Sau vụ sát hại nhà vật lý hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh bởi "những kẻ khủng bố chưa rõ danh tính" tại thành phố Damovend gần Tehran, chính quyền Iran đã nghi ngờ các cơ quan đặc nhiệm của Israel và Mỹ liên quan đến vụ việc.Điều này dẫn đến việc tình hình căng thẳng trong khu vực bắt đầu leo thang. Cố vấn lãnh đạo tối cao Iran - ông Hossein Dehgan đã cho biết Tehran có quyền trả đũa.Tại Iran, vụ việc gây tiếng vang này được so sánh với sự kiện máy bay không người lái Mỹ ám sát Tướng Qasem Soleimani - chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) ở Iraq vào tháng 1/2020.IRGC sau đó đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa trả đũa nhằm vào một cơ sở quân sự của Mỹ ở Iraq, tuy nhiên vụ oanh kích được báo trước tới 2 giờ đồng hồ đã không gây ra thiệt hại nào đáng kể cho binh sĩ Mỹ.Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó đang bận rộn chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Trong bài phát biểu của mình ở Florida với các nhà tài trợ, ông ta đã tiết lộ các chi tiết của vụ ám sát, khẳng định rằng Tướng Soleimani "là kẻ thù của Mỹ".Nhưng lần này mọi thứ phức tạp hơn, cuộc bầu cử tại Mỹ đã kết thúc và trong những ngày cầm quyền cuối cùng của Tổng thống Donald Trump, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.Lầu Năm Góc tin tưởng rằng Iran chắc chắn sẽ không bỏ qua vụ việc mới nhất và để tình hình đi vào ngõ cụt. Do đó hải quân Mỹ đã cử nhóm tác chiến lớn đến Vịnh Ba Tư, dẫn đầu là tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz (CVN-68), hạ thủy vào năm 1972.Mặc dù Lầu Năm Góc khẳng định kế hoạch triển khai hàng không mẫu hạm đã có từ trước khi nhà khoa học hạt nhân Iran bị sát hại, nhưng việc tàu sân bay Mỹ có mặt tại điểm nóng lúc vào này rõ ràng nhằm gửi một tín hiệu cảnh báo cho Tehran.Ngoài ra một máy bay tuần tra chống ngầm P-8 Poseidon của hải quân Mỹ đã được nhìn thấy trên bầu trời Vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz, nơi đang tiến hành trinh sát để phát hiện tàu ngầm Iran. Người Mỹ đã sử dụng không phận các đồng minh của họ là UAE và Saudi Arabia.Cùng lúc đó, một chiến đấu cơ F-16 và máy bay tiếp dầu Boeing KC-135 Stratotanker của không quân Mỹ bắt đầu thực hành cuộc tấn công Iran trên vùng biển trung lập của Vịnh Ba Tư. Đây là đơn vị đóng tại Saudi Arabia và hoạt động của họ giống như đe dọa Tehran.Trong diễn biến liên quan, cựu lãnh đạo Cục tình báo quân sự của lực lượng phòng vệ Israel (IDF), ông Amos Yadlin đã nói một cách cởi mở hơn về vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran vào ngày 27/11/2020."Động thái như vậy có thể dẫn đến phản ứng dữ dội từ Iran, tạo cớ cần thiết cho hành động quân sự của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump".Bên cạnh đó, cần nhắc tới việc quân đội Israel đã được báo động về khả năng Mỹ sẽ tiến hành tấn công Iran trong thời gian sắp tới, nhất là khi nhiều máy bay ném bom chiến lược B-52 cũng được điều tới điểm nóng.Theo các chuyên gia, nếu xảy ra trường hợp Mỹ tấn công Iran thì gần như chắc chắn hai đồng minh thân thiết của họ tại Trung Đông là Israel và Saudi Arabia sẽ hỗ trợ, bởi cả Tel Aviv lẫn Riyadh đều coi Tehran là mối đe dọa.
