Tàu phá băng sử dụng động cơ nguyên tử đầu tiên trên thế giới được Liên Xô hạ thủy từ năm 1957, con tàu này mang tên lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Liên Xô - Lenin. Nguồn ảnh: Tass.Tàu phá băng Lenin chính thức đi vào hoạt động từ năm 1959. Nhiệm vụ của tàu Lenin là vận chuyển hàng hóa từ Liên Xô tới vùng cực bắc, nơi có các nhà khoa học và các trạm nghiên cứu của Liên Xô. Nguồn ảnh: Tass.Tới năm 1989, tàu phá băng Lenin chính thức ngừng hoạt động. Con tàu này hiện được trưng bày làm bảo tàng như một cách tôn vinh thành tựu vĩ đại của Liên Xô trong cuộc đua lên Bắc Cực. Ảnh: Khoang điều khiển của tàu Lênin. Nguồn ảnh: Tass.Sau khi Lenin được hạ thủy và đưa vào sử dụng, phía Liên Xô đã đóng một loạt các tàu phá nguyên tử khác. Liên Xô trước đây và Nga ngày nay là quốc gia duy nhất trên thế giới nắm trong tay một hạm đội tàu phá băng nguyên tử. Ảnh: Phòng tiệc bên trong tàu phá băng Lenin. Nguồn ảnh: Tass.Hạm đội này bao gồm 4 tàu phá băng nguyên tử và 4 tàu dịch vụ hậu cần. Trong ảnh: Tàu phá băng nguyên tử Taimyr và trực thưang Mi-2 trên Cực Bắc. Nguồn ảnh: Tass.Đội tàu phá băng nguyên tử này được vận hành bởi Rosatomflot, một công ty con của Rosatom-tập đoàn năng lượng nguyên tử lớn nhất nước Nga hiện nay. Ảnh: Tàu phá băng nguyên tử Vaigach (phía gần) và tàu hậu cần Vilyuysk (phía xa). Nguồn ảnh: Tass.Ngày nay, nhiệm vụ của các tàu phá băng nguyên tử là "thông" tuyến hàng hải nối liền Thái Bình Dương qua Đại Tây Dương qua Bắc Cực và tới Vịnh Phần Lan, giúp các tàu vận tải của Nga và các nước phương tây có thể di chuyển xuyên châu lục một cách dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: Tass.Ngoài ra, các tàu phá băng nguyên tử của Nga ngày nay còn phục vụ cả mục đích du lịch. Nổi bật nhất là tàu Yamal, được hạ thủy từ năm 1992 hiện nay thường xuyên làm nhiệm vụ chở khách du lịch tới du ngoạn Bắc Cực. Nguồn ảnh: Tass.Tàu phá băng nguyên tử Yamal của Nga là loại tàu rất đặc biệt, nó không thể chạy tới các vùng biển có nhiệt độ thông thường mà chỉ hoạt động được ở những vùng biển có nhiệt độ thấp vì con tàu này dùng nước lạnh ngoài biển để làm mát lò phản ứng hạt nhân của mình. Nguồn ảnh: Tass.Yamal có thể mang theo tối đa một trực thăng và khoảng 50 hành khách cùng một vài xuồng cỡ nhỏ. Trên tàu có đầy đủ phòng ăn, thư viện, phòng khách, phòng hòa nhạc, thậm chí còn có cả bể bơi trong nhà và phòng Gym. Tàu phá băng nguyên tử Yamal dường như đã được cải biên thành tàu du lịch chuyên phục vụ khách hàng "đại gia". Nguồn ảnh: Tass.Tàu phá băng lớn nhất của Nga ngày nay và cũng là tàu phá băng lớn nhất thế giới có tên 50 Let Pobedy (tạm dịch: 50 năm chiến thắng). Nguồn ảnh: Tass.Năm 2016, danh hiệu tàu phá băng lớn nhất thế giới của 50 Let Pobedy đã bị tàu LK-60Ya "soán ngôi". Tuy nhiên tàu LK-60Ya mới chỉ được hạ thủy chứ chưa chính thức nhập biên chế nên về mặt lý thuyết, 50 Let Pobedy vẫn là tàu phá băng lớn nhất thế giới trong khoảng 1 tới 2 năm nữa. Nguồn ảnh: Tass.
