu JMSDF sẽ dừng lại Vladivostok đến ngày 19/10 trước khi trở về nước, cũng vào thời gian này năm ngoái JMSDF cũng cử các tàu chiến đến “giao lưu” với Hạm đội Thái Bình Dương Nga ở Vladivostok. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Bất chấp mối quan hệ Nga và phương Tây có chiều hướng xấu đi trong những năm trở lại gần đây, Tokyo vẫn giữ mối quan hệ hữu hảo với Moscow trên nhiều mặt cho dù họ cũng có các lệnh cấm kinh tế đối với Nga do sức ép từ Mỹ. Tuy nhiên đa phần chỉ mang tính hình thức. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là việc các tàu chiến Nhật Bản thường xuyên đến thăm Nga, thậm chí hải quân hai nước còn tập trận chung trên biển. Dần dần giữa Moscow và Tokyo đã hình thành một mối quan hệ “ngoại giao chiến hạm” chỉ ở các cấp quân sự và ít có sự tiếp xúc về mặt chính trị trực tiếp. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
“Ngoại giao chiến hạm” được xem như là cách Nhật Bản tạo mối liên kết gián tiếp đối với Nga thông qua các hoạt động quân sự chung, từ đó tìm ra các tiếng chung trong các vấn đề quốc tế nhất là tại khu vực Đông Bắc Á. Và ở khu vực này, Tokyo cần tới Moscow hơn là chiều ngược lại bởi từ trước cho tới nay cả hai có rất ít mối liên hệ chính trị. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Bên cạnh đó, cả Nga và Nhật Bản cũng đang tìm cách khai thác tiềm năng từ khu vực Quần đảo Kuril phù hợp với lợi ích của cả hai nước hơn là phức tạp hóa tình hình bằng vũ lực. Ít nhiều họ cũng đã tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này mặc dù vẫn còn nhiều bất đồng chưa thể tháo gỡ. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Và với các chuyến thăm ngoại giao bằng chiến hạm như hôm 13/10 vừa rồi chắc hẳn mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa ngoài phạm vi các cuộc tập trận vô thưởng vô phạt trên biển. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tàu khu trục mang tên lửa lớp JS Harusame (DD-102) là một trong 9 tàu khu trục lớp Murasame của JMSDF, nó được đưa vào trang bị từ năm 1997 với cảng nhà là tại Yokosuka. Các tàu khu trục Murasame được thiết kế dành cho tác chiến chống ngầm và cả tác chiến chống hạm cũng như phòng không hạm đội. Nguồn ảnh: YouTube.
Tàu khu trục Murasame có lượng giãn nước đầy tải 6.100 tấn, với chiều dài cơ sở 151 mét, bề ngang 5,2 mét và cao tới 17.4 mét. Tàu khu trục này có tốc độ di chuyển tối đa khoảng 30 hải lý/giờ với dự trữ hành trình hơn 30 ngày. Nguồn ảnh: seaforces.org.
Hệ thống vũ khí chính trên các tàu Murasame gồm một hải pháo 76mm OTO Melara 3, tên lửa chống hạm Type 90, hai hệ thống đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS, hai ống phóng ngư lôi Type 68 và các hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng VLS mang theo tên lửa chống ngầm RUM-139 và tên lửa phòng không RIM-162. Nguồn ảnh: Wikimedia.