Sau vụ sát hại nhà vật lý hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh bởi "những kẻ khủng bố chưa rõ danh tính" tại thành phố Damovend gần Tehran, chính quyền Iran đã nghi ngờ các cơ quan đặc nhiệm của Israel và Mỹ liên quan đến vụ việc.
Điều này dẫn đến việc tình hình căng thẳng trong khu vực bắt đầu leo thang. Cố vấn lãnh đạo tối cao Iran - ông Hossein Dehgan đã cho biết Tehran có quyền trả đũa.
Tại Iran, vụ việc gây tiếng vang này được so sánh với sự kiện máy bay không người lái Mỹ ám sát Tướng Qasem Soleimani - chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) ở Iraq vào tháng 1/2020.
IRGC sau đó đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa trả đũa nhằm vào một cơ sở quân sự của Mỹ ở Iraq, tuy nhiên vụ oanh kích được báo trước tới 2 giờ đồng hồ đã không gây ra thiệt hại nào đáng kể cho binh sĩ Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó đang bận rộn chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Trong bài phát biểu của mình ở Florida với các nhà tài trợ, ông ta đã tiết lộ các chi tiết của vụ ám sát, khẳng định rằng Tướng Soleimani "là kẻ thù của Mỹ".
Nhưng lần này mọi thứ phức tạp hơn, cuộc bầu cử tại Mỹ đã kết thúc và trong những ngày cầm quyền cuối cùng của Tổng thống Donald Trump, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Lầu Năm Góc tin tưởng rằng Iran chắc chắn sẽ không bỏ qua vụ việc mới nhất và để tình hình đi vào ngõ cụt. Do đó hải quân Mỹ đã cử nhóm tác chiến lớn đến Vịnh Ba Tư, dẫn đầu là tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz (CVN-68), hạ thủy vào năm 1972.
Mặc dù Lầu Năm Góc khẳng định kế hoạch triển khai hàng không mẫu hạm đã có từ trước khi nhà khoa học hạt nhân Iran bị sát hại, nhưng việc tàu sân bay Mỹ có mặt tại điểm nóng lúc vào này rõ ràng nhằm gửi một tín hiệu cảnh báo cho Tehran.
Ngoài ra một máy bay tuần tra chống ngầm P-8 Poseidon của hải quân Mỹ đã được nhìn thấy trên bầu trời Vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz, nơi đang tiến hành trinh sát để phát hiện tàu ngầm Iran. Người Mỹ đã sử dụng không phận các đồng minh của họ là UAE và Saudi Arabia.
Cùng lúc đó, một chiến đấu cơ F-16 và máy bay tiếp dầu Boeing KC-135 Stratotanker của không quân Mỹ bắt đầu thực hành cuộc tấn công Iran trên vùng biển trung lập của Vịnh Ba Tư. Đây là đơn vị đóng tại Saudi Arabia và hoạt động của họ giống như đe dọa Tehran.
Trong diễn biến liên quan, cựu lãnh đạo Cục tình báo quân sự của lực lượng phòng vệ Israel (IDF), ông Amos Yadlin đã nói một cách cởi mở hơn về vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran vào ngày 27/11/2020.
"Động thái như vậy có thể dẫn đến phản ứng dữ dội từ Iran, tạo cớ cần thiết cho hành động quân sự của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump".
Bên cạnh đó, cần nhắc tới việc quân đội Israel đã được báo động về khả năng Mỹ sẽ tiến hành tấn công Iran trong thời gian sắp tới, nhất là khi nhiều máy bay ném bom chiến lược B-52 cũng được điều tới điểm nóng.
Theo các chuyên gia, nếu xảy ra trường hợp Mỹ tấn công Iran thì gần như chắc chắn hai đồng minh thân thiết của họ tại Trung Đông là Israel và Saudi Arabia sẽ hỗ trợ, bởi cả Tel Aviv lẫn Riyadh đều coi Tehran là mối đe dọa.