Tàu phá băng sử dụng động cơ nguyên tử đầu tiên trên thế giới được Liên Xô hạ thủy từ năm 1957, con tàu này mang tên lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Liên Xô - Lenin. Nguồn ảnh: Tass.
Tàu phá băng Lenin chính thức đi vào hoạt động từ năm 1959. Nhiệm vụ của tàu Lenin là vận chuyển hàng hóa từ Liên Xô tới vùng cực bắc, nơi có các nhà khoa học và các trạm nghiên cứu của Liên Xô. Nguồn ảnh: Tass.
Tới năm 1989, tàu phá băng Lenin chính thức ngừng hoạt động. Con tàu này hiện được trưng bày làm bảo tàng như một cách tôn vinh thành tựu vĩ đại của Liên Xô trong cuộc đua lên Bắc Cực. Ảnh: Khoang điều khiển của tàu Lênin. Nguồn ảnh: Tass.
Sau khi Lenin được hạ thủy và đưa vào sử dụng, phía Liên Xô đã đóng một loạt các tàu phá nguyên tử khác. Liên Xô trước đây và Nga ngày nay là quốc gia duy nhất trên thế giới nắm trong tay một hạm đội tàu phá băng nguyên tử. Ảnh: Phòng tiệc bên trong tàu phá băng Lenin. Nguồn ảnh: Tass.
Hạm đội này bao gồm 4 tàu phá băng nguyên tử và 4 tàu dịch vụ hậu cần. Trong ảnh: Tàu phá băng nguyên tử Taimyr và trực thưang Mi-2 trên Cực Bắc. Nguồn ảnh: Tass.
Đội tàu phá băng nguyên tử này được vận hành bởi Rosatomflot, một công ty con của Rosatom-tập đoàn năng lượng nguyên tử lớn nhất nước Nga hiện nay. Ảnh: Tàu phá băng nguyên tử Vaigach (phía gần) và tàu hậu cần Vilyuysk (phía xa). Nguồn ảnh: Tass.
Ngày nay, nhiệm vụ của các tàu phá băng nguyên tử là "thông" tuyến hàng hải nối liền Thái Bình Dương qua Đại Tây Dương qua Bắc Cực và tới Vịnh Phần Lan, giúp các tàu vận tải của Nga và các nước phương tây có thể di chuyển xuyên châu lục một cách dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: Tass.
Ngoài ra, các tàu phá băng nguyên tử của Nga ngày nay còn phục vụ cả mục đích du lịch. Nổi bật nhất là tàu Yamal, được hạ thủy từ năm 1992 hiện nay thường xuyên làm nhiệm vụ chở khách du lịch tới du ngoạn Bắc Cực. Nguồn ảnh: Tass.
Tàu phá băng nguyên tử Yamal của Nga là loại tàu rất đặc biệt, nó không thể chạy tới các vùng biển có nhiệt độ thông thường mà chỉ hoạt động được ở những vùng biển có nhiệt độ thấp vì con tàu này dùng nước lạnh ngoài biển để làm mát lò phản ứng hạt nhân của mình. Nguồn ảnh: Tass.
Yamal có thể mang theo tối đa một trực thăng và khoảng 50 hành khách cùng một vài xuồng cỡ nhỏ. Trên tàu có đầy đủ phòng ăn, thư viện, phòng khách, phòng hòa nhạc, thậm chí còn có cả bể bơi trong nhà và phòng Gym. Tàu phá băng nguyên tử Yamal dường như đã được cải biên thành tàu du lịch chuyên phục vụ khách hàng "đại gia". Nguồn ảnh: Tass.
Tàu phá băng lớn nhất của Nga ngày nay và cũng là tàu phá băng lớn nhất thế giới có tên 50 Let Pobedy (tạm dịch: 50 năm chiến thắng). Nguồn ảnh: Tass.
Năm 2016, danh hiệu tàu phá băng lớn nhất thế giới của 50 Let Pobedy đã bị tàu LK-60Ya "soán ngôi". Tuy nhiên tàu LK-60Ya mới chỉ được hạ thủy chứ chưa chính thức nhập biên chế nên về mặt lý thuyết, 50 Let Pobedy vẫn là tàu phá băng lớn nhất thế giới trong khoảng 1 tới 2 năm nữa. Nguồn ảnh: Tass.