Hãng thông tấn Sputnik News dẫn nguồn phương tiện truyền thông Nhật bản cho hay, trong tháng 7, tàu chiến lớn nhất Nhật Bản - chiếc JS Izumo (DDH-183) sẽ tham gia các cuộc tập trận chung trên biển Ấn Độ Dương với tàu chiến Mỹ, Ấn Độ. Ngoài ra, Izumo sẽ dừng chân và có các hoạt động tại Sri Lanka, Philippines, Singapore và Indonesia, trước khi trở lại Nhật Bản vào tháng 8. Nguồn ảnh: ReutersMột nguồn tin giấu tên cho hay về quyết định đặc biệt này rằng: "Mục đích của cuộc hành trình này là nhằm kiểm tra khả năng của Izumo bằng cách gửi nó đi thực hiện sứ mệnh lớn...Nó sẽ huấn luyện với Hải quân Mỹ ở Biển Đông". Nguồn ảnh: WikipediaĐộng thái này được coi là chương trình hoạt động lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Và sự kiện này cũng là cuộc hành trình lớn nhất kể từ khi siêu hạm JS Izumo được biên chế cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). Nguồn ảnh: WikipediaTàu khu trục chở trực thăng JS Izumo (DDH-183) là chiếc tàu chiến lớn nhất do Nhật Bản chế tạo kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Khi hạ thủy nó vào tháng 8/2013, truyền thông thế giới đã đặc biệt dành sự quan tâm cho JS Izumo khi nó có hình dáng giống tàu sân bay hạng nhẹ - hạng trung, tuy nhiên Nhật Bản thì đơn thuần xếp nó là tàu khu trục chở trực thăng - phân loại kỳ lạ của Nhật Bản. Nguồn ảnh: WikipediaNhật Bản dự định chế tạo 2 chiếc lớp tàu Izumo với tổng giá trị mỗi chiếc lên tới 1,2 tỷ USD. Chiếc thứ 2 mang tên Kaga (DDH-184) đã được hạ thủy vào ngày 27/8/2015, dự kiến sẽ biên chế cho JMSDF trong tháng 3 này. Nguồn ảnh: WikipediaIzumo được thiết kế với sân bay lớn trên boong tàu, tuy nhiên không hỗ trợ các máy bay chiến đấu cánh bằng như F-35 hay AV-8B. Một số chuyên gia từng đồn đại rằng, Nhật Bản có khả năng cải tiến Izumo lắp máy phóng hoặc boong phóng nhảy cầu hỗ trợ máy bay tiêm kích tàng hình F-35. Tuy nhiên, thực tế đến nay Izumo vẫn nguyên trạng, chỉ hỗ trợ cho trực thăng săn ngầm hoặc trực thăng vận tải. Nguồn ảnh: WikipediaCận cảnh hệ thống thang máy khổng lồ đưa các trực thăng lên xuống sân bay - khoang chứa. Người ta ước tính, với lượng giãn nước tới 27.000 tấn, JS Izumo có thể chở đến 28 trực thăng hạng trung hoặc 14 trực thăng cỡ lớn. Nguồn ảnh: WikipediaTuy nhiên, hiện JS Izumo đưa vào phục vụ với cấu hình máy bay gồm: 7 trực thăng săn ngầm SH-60J và 2 trực thăng cứu hộ cứu nạn. Trang bị này phù hợp đúng chức năng của Izumo mà Nhật Bản tuyên bố là phục vụ chiến dịch chống ngầm quy mô lớn trên biển. Nguồn ảnh: SinaCon tàu được trang bị hầu hết các hệ thống cảm biến, tác chiến do Nhật Bản chế tạo gồm: Hệ thống chỉ thị tác chiến OYQ-12; hệ thống kiểm soát hỏa lực FCS-3; hệ thống radar mạng pha OPS-50; hệ thống radar giám sát mặt nước OPS-28 và sonar OQQ-23.... Nguồn ảnh: WikipediaHỏa lực bảo vệ chủ yếu là các hệ thống phòng không tầm thấp, phản ứng nhanh gồm 2 tháp pháo tổ hợp tên lửa đối không tầm thấp SeaRAM có tầm bắn 9km, chuyên dùng để đánh trả tên lửa chống hạm tốc độ cao. Nguồn ảnh: WikipediaĐến 3 tháp pháo tổ hợp pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS trang bị khẩu pháo 6 nòng 20mm cho tốc độ bắn đến 4.000-5.000 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 2,5km. Nguồn ảnh: WikipediaJS Izumo có lượng giãn nước tiêu chuẩn 19.500 tấn, toàn tải đến 27.000 tấn, dài 248m, rộng 38m, mớn nước 7,5m. Con tàu trang bị hệ thống động cơ tuabin khí LM2500IEC cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hãng thông tấn Sputnik News dẫn nguồn phương tiện truyền thông Nhật bản cho hay, trong tháng 7, tàu chiến lớn nhất Nhật Bản - chiếc JS Izumo (DDH-183) sẽ tham gia các cuộc tập trận chung trên biển Ấn Độ Dương với tàu chiến Mỹ, Ấn Độ. Ngoài ra, Izumo sẽ dừng chân và có các hoạt động tại Sri Lanka, Philippines, Singapore và Indonesia, trước khi trở lại Nhật Bản vào tháng 8. Nguồn ảnh: Reuters
Một nguồn tin giấu tên cho hay về quyết định đặc biệt này rằng: "Mục đích của cuộc hành trình này là nhằm kiểm tra khả năng của Izumo bằng cách gửi nó đi thực hiện sứ mệnh lớn...Nó sẽ huấn luyện với Hải quân Mỹ ở Biển Đông". Nguồn ảnh: Wikipedia
Động thái này được coi là chương trình hoạt động lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Và sự kiện này cũng là cuộc hành trình lớn nhất kể từ khi siêu hạm JS Izumo được biên chế cho Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF). Nguồn ảnh: Wikipedia
Tàu khu trục chở trực thăng JS Izumo (DDH-183) là chiếc tàu chiến lớn nhất do Nhật Bản chế tạo kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Khi hạ thủy nó vào tháng 8/2013, truyền thông thế giới đã đặc biệt dành sự quan tâm cho JS Izumo khi nó có hình dáng giống tàu sân bay hạng nhẹ - hạng trung, tuy nhiên Nhật Bản thì đơn thuần xếp nó là tàu khu trục chở trực thăng - phân loại kỳ lạ của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhật Bản dự định chế tạo 2 chiếc lớp tàu Izumo với tổng giá trị mỗi chiếc lên tới 1,2 tỷ USD. Chiếc thứ 2 mang tên Kaga (DDH-184) đã được hạ thủy vào ngày 27/8/2015, dự kiến sẽ biên chế cho JMSDF trong tháng 3 này. Nguồn ảnh: Wikipedia
Izumo được thiết kế với sân bay lớn trên boong tàu, tuy nhiên không hỗ trợ các máy bay chiến đấu cánh bằng như F-35 hay AV-8B. Một số chuyên gia từng đồn đại rằng, Nhật Bản có khả năng cải tiến Izumo lắp máy phóng hoặc boong phóng nhảy cầu hỗ trợ máy bay tiêm kích tàng hình F-35. Tuy nhiên, thực tế đến nay Izumo vẫn nguyên trạng, chỉ hỗ trợ cho trực thăng săn ngầm hoặc trực thăng vận tải. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cận cảnh hệ thống thang máy khổng lồ đưa các trực thăng lên xuống sân bay - khoang chứa. Người ta ước tính, với lượng giãn nước tới 27.000 tấn, JS Izumo có thể chở đến 28 trực thăng hạng trung hoặc 14 trực thăng cỡ lớn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, hiện JS Izumo đưa vào phục vụ với cấu hình máy bay gồm: 7 trực thăng săn ngầm SH-60J và 2 trực thăng cứu hộ cứu nạn. Trang bị này phù hợp đúng chức năng của Izumo mà Nhật Bản tuyên bố là phục vụ chiến dịch chống ngầm quy mô lớn trên biển. Nguồn ảnh: Sina
Con tàu được trang bị hầu hết các hệ thống cảm biến, tác chiến do Nhật Bản chế tạo gồm: Hệ thống chỉ thị tác chiến OYQ-12; hệ thống kiểm soát hỏa lực FCS-3; hệ thống radar mạng pha OPS-50; hệ thống radar giám sát mặt nước OPS-28 và sonar OQQ-23.... Nguồn ảnh: Wikipedia
Hỏa lực bảo vệ chủ yếu là các hệ thống phòng không tầm thấp, phản ứng nhanh gồm 2 tháp pháo tổ hợp tên lửa đối không tầm thấp SeaRAM có tầm bắn 9km, chuyên dùng để đánh trả tên lửa chống hạm tốc độ cao. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đến 3 tháp pháo tổ hợp pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS trang bị khẩu pháo 6 nòng 20mm cho tốc độ bắn đến 4.000-5.000 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 2,5km. Nguồn ảnh: Wikipedia
JS Izumo có lượng giãn nước tiêu chuẩn 19.500 tấn, toàn tải đến 27.000 tấn, dài 248m, rộng 38m, mớn nước 7,5m. Con tàu trang bị hệ thống động cơ tuabin khí LM2500IEC cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h. Nguồn ảnh: Wikipedia